Bài của một học viên Pháp Luân Công hải ngoại

[MINH HUỆ 02-12-2010] Tôi muốn chia sẻ một số quan điểm liên quan đến việc phối hợp giữa các đệ tử Đại Pháp. Sư phụ luôn nhấn mạnh rằng cần phối hợp tốt giữa các đệ tử Đại Pháp. Tuy nhiên, dường như rất nhiều khu vực đều còn tồn tại hoặc nhiều hoặc ít vấn đề về phối hợp.

Ở đây là quan điểm của tôi về những khó khăn khi phối hợp của các đệ tử Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc khi làm các hạng mục. Rất nhiều đệ tử Đại Pháp chúng ta là có nghề nghiệp, hoặc là đã từng làm việc; vì sao tại đơn vị công tác cấp trên phân công công việc xuống, có thể không tranh giành không tranh biện, tận tụy chịu mệt nhọc hoàn thành, mà trong khi đó các hạng mục Đại Pháp thì không thể làm theo cách như vậy?. Có đồng tu có thể nói đương nhiên không như nhau, đơn vị thì trả tiền, mà còn là lãnh đạo phân công, bề ngoài đều là làm việc như nhau, không làm theo chỉ thị của lãnh đạo thì có thể bị cho nghỉ việc và trở thành thất nghiệp.

Đương nhiên trong các hạng mục Đại Pháp thì không phải thế. Các học viên đều là tự nguyện, không có lương, có tiền lương thì cũng không thể giống như bề ngoài công việc người thường. Huống hồ trong các hạng mục mọi người đều là cùng nhau làm cùng nhau phối hợp, không có ai lãnh đạo cũng không quản lý gì, không có cấp trên, chỉ có Sư Phụ ở trên. Có thể một số đệ tử Đại Pháp đều có ý nghĩ này.

Tôi thì nghĩ, rất nhiều hạng mục chứng thực Đại Pháp là không trả lương, nhưng vì sao chúng ta làm? Chẳng phải chúng ta làm để cứu người, để thực hiện thệ ước tiền sử của bản thân sao? Điều này không quan trọng hơn kiếm tiền sao? Vì lí do này chúng ta nên thực hiện những hạng mục chứng thực Pháp tốt hơn. Không nhất định cần phải quản lý như công việc người thường, dưới kiểm soát nghiêm ngặt mới có thể thúc giục chúng ta làm tốt. Còn hoàn cảnh buông lỏng, không có áp lực thúc bách thì làm không được ư? Chúng ta không phải học sinh trung học. Liệu việc chúng ta không phối hợp được tốt có phải là kết quả của những thói quen mà chúng ta đã phát triển qua một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi văn hoá đảng không? Tại sao chúng ta chỉ có thể làm việc tốt dưới sự đàn áp quản chế? Chúng ta, với tư cách đệ tử Đại Pháp, không cần ngẫm lại vấn đề này sao?

Còn nữa, tại Đại Lục, trong cuộc họp thì mọi người không nói, sau cuộc họp mới nói. Lúc họp mọi người đều đồng ý, sau cuộc họp lại bàn luận sôi nổi, tán thành thế này, phản đối thế kia, lúc chấp hành kết quả thì bằng mặt mà không bằng lòng.. Ở một số nước khác, lúc họp tranh luận rất ghê gớm, thậm chí đánh nhau, nhưng một khi họp là thông qua, mọi người trước đây dù giữ quan điểm gì, tán thành hay phản đối, đều cùng nhau nỗ lực, hội nghị quyết định công việc thành công. Riêng tình trạng khu vực chúng tôi, trong cuộc họp tranh luận rất hăng, sau cuộc họp cũng nói rất hăng, nhưng khi làm việc lại không chấp hành theo người điều phối hoặc bằng mặt mà không bằng lòng, không nỗ lực; cũng chính là hai khuyết điểm tụ hợp nhau. Tình trạng này có một ảnh hưởng tiêu cực tới các dự án Đại Pháp.

Có rất nhiều đạo lý và kinh nghiệm trong người thường. Nhưng chẳng phải chúng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sao, vậy những thứ ấy đều đã thành Lý của cựu vũ trụ, cần phải vứt bỏ toàn bộ. Chúng ta cần đối chiếu Pháp, những thứ tốt chúng ta vẫn cần nắm lấy để sử dụng. Có một số đệ tử Đại Pháp chúng ta sau khi học Đại Pháp thì không còn quan tâm đến những đạo lý trong xã hội người thường nữa; không kể đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; hay ôn hòa, hiền lành, cung kính, tiết kiệm. Họ chỉ nói Chân, Thiện, Nhẫn như thể chúng không bao gồm những nguyên lý khác. Có người thậm chí Chân, Thiện, Nhẫn cũng không nói, chỉ xem có phù hợp hay không với quan niệm bản thân. Họ không phải là đối chiếu Đại Pháp để xem xét tất cả mà là đang đối chiếu với nhân tâm của mình. Những đối đãi này, người trong tu luyện, trong cuộc sống công việc bạn vẫn phải phù hợp Pháp lý của tầng người thường này, bạn cũng vẫn bị ràng buộc. Sư Phụ cũng giảng:

“tu luyện [với] hình thức phù hợp ở mức tối đa với người thường” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006])

Chỉ là tâm tính rất cao, tâm thái rất chính. Khi chưa có cách làm tốt hơn thì kinh nghiệm mấy ngàn năm của nhân loại, chúng ta nắm lấy để sử dụng, sao lại không được. Không phù hợp thực tế quá trình của Đại Pháp chúng ta thì có thể tu chính nó, hoàn thiện nó, đương nhiên với điều kiện là học viên phải có năng lực đó. Nếu không có năng lực thì đơn giản là tìm kinh nghiệm tốt để làm theo, để học tập, để ứng dụng là tốt rồi. Đừng hành động giống như tà đảng, động một chút là lật đổ chế độ cũ, đập nát tất cả cái cũ, mù quáng mất đi lý trí. Tôi thấy cũng có một nhân tố đó là một số học viên chúng ta không có khả năng phối hợp tốt. Chính là người phụ trách hạng mục hay những người cùng hạng mục thấy phối hợp không vừa ý nhau thì dường như đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan này, vì họ không có một chế độ, quy luật kinh tế xã hội phù hợp với các nguyên tắc quản lý hiện hành.

Đương nhiên dẫn ra vấn đề này hơi rộng, chính là người phụ trách của chúng ta, lúc đầu dựa vào nguyện vọng cứu người phát khởi hoặc là triệu tập tất cả các đệ tử Đại Pháp cùng tham gia, cũng rất khó nói ai là người đề xướng, với lại lúc đầu mọi người đều là dùng tiền bản thân để làm, cũng không thể nói rõ hạng mục này là ai, bởi vì có thể lúc đầu đều là mọi người cùng bàn bạc ra. Đồng thời người khởi phát cũng chỉ có tâm cứu người, cũng không nghĩ tới loại quy mô nào.

Có thể sau này hạng mục phát triển lớn hơn, người khởi phát hạng mục không có năng lực ứng phó với rất nhiều sự việc phát sinh, có lẽ tổ chức không giỏi, hoặc chưa từng học qua quản lý cũng không hiểu quản lý. Bây giờ Sư Phụ đã giảng rồi, về cách làm của người phụ trách chính, mọi người đều nghe theo anh nhưng anh lại chưa chắc có khả năng vậy. Có thể có rắc rối như vậy, kỳ thực cũng rất tốt. Chẳng phải công ty người thường có người lãnh đạo cao nhất hay người quản lý sao? Nếu anh không có năng lực quản lý thì tìm người có năng lực lại nhiệt tình để làm, anh ủy quyền anh ta toàn quyền phụ trách. Không có việc gì là không thể, nếu anh ta làm không được anh có thể thay anh ta.

Sẽ luôn có mâu thuẫn, vấn đề sẽ luôn có. Sư Phụ đã giảng:

“Bởi vì Phật Pháp vô biên. “Phật Pháp vô biên” có nghĩa là gì? Ông có rất vô hạn đường tu.” (“Giảng Pháp tại cuộc họp ở Mỹ quốc”, tạm dịch)

Chúng ta đã tu luyện nhiều năm như vậy, trí huệ của chúng ta cần phải rất cao, chỉ là có thể bị che lại bởi tính cách của chúng ta tạo ra, hoặc là bị chấp trước người thường che lấp. Tôi tin tưởng đệ tử Đại Pháp nhất định đều có thể giải quyết tốt những việc nhỏ này, bởi vì chúng ta đến là để hoàn thành sứ mệnh.

Bài viết ra vội vàng, có chỗ nào thiếu sót, kính mong đồng tu vui lòng chỉ bảo. Có thể viết lại bài góp ý trên mạng thì khả dĩ.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/2/%E5%85%B3%E4%BA%8E%E5%8D%8F%E8%B0%83%E9%9A%BE%E7%9A%84%E4%B8%80%E7%82%B9%E8%AE%A4%E8%AF%86-233188.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/17/121982.html
Đăng ngày 1-2-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share