Bài viết của Chung Cổ Lâu

[MINH HUỆ 29-06-2011] Chúng ta đều biết nền văn hóa Thần truyền của nhân loại tồn tại để con người ngày nay có thể nhận thức Pháp, đắc Pháp và được cứu độ. Tuy nhiên, gần đây tôi đã ngộ ra tính trọng yếu của nền văn hóa Thần truyền không chỉ dừng lại ở đó. Các nguyên lý được thiết lập bởi nền văn hóa Thần truyền có rất nhiều quan hệ với sự tu luyện và chứng thực Pháp của các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.

Sư Phụ giảng trong bài “Sự trượt dốc của nhân loại và quan niệm nguy hiểm”, Chuyển Pháp Luân II:

“Tại Trung Quốc cổ đại, chư vị mà nói tu luyện, người ta sẽ bảo cá nhân này thật là có thiện căn. Chư vị nói Phật Đạo Thần, người ta bèn bảo chư vị khá lắm. Hôm nay, chư vị nói ra tu Phật tu Đạo, người ta sẽ cười vào chư vị. Quan niệm đạo đức của con người đã thay đổi nhiều quá.”

Trong xã hội hiện đang tràn ngập văn hóa tà đảng, niềm tin vào Phật, Đạo, Thần bị coi là ngu muội, mê tín. Thiếu niềm tin có thể không phải là vấn đề căn cơ của một người, mà là vấn đề của ngộ tính tạo thành do một vài nhân tố của văn hóa Thần truyền và quá nhiều nhân tố từ văn hóa đảng cùng các văn hóa biến dị trong tâm trí một người.

Để can nhiễu Chính Pháp, cựu thế lực đã lợi dụng ĐCSTQ trong thế giới con người và phá hoại nền văn hóa Thần truyền tại Trung Quốc. Điều này đã gây ra một chướng ngại to lớn để người thường nhận thức Đại Pháp và gia nhập tu luyện Đại Pháp. Nó cũng tác động rất xấu đến việc đề cao trong tu luyện và năng lực chứng thực Pháp của các đệ tử Đại Pháp.

Nếu một đệ tử Đại Pháp nơi thế gian mà có một nền tảng được xây dựng dựa trên nền văn hóa Thần truyền, khi đó, người đó có thể tránh được những can nhiễu không cần thiết và thực hiện tốt hơn trong tu luyện cá nhân hay các dự án chứng thực Pháp. Tuy nhiên, vì cựu thế lực đã phá hoại nền văn hóa Thần truyền, một vài đệ tử Đại Pháp đã không thể đối đãi một cách thích đáng hay nhận thức được những thiếu sót của họ vì thiếu một nền tảng vững chắc về tư tưởng mà phù hợp với nền văn hóa Thần truyền. Điều này đã gây ra những tổn thất trong tu luyện cá nhân và các dự án Chính Pháp. Từ khía cạnh này, những người mà hủy hoại nền văn hóa Thần truyền đã phạm một tội ác cực kỳ to lớn.

Ví dụ, trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc có một tiêu chuẩn đạo đức cao “Quân tử tuyệt giao, bất xuất ác thanh.” Là một chính nhân quân tử, ngay cả khi hai người không còn là bạn bè, họ không nói xấu sau lưng nhau. Giới nhân sỹ Trung Quốc cổ đại đã giữ gìn chuẩn mực này rất nghiêm. Tuy nhiên, nhiều người trong các đồng tu chúng ta đã không tu khẩu tốt.

Chứng thực Pháp là sự việc thần thánh và vinh diệu nhất trong vũ trụ. Là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, chẳng phải chúng ta nên giải quyết mọi việc với tâm thanh tịnh và từ bi hay sao? Đệ tử Đại Pháp đang chứng thực Pháp trong thế gian. Chúng ta phải phù hợp với xã hội người thường, và chúng ta sẽ không xuất hiện giống như thần thánh trong thế giới này. Vì vậy, chúng ta có những dự án phù hợp với xã hội người thường liên quan đến truyền thông, các vấn đề pháp luật, mỹ thuật, và những hình thức khác.

Mặc dù các dự án này dường như không có gì khác thường, mục đích và tiêu chuẩn của chúng là khác xa với bình thường. Ý nghĩa tiềm ẩn của nó là phi thường, vì các dự án này được thực hiện mục đích là để cứu độ chúng sinh. Nó đầy ý nghĩa và thần thánh. Khi chính niệm của chúng ta không đủ mạnh, đôi khi chúng ta không thể cảm nhận được ý nghĩa của nó.

Tại sao chúng ta có rất nhiều chấp trước người thường khi thực hiện các dự án? Nguyên nhân chính là một số đệ tử Đại Pháp đã không nhận thức được sự thần thánh của các dự án và đối đãi với chúng như các dự án thông thường. Một số học viên thậm chí còn không làm việc chăm chỉ như những người thường. Những học viên này làm việc khi họ có tâm trạng, và họ từ bỏ khi không cảm thấy thích làm nữa. Họ không quan tâm đến hành động của họ sẽ tác động tới các dự án hoặc việc chứng thực Pháp. Điều này có đáp ứng được các tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp không? Liệu chúng ta có thể lưu lại những biểu hiện bất chính như thế cho tương lai hay không? Đương nhiên là không thể.

Khi một số học viên có mâu thuẫn với các điều phối viên dự án, họ rời bỏ dự án. Một học viên không phải chỉ tham gia vào dự án duy nhất nào; có rất nhiều dự án Chính Pháp. Tuy nhiên, một số học viên không thể tu khẩu tốt sau khi rời khỏi một dự án. Họ phàn nàn về điều phối viên giữa các học viên, khiến cho những mâu thuẫn leo thang. Một số thậm chí còn sử dụng khả năng kết nối và tầm ảnh hưởng của họ để lôi kéo các nhóm thành viên khác ra khỏi một dự án, như là chỉ bằng cách phá hủy dự án này thì sẽ thỏa mãn được chấp trước tranh đấu của họ. Đây không phải là loại hành vi mà đệ tử Đại Pháp nên có.

Chúng ta không làm việc tại các dự án vì các điều phối viên. Chúng ta cũng không tu luyện cho các điều phối viên. Tất cả những gì chúng ta làm hôm nay là để tu luyện bản thân cho tốt, chứng thực Pháp, và đạt viên mãn trong khi tu luyện trong Chính Pháp. Làm thế nào chúng ta có thể dừng tu luyện khi một điều phối viên dự án đã thực hiện không tốt? Chúng ta cần phải tiếp tục có trách nhiệm với dự án và với chỉnh thể.

Những câu chuyện cổ về Gia Cát Lượng cúc cung tận tụy, Nhạc Phi tinh trung báo quốc, đã dạy một người phải trung thành với Hoàng đế – người phụ trách tối cao dù thậm chí đó là một hôn quân. Đây là một nhân tố trong nền văn hóa thần truyền và là một nền tảng tư tưởng còn lại cho các đệ tử Đại Pháp hôm nay. Đương nhiên, đệ tử Đại Pháp có Pháp chỉ đạo, chúng ta sẽ có thể chính lại bất kể điều gì khi chúng ta tu luyện chiểu theo Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/29/神传文化是正法修炼的文化铺垫-243094.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/7/14/126708.html
Đăng ngày 09-08-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share