Đọc trong Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Canada 2011

[MINH HUỆ 02-06-2011]

Kính chào Sư phụ tôn kính!
Xin chào các bạn đồng tu!

Con đường tu luyện của tôi

Tôi là một học viên Toronto, tôi là người gốc Albany.

Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp vào mùa xuân năm 2002, một vài tháng sau khi tôi tới Canada cùng gia đình. Tôi đã cảm nhận được sự tốt đẹp của Đại Pháp và lòng từ bi vô hạn của Sư phụ Lý trong suốt những năm tu luyện của tôi. Mặc dù chồng tôi không phải là người tu luyện nhưng trong suốt những năm đó anh ấy đã thay đổi nhiều. Lúc đầu, anh ấy phản đối việc tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đặc biệt là khi tôi ra ngoài giảng chân tướng, tham gia vào các hoạt động Đại Pháp, hay tới các Pháp hội. Chúng tôi đã từng có những tranh luận nảy lửa. Tuy nhiên, khi tôi càng học Pháp nhiều, tâm tính của tôi càng nâng cao, và môi trường xung quanh cũng như gia đình tôi cũng có những biến chuyển lớn hơn.

Lúc đó, con gái tôi mới 5 tuổi, và nó có thể đi theo tôi đến bất cứ nơi đâu trong quá trình tôi giảng chân tướng cho mọi người. Một ngày chúng tôi cùng quyết định tới khu phố Tàu để phát tờ rơi. Mặc dù trời lạnh, con gái tôi đã cùng với tôi phát tờ rơi trên phố. Nhiều người Trung Quốc đã rất cảm động và lấy tờ rơi từ nó thay vì lấy của tôi. Nó đã có thể tham gia những cuộc diễu hành, cầm biểu ngữ hay đi từ đầu đến cuối lộ trình diễu hành. Khi tôi sinh đứa thứ hai, mọi việc bắt đầu thay đổi. Giờ nó đã gần như là một thiếu nữ, 13 tuổi. Nó thích nói chuyện với bạn qua điện thoại khi có thời gian rỗi, chat trên Internet hay nhắn tin, và đọc những cuốn sách dành cho tuổi thiếu niên hơn là lắng nghe khi tôi cố gắng nói chuyện với nó. Trước khi đi ngủ, khi tôi nói tôi sẽ đọc Chuyển Pháp Luân cho nó nghe, nó thường nói rằng nó mệt và chỉ muốn đi ngủ. Tôi tự nhủ, thời gian trôi qua thật nhanh. Làm sao tôi có thể hủy bỏ những gì đã được làm?

Tôi bắt đầu nhìn vào trong và ngộ ra rằng trước tiên, tôi đã không tu luyện tinh tấn, và thứ hai, tôi đã không cân bằng giữa tu luyện và quan hệ với gia đình.

Đọc “Giảng Pháp tại Manhattan” năm 2006, đoạn văn sau đã thu hút sự chú ý của tôi:

“Còn có một vấn đề; chư vị là tu luyện trong xã hội người thường; vấn đề đối diện với người nhà vốn không tu luyện, vẫn luôn xử lý không tốt. Tất nhiên, vẫn là câu nói ấy, ‘băng dày ba thước không bởi lạnh một ngày’; ngay từ đầu không xử lý tốt thì oán giận tích lại quá thâm sâu, dần dần về sau tạo thành một loại gián cách, dường như hoàn toàn không xử lý nổi. Vấn đề này sẽ gây khó khăn cho đệ tử Đại Pháp trong chứng thực Pháp. Phàm là xuất hiện vấn đề này, thì cái sai là ở đệ tử Đại Pháp, là vì ngay từ đầu xử lý không tốt nên mới khiến nó biến thành như thế. Kỳ thực rất nhiều sự việc chư vị có thể hợp tác được tốt, an bài nếu mà tốt, thì sẽ không gây trì hoãn [khi] làm các việc Đại Pháp. Chính là vì bản thân làm chưa có tốt, sơ sót xem thường điểm này.”

Tôi nhận ra rằng đây chính là câu trả lời. Vào năm 2006, Sư phụ đã giảng rõ. Tôi đã đọc đoạn văn đó của Sư phụ chưa? Rồi! Rất nhiều lần rồi. Nhưng tôi đã không chú ý cho đến tận bây giờ. Tôi đã bỏ lỡ bước đầu tiên trong việc giảng rõ sự thật cho những thành viên trong gia đình. Khi giảng sự thật cho con gái hay chồng tôi, tôi chưa bao giờ coi họ như những chúng sinh cần được cứu, mà thay vào đó coi họ như là tài sản của riêng tôi và họ phải nghe điều tôi nói. Bởi vì tôi đã rất may mắn được học Đại Pháp của vũ trụ, tôi muốn mọi người trong gia đình cũng được như thế. Về một mặt nào đó, tôi đang truy cầu nó. Truy cầu không phải là chấp trước duy nhất nổi lên vào lúc đó, mà còn có chấp trước sợ hãi, ích kỷ, danh, và tình. Trong số đó sợ hãi là điều đã gây nên chướng ngại lớn trong con đường tu luyện của tôi và trong việc chứng thực Pháp trong gia đình tôi. Là người không tu luyện, chồng tôi tính tình rất nóng nảy.

Đối với người tu luyện, mọi việc xảy ra đều không phải ngẫu nhiên. Do đó, những xung đột giữa chúng tôi khi tôi bắt đầu tu luyện lớn dần lên. Có những lần anh ấy mất lý trí và xử sự thiếu suy nghĩ, đập phá đồ đạc như bàn uống nước, đĩa, cốc trước mặt con gái của tôi, hay khóa trái cửa không cho tôi vào sau khi tôi đi học Pháp nhóm về, hay ăn nói thiếu tôn trọng trước mặt bạn bè của anh ấy. Tôi đã chịu đựng trước hành xử của anh ấy, nhưng vẫn có những oán giận trong lòng, chứ không phải sự chịu đựng của một người tu luyện. Từ nhận thức của tôi ở tầng thứ ấy, tôi biết một điều – anh ấy đang khảo nghiệm quyết tâm của tôi đối với Đại Pháp và đồng thời giúp tôi tiêu trừ nghiệp lực. Nhận thức về Pháp của tôi mới chỉ ở giai đoạn đầu bởi vì tuy luyện cá nhân của tôi có liên quan đến tiến trình Chính Pháp. Tuy vậy, tôi đã cho anh ấy thấy niềm tin của tôi vào Sư phụ và Đại Pháp. Và sau đó, anh ấy chuyển sang nói rằng tôi có thể làm việc gì tôi muốn nhưng không được để con gái của chúng tôi dính vào tu luyện.

Phần lớn là tín tâm của tôi chỉ được biểu hiện bằng lời nói chứ không phải bằng hành động. Chấp trước sợ hãi vẫn ở trong tôi và tôi lo lắng gia đình, bạn bè, và hàng xóm sẽ nghĩ về chúng ta như thế nào khi họ nghe thấy anh ấy la hét và cãi vã với tôi. Trong mắt họ chúng tôi là một gia đình tốt và hạnh phúc. Do đó để tránh xung đột và để giữ thể diện, tôi thường im lặng và thường thuận theo những yêu cầu của anh ấy.

Tôi thường đọc Pháp rất nhỏ cho con gái tôi nghe để anh ấy không nghe thấy từ phòng bên cạnh; tôi thường mở các bài giảng bằng máy chơi nhạc mp3 chứ không phải bằng máy chơi đĩa; tôi có thể ra ngoài giảng chân tướng và không cho anh ấy biết tôi sẽ đi đâu. Tôi tự nhủ, chỉ cần anh ấy tu luyện thì tôi sẽ không phải trải qua những khó khăn này và quá trình tu luyện của tôi sẽ suôn sẻ hơn. Nhận thức của tôi là hoàn toàn sai. Tôi đã không theo những nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi đã không coi anh ấy là một chúng sinh cần được cứu, tôi thậm chí không có từ bi đối với anh ấy. Tất cả là do tôi, và sự ích kỷ của tôi. Hành xử như thế đã hướng tôi theo sự an bài của cựu thế lực, không phải con đường an bài của Sư phụ. Đôi khi tôi phát chính niệm cho anh ấy trước khi nói về Đại Pháp để đầu óc anh không bị can nhiễu bởi những nhân tố tà ác. Có những lần điều đó cũng hiệu nghiệm. Tâm tính của chúng ta ở tầng thứ nào, chính niệm của chúng ta cũng mạnh ở mức như thế.

Chỉ sau khi tôi ở trong Pháp mà nhận thức Pháp tôi mới có thể đột phá trong tu luyện, xả bỏ những chấp trước này và tiến bước một cách đàng hoàng. Sư phụ giảng:

“Chỉ cần chư vị học, thì vấn đề gì cũng có thể giải quyết; chỉ cần chư vị tu, chỉ cần chư vị có thể trong Pháp mà nhận thức Pháp, thì không gì là không thể.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Florida, Hoa Kỳ,” năm 2002)

Nhiều năm trôi qua và khi tôi càng thay đổi thì mọi việc xung quanh cũng thay đổi, đặc biệt là chồng tôi. Anh bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân (tiếng Albany), và tham gia vào hoạt động của chúng tôi ở Quảng trường Dundas cùng với đám trẻ nhỏ. Anh ấy rất ấn tượng bởi triển lãm tranh Sự dũng cảm kiên cường. Anh ấy cũng tới xem biểu diễn Thần Vận cùng với một cặp đôi là bạn của gia đình tôi .

Tổng thể con đường tu luyện của tôi là khá chậm, với nhiều thăng trầm. Bất cứ khi nào tôi lười biếng, can nhiễu sẽ chắc chắn xuất hiện. Xung đột lại nổi lên, và các con tôi bắt đầu trở nên hư đốn, học kém hoặc hay bị ốm. Ở tầng khác nhau, xuất hiện những trạng thái khác nhau – đôi khi tốt và đôi khi xấu. Chỉ trong mùa đông năm nay con gái tôi tháng nào cũng ốm và phải nghỉ học 3 đến 4 ngày một tháng. Mặt khác con trai tôi bị thương ở đầu hai lần trong vòng 10 ngày, một lần đằng sau gáy và một lần ở trán, và phải khâu 5 mũi.

Một hôm con gái tôi nói là nó có những giấc mơ đáng sợ và cả đêm không ngủ được. Nó bị hoảng sợ. Trong giấc mơ có nhiều loại sinh vật ma quỷ đuổi nó. Nó hỏi tôi “Mẹ giải thích như thế nào về điều ấy?” Tôi nói với nó rằng tôi cũng gặp những giấc mơ như vậy vài năm trước. Tôi cũng có một giấc mơ tương tự trong đó nhiều sinh vật đáng sợ đuổi theo tôi. Tôi cố gắng chống lại chúng bằng những cách bình thường như đánh, đấm, thậm chí bắn súng, nhưng chúng không chết.

Sau đó trong giấc mơ, tôi tỉnh táo hơn và bắt đầu phát chính niệm và bọn chúng đột nhiên biến thành tro bụi. Trong giấc mơ này tôi đã trải nghiệm được sức mạnh của chính niệm. Tôi sử dụng nó như một cơ hội để diễn giải nhiều hơn về các nguyên lý của Pháp và tôi nói với con gái tôi rằng Sư phụ giảng,

“Con người tựa như đồ chứa đựng, cho mang chứa cái gì thì là như thế.” (“Hòa tan trong Pháp,”Tinh tấn yếu chỉ).

Vì thế chúng ta phải cẩn thận không nên xem đủ các loại phim hay đọc đủ các loại sách. Tôi nói với nó rằng đã đến lúc nó phải bắt đầu tự đọc sách. Chỉ có cách đó nó mới có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của nó. Nó có vẻ lắng nghe với sự tò mò.

Đột nhiên con trai của tôi, đang ngồi nghe bên cạnh, nói, “Keiti, tại sao chị không nhờ Sư phụ Lý giúp đỡ?” Tôi rất ngạc nhiên. Nó đang bằng tuổi với con gái tôi lúc con gái tôi bắt đầu tu luyện. Nó mới chỉ 5 tuổi. Tôi tự nhủ, tuổi càng nhỏ thì tâm của chúng càng trong sáng. Chúng tôi nghe bài giảng của Sư phụ Lý trước khi đi ngủ và dường như nó đang học khá tốt. Tuy nhiên, tôi không muốn lặp lại sai lầm một lần nữa, tôi không muốn thất bại trên con đường tu luyện một lần nữa; thời gian không chờ đợi ai. Chỉ cần Chính Pháp chưa kết thúc, có cơ hội để cứu mọi chúng sinh và đặc biệt cho người tu luyện chúng ta có thể làm tốt ba việc và trợ Sư chính Pháp.

Tôi cũng muốn kêu gọi các đồng tu đang ở trong hoàn cảnh như của tôi. Với Pháp ở trong tâm chúng ta có thể giúp người khác làm chính lại hoàn cảnh. Làm sao chúng ta có thể cứu những chúng sinh khác nếu chúng ta không thể cứu những người bên cạnh ta hàng ngày? Làm sao chúng ta có thể chứng thực Pháp trong những hoàn cảnh khác nhau nếu chúng ta không thể chứng thực Pháp cho những người thân của chúng ta?

Viết bài chia sẻ này là một kinh nghiệm tốt cho tôi để nhìn vào trong. Vài ngày sau khi tôi bắt đầu viết bài viết này, con gái tôi và tôi bắt đầu nghe bài giảng Pháp vào mỗi buổi tối hàng ngày.

Tôi muốn kết thúc bài chia sẻ của mình bằng một câu trích dẫn từ Sư phụ: “Càng về cuối càng tinh tấn.”

Xin cám ơn Sư phụ Lý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/2/一位西人学员的修炼道路-241789.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/7/27/127033.html
Đăng ngày: 19-8-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share