Bài viết bởi phóng viên Minh Huệ Đường Ân

[MINH HUỆ 17 – 11 – 2010] New Zealand được biết đến với nền văn hóa của người Maori bản địa và cảnh quan ngoạn mục. Trung tâm văn hóa hàng đầu của người Maori là Rotorua, một thành phố nằm trên bờ nam của hồ Rotorua, 230km (140 dặm) về phía đông nam của Auckland. Rotorua là một điểm đến chính của các du khách trong nước và quốc tế. Thành phố này nổi tiếng với hoạt động địa nhiệt, và đặc biệt là những mạch nước phun – đáng chú ý là mạch nước phun Pohutu ở Whakarewarewa – và những hồ bùn nóng.

2006-7-29-nz-05--ss.jpg
Các học viên Pháp Luân Công tập các bài công Pháp tại quảng trường City Focus ở trung tâm của Rotorua

Cũng giống như  suối nước nóng có thể làm giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng, Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Những người dân New Zealand đã có trải nghiệm cá nhân về sức mạnh phi thường của Pháp Luân Đại Pháp, cùng với nhiều người khác ở 114 quốc gia trên khắp thế giới mà đã thu được nhiều lợi ích từ môn tập luyện này.

Lịch sử của Pháp Luân Đại Pháp ở New Zealand

2007-5-13-hwgr159-13--ss.jpg

Ngày 13 tháng 5 năm 2007, các học viên Pháp Luân Công ở New Zealand kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới và chúc mừng sinh nhật Sư Phụ

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng bởi ông Lý Hồng Chí vào tháng 5 năm 1992. Môn tập luyện nhấn mạnh vào đạo đức và các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Người sáng lập ông Lý Hồng Chí đã đến giảng Pháp ở New Zealand vào ngày 8 tháng 5 năm 1999, và mang phúc lành của Pháp Luân Đại Pháp đến cho người dân địa phương.

2008-9-15-nzteach--ss.jpg
Tuyên bố tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp

Các học viên giúp nhiều người hơn được lợi ích bằng việc hướng dẫn các bài công Pháp của Pháp Luân Đại Pháp

2008-9-15-nzteach--ss.jpg
Học sinh trường tiểu học Rotorua tập các bài công Pháp của Pháp Luân Công

Trường tiểu học Rotorua, học sinh của trường chủ yếu là trẻ em người Maori, đã mời các học viên Pháp Luân Công đến  dạy các bài công pháp cho học sinh trong năm tuần liên tiếp, bắt đầu từ tháng 9 năm 2008. Nhiều học sinh cảm nhận được sự luân chuyển của năng lượng. Các giáo viên của các em nói môn tập luyện này “thật tuyệt vời”.

Những điều kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp

2006-11-27-nzparade-01--ss.jpg
Các học viên Pháp Luân Công trong cuộc diễu hành Giáng sinh ở Rotorua  vào ngày 25 tháng 11 năm 2006.

2008-11-2-maoli-02--ss.jpg
Một gia đình người Maori Whanau học các bài công Pháp Pháp Luân Công vào ngày quốc khánh, 28 tháng 10 năm 2008

Ngày Quốc khánh rất quan trọng đối với người Maori. Họ tụ họp và kỷ niệm ở Waitangi. Một nhóm Pháp Luân Công rất được hoan nghênh đã tham gia các sự kiện năm 2008.

2008-12-4-nz-parade--ss.jpg
Thiên Quốc Nhạc Đoàn tại cuộc diễu hành Giáng sinh ở Rotorua  ngày 29 tháng 11. Đó là lần đầu tiên ban nhạc xuất hiện ở thành phố này và ngay lập tức được công chúng đón nhận.

Các phương tiện truyền thông đưa tin về cuộc bức hại

Cái chết của ít nhất 3 400 học viên Pháp Luân Công là kết quả của cuộc bức hại đã được xác minh kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp vào tháng 7 năm 1999. Hàng trăm nghìn học viên đã bị gửi tới các nhà tù và các trại lao động, hàng nghìn học viên đã bị đưa đến cáx bệnh viện tâm thần và bị tiêm thuốc tác động thần kinh mạnh, hoặc bị đưa tới các cơ sở tẩy não. Những người khác đã bị buộc phải sống lưu vong để tránh bị đàn áp hơn nữa. Sự tàn ác trong việc mổ cướp nội tạng từ các học viên đang còn sống cũng bị vạch trần. Trong những năm qua, các phương tiện truyền thông của New Zealand đã liên tục vạch trần cuộc bức hại.

2003-6-23-weekender--ss.jpg
Weekender, tờ báo được phổ biến rộng rãi nhất ở Rotorua, đã đưa tin về cuộc thỉnh nguyện hòa bình của các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 2003

2003-7-10-south_island_new_zealand--ss.jpg
Một bài báo của tờ Southland Times xuất bản ngày 15 tháng 7 năm 2003 đưa tin về việc tuyệt thực của các học viên Pháp Luân Công

2009-8-11-003216-0--ss.jpg
Ngày 7 tháng 8 năm 2009, tờ East & Bays Courier đã giới thiệu Gia đình họ Hòa, và trải nghiệm bị bức hại của ông Hòa Tam Phổ ở Trung Quốc

Ngày 7 tháng 8 năm 2009, tờ East & Bays Courier đã xuất bản một bài báo có tựa đề “An toàn ở Auckland” đưa chi tiết về câu chuyện của học viên Pháp Luân Công Hòa Tam Phổ là người đã phải chịu đựng gian khổ và tra tấn để được đoàn tụ với gia đình ở Auckland.

Làn sóng ủng hộ của công chúng

2006-7-29-nz-04--ss.jpg
Người dân ở Rotorua tìm hiểu về cuộc bức hại

Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc mít tinh ở quảng trường City Focus vào ngày 29 tháng 7 năm 2006 để vạch trần cuộc bức hại và tiết lộ mới đây về việc mổ cướp nội tạng từ các học viên đang còn sống.

2009-1-18-232955-3--ss.jpg
Người Maori tại triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn

Buổi khai mạc triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn được tổ chức vào ngày 17 tháng 1 năm 2008 tại Depot Art Space ở thành phố North Shore City, New Zealand. Thành viên Nghị viện Tau Henere đã gửi thư chúc mừng, trong khi ông Amato Akarana, một tộc trường người Maori, đã đọc thơ bằng tiếng Maori. Ông Akarana nói với các khách mời rằng cả gia đình ông đều biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công, và rằng ông, gia đình ông, và bạn bè của ông sẽ tiếp tục ủng hộ Pháp Luân Công.

2010-1-11-nz0110-02--ss.jpg
Du khách tụ họp quanh ông Amato Akarana

Ông Amato Akarana, tộc trưởng người Maori 77 tuổi và là thành viên của Hội đồng tộc trưởng Liên hiệp các bộ lạc của Aotearoa, đã đến đỉnh núi Mt.Eden của New Zealand vào ngày 10 tháng 1 năm 2010, để ủng hộ một sự kiện của Pháp Luân Công. Du khách đã nồng nhiệt chào đón ông. Ông nói với phóng viên, “Hôm nay tôi đến đây để bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Pháp Luân Công. Bộ lạc của tôi ủng hộ Pháp Luân Công 100%, và cá nhân tôi ủng hộ Pháp Luân Công 150%. Con gái tôi là một học viên Pháp Luân Công. Tôi đã bị sốc bởi cuộc bức hại Pháp Luân Công, đó là một thách thức đối với nhân loại. Các học viên Pháp Luân Công đã hy sinh rất nhiều. Tôi hy vọng tôi có thể đứng lên để giảm bớt chút gánh nặng của họ”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/17/修者足迹遍天涯–新西兰●罗托鲁阿(图)-232600.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/4/121777.html
Đăng ngày: 11– 12 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share