Bài viết của Cao Tường

MINH HUỆ 13-06-2011] Hôm qua khi tôi mở website Minh Huệ tiếng Hán, lúc đầu tôi rất vui khi nhìn thấy kinh văn mới của Sư phụ. Nhưng ngay khi tôi nhấn vào đường link và thấy tiêu đề của bài viết là “Thế nào gọi là ‘trợ Sư chính Pháp’?” Tôi cảm thấy hơi buồn. Tôi có cảm giác rằng Sư phụ đang cho chúng ta một gậy cảnh tỉnh. Sau khi tôi đọc xong kinh văn, tôi nhận ra rằng rõ ràng Sư phụ rất mong mỏi chúng ta tinh tấn, với giọng văn nhấn mạnh và thống thiết. Ôi Sư phụ, chúng con đã làm Ngài phải lo lắng.

Là những đệ tử Đại Pháp, ai mà không biết chúng ta phải “trợ Sư Chính Pháp” và có ai không từng thốt ra câu đó. Đó là câu nói chúng ta phát ngôn ra thường xuyên. Nhưng tại sao Sư phụ phải giảng cụ thể về vấn đề này? Từ những nguyên lý mà Sư phụ dạy chúng ta trong quá khứ, chúng ta biết rằng nếu đó là vấn đề chung chung hay vấn đề của vài cá nhân, mà không ảnh hưởng đến chỉnh thể, Sư phụ sẽ không giảng về nó cho tất cả mọi người như thế. Bởi vì Sư phụ đã giảng Pháp về vấn đề cụ thể này và đã công bố bài giảng, có nghĩa tình hình đang trở nên nghiêm trọng. Nó nói lên rằng tiến trình Chính Pháp đã đi đến bước này, đã gần đến kết thúc rồi. Nếu Sư phụ không chỉ ra vấn đề một cách rõ ràng và chỉnh đốn lại, có thể nhiều học viên sẽ không qua nổi thời kỳ này và cuối cùng sẽ không được cứu. Như thế chẳng phải sự chờ đợi và luân hồi trong hàng chục triệu năm của chúng ta trở nên vô nghĩa sao?

Tình trạng của chúng ta hiện nay giống như một sinh viên đại học chuẩn bị tốt nghiệp, nhưng thầy giáo vẫn thấy bắt buộc phải đưa ra những chỉ dẫn cụ thể và nghiêm chỉnh về những điều cơ bản nhất, như tại sao một sinh viên cần phải học chăm chỉ hay tại sao một sinh viên cần hoàn thành bài tập, vân vân. Liệu như thế có nghĩa là người thầy giáo cả lo hay đó là vì người sinh viên không đủ tiêu chuẩn? Sau khi đọc kinh văn mới của Sư phụ, tôi cảm thấy thật xấu hổ, lo lắng, và khó chịu. Sư phụ tôn kính không chỉ đang cho chúng ta một “gậy cảnh tỉnh,” mà còn nghiêm khắc và ân cần đưa ra những định hướng và cho cơ hội để chúng ta theo kịp. Tôi tự hỏi mình, “Trợ Sư chính Pháp là gì?” Thật lòng, tôi cảm thấy tôi bị mất phương hướng, và không có câu trả lời thỏa đáng. Giờ đã rõ ràng là bất kể khi nào chúng ta đề cập hay nói về “trợ Sư chính Pháp,” chúng ta hay đối đãi với nó như một sự phô trương, và chúng ta đơn giản chỉ là lặp lại những gì người khác nói. Tôi đã không để nó trong tâm và không liên hệ nó với việc liệu tôi có thật sự tu luyện bản thân một cách vững chắc hay không. Đó cũng đồng nghĩa với vấn đề không đặt Pháp trong tâm khi học Pháp.

Bài viết mới của Sư phụ không dài, tuy nhiên, tâm của tôi thấy nặng trĩu sau khi đọc bài viết. Tối qua khi tôi ra ngoài làm vài việc chứng thực Pháp, tôi liên tục tự hỏi mình như thế nào là “trợ Sư chính Pháp”? Khi tôi ngồi thiền buổi tối, tôi suy nghĩ về vấn đề này trong suốt thời gian và không thể tĩnh tâm. Ngay cả khi tôi ra ngoài giảng rõ sự thật sáng nay, tôi vẫn nghĩ về vấn đề này. Sau khi tôi trở về nhà, tôi đọc bài viết của Sư phụ một lần nữa và cuối cùng cũng hiểu ra được vài điều, thế nên tôi viết bài chia sẻ này với các đồng tu khác.

Để thực sự hiểu được vấn đề “trợ Sư Chính Pháp,” từ góc độ của Pháp và từ đó làm tốt việc đó, theo tôi chúng ta trước tiên cần giải quyết vấn đề về lòng tin vào Sư phụ và Pháp. Ai chẳng nói được rằng “tôi tin vào Sư phụ và Pháp?” Tuy nhiên chỉ nói suông như thế không có nghĩa là đang tu luyện. Nói ra thật dễ dàng, nhưng không có nghĩa là chúng ta đã tu luyện tốt và thật sự tin vào Sư phụ. Tôi nghĩ chúng ta ít nhất nên có hai suy nghĩ trong đầu. Chúng ta nên tin rằng Sư phụ luôn ở bên cạnh chúng ta, vì Đại Pháp là vô biên. Nếu chúng ta thật sự có thể làm như thế, chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi những ảo giác dựng nên bởi can nhiễu hay những đau đớn về thân thể gây ra bởi tà ác. Tâm sợ hãi và chấp trước người thường của chúng ta sẽ vơi đi và suy yếu, và chúng ta sẽ làm ba việc suôn sẻ và tốt hơn.

Sư phụ nói,

“Làm người học viên, cần trợ Sư Chính Pháp, chỉ có thể làm sao viên dung cho tốt với [những gì] Sư phụ cần.” (“Thế nào gọi là ‘Trợ Sư chính Pháp’?”)

Điều Sư phụ muốn chúng ta làm bây giờ là cứu độ nhiều chúng sinh hơn. Chúng ta nên tập trung tâm trí vào vấn đề này và nghĩ ra nhiều ý tưởng và cách thức tốt hơn để làm tốt ba việc. Chúng ta không thể chỉ chọn những việc dễ dàng và tránh những việc mà dường như khó khăn hơn. Chúng ta cũng không thể làm việc theo nhã hứng. Khi chúng ta vui vẻ hay khi mọi việc tuân theo tư tưởng người thường, chúng ta thực hiện công việc. Khi chúng ta không vui hay không đồng ý với những việc chúng ta nên làm, thì chúng ta lại không thực hiện. Về vấn đề Sư phụ yêu cầu chúng ta cứu nhiều người hơn bằng tất cả những cách có thể, chúng ta nên nghiêm túc hơn, không được dừng lại sau khi đạt được chút xíu tiến bộ. Chúng ta cũng nên có tâm sẵn sàng chịu nhiều khổ ải, có trách nhiệm, và đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn, để hoàn thành tốt nhất những nguyện vọng của Sư phụ.

Để hoàn thành những lời thề ước tiền sử của chúng ta trong việc trợ Sư Chính Pháp, bước đầu tiên là phải từ loại bỏ tâm sợ hãi, và chấp trước vào  lợi ích cá nhân và sự an nhàn, đây là hai trở ngại lớn đối với tu luyện của một cá nhân. Nếu chúng ta quá quan tâm đến  lợi ích cá nhân, chúng ta sẽ không thể trở về. Nếu chấp trước vào sự an nhàn quá mạnh, chúng ta không thể trở thành thần được. Nếu chúng ta chấp vào cái lợi bản thân và hưởng thụ trong cõi trần tục, thì chúng ta chỉ có thể ở đây và làm người thường. Mỗi khoảnh khắc hiện giờ là trân quý hơn hết thảy những gì trong thế giới người thường. Việc chúng ta để tâm ở đâu sẽ quyết định hướng đi của chúng ta. Chỉ bằng cách đi những bước đi vững vàng và hành động có trách nhiệm và cố gắng liên tục hướng về phía trước, thì chúng ta mới có thể thực sự trợ Sư chính Pháp.

Hơn nữa, Sư phụ cũng nói về vấn đề vài học viên liên hệ với gia đình của Sư phụ để được phê chuẩn cho những ý tưởng của họ và sau đó truyền rộng ra cho các học viên khác. Một số đệ tử Đại Pháp được gặp Sư phụ ngoài đời, đó là những phần thưởng đặc biệt cho họ. Họ nên trân quý những cơ hội như thế, hơn là làm phiền những thành viên trong gia đình Sư phụ và can nhiễu đến tiến trình Chính Pháp của Sư phụ. Thành viên gia đình Sư phụ không phải là đại diện của Sư phụ. Khi những học viên ấy đến nhà Sư phụ để hy vọng được cái gì đấy, họ đã không tu khẩu và cũng đã cản trở sự tu luyện cá nhân của các thành viên trong gia đình Sư phụ. Những học viên đó cũng đã gây trở ngại đến tiến trình Chính Pháp, tạo nên sơ hở để cựu thế lực dùi vào. Chẳng phải chúng ta hay nói rằng chúng ta nên làm Sư phụ vui hơn và lo lắng ít đi? Bất kể khi nào đệ tử Đại Pháp có cơ hội gặp thành viên gia đình Sư phụ, họ phải nghiêm khắc tu khẩu và tu tâm và không lưu truyền những gì khỏi với Pháp. Nếu không họ sẽ giống như đang chiều theo những chấp trước người thường và gây thêm lo lắng cho Sư phụ, hoặc trở thành vật ngáng trở cho Chính Pháp. Là những đệ tử Đại Pháp gần tiến đến viên mãn, chúng ta nên tỉnh ngộ và chú ý đến vấn đề này.

Ở trên là vài nhận thức của tôi. Tôi mong các đồng tu chỉ ra những thiếu sót. Hợp thập.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/13/交流–学习《什么叫助师正法》的一点粗浅体会-242352.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/16/126053.html
Đăng ngày 11-07-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share