[MINH HUỆ 10-1-2011] Sau khi tôi đọc một câu chuyện về Phật Thích Ca Mâu Ni, tôi đã có một hiểu biết mới về lòng khoan dung đại nhẫn.

Câu chuyện diễn ra như thế này. Khi tu luyện trong rừng, Thích Ca Mâu Ni đã gặp một vị vua dẫn đoàn người đi săn. Vị vua đã hỏi Thích Ca Mâu Ni nơi có thể tìm thấy những con thú hoang. Thích Ca Mâu Ni nghĩ, nếu ta nói cho ông ta biết sự thật, thì nhà vua sẽ giết những con thú, như vậy là gián tiếp sát sinh, nhưng nếu ta không nói, thì đó là ta nói dối. Vì Thích Ca Mâu Ni đã suy nghĩ nên đã không lập tức trả lời, vị vua trở nên giận giữ và đã cắt một tay của ngài. Sau đó vị vua đã hỏi lại, nhưng Thích Ca Mâu Ni vẫn còn nghĩ cách để trả lời câu hỏi, nên vị vua đã cắt cánh tay kia của ngài. Khi đang đau đớn tột cùng, Thích Ca Mâu Ni đã chịu đựng với lòng từ bi ngài đã thệ nguyện rằng “ Khi ta trở thành Phật, đầu tiên ta phải cứu độ người này không để người khác theo ông ta làm những điều xấu xa như vậy.” Làm sao Thích Ca Mâu Ni có thể không trở thành Phật khi ngài có tâm đại từ bi và đại nhẫn trong tâm như vậy? Sau đó khi Thích Ca Mâu Ni đắc quả vị Phật, người đầu tiên mà ngài cứu là vị vua này.

Ngày này, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại, và họ có thể gặp với nguy hiểm bất cứ lúc nào. Ngay cả khi trong đau đớn tột cùng, họ vẫn đang cố gắng để cứu độ chúng sinh. Khi tôi đọc câu chuyện này, tôi thấy rằng điều đã xảy ra với Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã xảy ra với học viên Đại Pháp. Họ không có oán giận hay hận thù đối với những người hãm hại họ vì người tu không có kẻ thù. Khi chúng ta phát chính niệm, là chúng ta đang thanh trừ ma quỷ tồn tại ở không gian khác. Tất nhiên, tu luyện Đại Pháp là khác với tu luyện cá nhân trong quá khứ. Chúng ta không thừa nhận cuộc bức hại được an bài bởi cựu thế lực, và chúng ta không thể thụ động bị bức hại. Chỉ bằng việc cảnh báo và ngăn ngừa ma quỷ làm điều xấu thì chúng ta mới thực sự từ bi, vì chúng không chỉ gây ra thương tổn cá nhân mà còn bức hại Đại Pháp. Nếu chúng không ăn năn hối cải, điều chờ đợi chúng là một kết cục đáng sợ nhất.

Tôi nghĩ về điều mà Sư Phụ đã dạy:

Điều mà tôi vừa giảng chính là tâm chấp chước cản trở chư vị tu luyện. Rất nhiều học viên, khi bị mâu thuẫn thì giận dữ, chư vị có suy nghĩ về sự giận dữ của chư vị là trực chỉ vào người thường không? Hãy suy nghĩ, Phật và Thần, các bậc đại giác, chẳng lẽ lại giận dữ với con người? Tuyệt đối là không. Đó là vì các ngài không ở cùng tầng thứ với con người và không có cái “tình” như con người. Làm sao các ngài đứng cùng vị trí với con người? Khi chư vị xử lý mâu thuẫn như cách của người thường, thì chư vị cũng giống như người thường, đang ở cùng tầng thứ hay cùng cảnh giới của người thường. Đó là nói rằng, chư vị là một trong những người thường. Chỉ trừ khi nào chư vị không giống như người thường thì chư vị không phải là một trong những người thường. Tất nhiên, chư vị phải thể hiện khoan dung và đại từ bi. Ai cũng sẽ nhìn thấy như thế, tuy nhiên thực tế thì đây là biểu hiện tầng thứ tâm tính của chư vị trong tu luyện. Cho nên trong bất cứ môi trường hay hoàn cảnh nào mà chư vị có mâu thuẫn, chư vị phải giữ tâm từ bi và khoan dung mà xử lý vấn đề. Nếu chư vị không thương kẻ thù thì chư vị không Viên Mãn được. (Vỗ tay) Thế thì tại sao khi người thường giận dữ với chư vị thì chư vị không khoan dung tha thứ họ được?! Chư vị cải vã và đấu với họ như một người thường? Đối với các đồng tu chư vị cũng xử lý như thế hay sao?” (“Giảng Pháp tại Pháp Hội Úc Châu”)

Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta đều có thể cứu độ nhiều sinh mệnh hơn nữa trong những năm tới với tâm đại từ bi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/10/读释迦牟尼佛修炼故事感悟 -234702.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/19/122754.html
Đăng ngày 22-1-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share