Bài viết bởi Đức Tường

[MINH HUỆ 19 – 11- 2010] Nước Đức nằm ở trung tâm châu Âu và có nhiều phong cảnh đẹp. Có ba con đường du lịch nổi tiếng nhất, con đường Rượu Vang, con đường câu chuyện Thần tiên, và con đường Lãng mạn. Mỗi con đường dài vài trăm cây số, và dọc theo con đường là  nhiều lâu đài và những nơi xảy ra những truyền thuyết. Con đường Lãng mạn nằm giữa thị trấn nhỏ Fussen dưới chân lâu đài nổi tiếng Neuschwanstein, và kinh đô  Wurzburg. Nằm Trong vùng làng mạc hoang dã rất đẹp là những thị trấn thời trung cổ nối tiếp nhau. Ở khắp mọi nơi dọc theo con đường lãng mạn là những  phong cảnh đẹp. Nó giống như những viên ngọc trai trên một chiếc vòng cổ thời trang, kết nối với nhau hết cái này tới cái khác. Điểm cuối phía nam của con đường lãng mạn là thành phố cổ  Augsburg.

Một trong những thành phố cổ nhất ở nước Đức

Augsburg là thành phố lớn thứ ba ở Bavaria với dân số 500.000 người. Đó là thủ phủ của vùng Schwaben và nằm ở phía nam của sông Danube, phía đông của Ulm, phía tây Munich, và phía bắc của dãy núi An pơ. Được thành lập vào năm 15 trước Công Nguyên bởi Drusus và Tiberius theo lệnh của cha dượng của họ, Hoàng đế La Mã Augustus, Augsburg có hơn hai ngàn năm lịch sử. Đây là một trong những thành phố lâu đời nhất ở nước Đức. Quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đã một lần đến thành phố này, nhưng không rõ vì lý do gì, đội quân này đã rút lui mà không tấn công vào thành phố. Các tòa nhà trong thành phố cổ này vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.

Do vị trí chiến lược  là một trung tâm thương mại và vận tải, Augsburg đóng một vai trò kinh tế quan trọng trong thời kỳ trung cổ và trở thành một đô thị quốc tế. Các cuộc viếng thăm của hoàng đế La Mã và các cuộc họp của Triều đình thường diễn ra ở đây. Các nghệ sĩ nổi tiếng đều sẵn sàng làm việc ở đây. Trong thời kỳ Phục Hưng, các lĩnh vực sáng tạo tại Augsburg như kiến trúc, âm nhạc, và hội họa tất cả đã đạt tới trình độ rất cao.

Ngày thông tin Pháp Luân Đại Pháp đầu tiên

Pháp Luân Đại Pháp đã lan rộng khắp thế giới. Augsburg chắc chắn cũng không ngoại lệ. Trong giai đoạn đầu khi Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng, những người Đức đã liên lạc với các học viên Pháp Luân Đại Pháp và bắt đầu tập luyện. Các học viên Pháp Luân Công học những lời giáo huấn của Pháp Luân Công, tập các bài công Pháp, và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của họ với nhau. Họ cũng đã đi đến những nơi khác để tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp và quảng bá Pháp Luân Công. Sau tháng 7 năm 1999, khi chế độ Cộng sản Trung Quốc bắt đầu chiến dịch đàn áp với quy mô lớn chống lại các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài thường tổ chức các hoạt động Ngày thông tin để cho xã hội Đức biết Pháp Luân Công là gì và tại sao chế độ Cộng sản Trung Quốc muốn bức hại Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công tại Augsburg thường tham gia vào các hoạt động  được tổ chức tại nhiều nơi khác nhau ở Đức.

Ngày 26 tháng 1 năm 2002, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức ngày thông tin đầu tiên tại Quảng trường Moritz ở trung tâm Augsburg

2002-2-2-augsburg_8--ss.jpg

2002-2-2-augsburg_2--ss.jpg

2002-2-2-augsburg_10--ss.jpg
Ngày thông tin Pháp Luân Đại Pháp đầu tiên ở Augsburg

Các học viên đã biểu diễn năm bộ công Pháp của Pháp Luân Công và phân phát các tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp. Bởi vì quảng trường là trung tâm thương mại nên có nhiều du khách. Nhiều người dừng lại để đọc áp phích. Mọi người cũng rất quan tâm đến việc đọc thông tin về nguồn gốc của  biểu tượng hình chữ vạn. Sau khi nhìn thấy những bức ảnh  các học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết bởi chế độ Cộng sản Trung Quốc vì niềm tin của họ vào Chân-Thiện-Nhẫn, nhiều người đã bị sốc. Người ta cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp và sự thanh nhã của các động tác tập công Pháp Luân Công và hỏi về tài liệu hướng dẫn. Một số người thậm chí còn bắt đầu học các bài tập công ngay tại nơi đó.

Những điều tốt đẹp cần phải được công nhận

2003-5-28-germany-exhibt-001--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công, Bernhard Herman, một người dân địa phương của Augsburg, được phỏng vấn bởi các phương tiện truyền thông

Vào ngày 26 tháng 1 năm 2002, Tờ nhật báo Augsburg Comprehensive Daily đã ra một bài báo với tựa đề “Những điều tốt đẹp cần phải được công nhận” đưa tin về lý do tại sao học viên Pháp Luân Công Bernhard Herman, một người dân địa phương của Augsburg, đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện:

Sinh ra tại Augsburg, Bernhard và một số học viên phương Tây đã đến Bắc Kinh để phản đối việc chế độ Cộng sản Trung Quốc cấm phong trào thiền định. Khi ông chuẩn bị trải ra các biểu ngữ “Chân-Thiện-Nhẫn” ở quảng trường Thiên An Môn, những cảnh sát cơ động đã quăng ngã ông xuống đất và sau đó  lấy chúng đi. Sau một vài ngày, ông bị trục xuất khỏi thủ đô của Trung Quốc. Không có hành lý và không có giày dép, ông trở về Frankfurt với những kỷ niệm đau đớn về sự tàn bạo của cảnh sát Trung Quốc. Bernhard nói, ‘Đây là kinh nghiệm có giá trị nhất của cuộc đời tôi’. Ánh mắt của bác sĩ chuyên khoa này thật bình tĩnh, ‘Tôi phải làm gì đó để giúp đỡ những học viên đang bị giam giữ tại Trung Quốc.'”

Bài báo nói rằng Pháp Luân Công được thành lập bởi Sư phụ Lý Hồng Chí, người hiện đang sống tại New York. Phần lôi cuốn nhất của phương pháp tu luyện này là gì? Quan điểm độc đáo của nó đã thu hút hơn 100 triệu đệ tử trong vòng một vài năm rất ngắn. Bernhard nói, “Đại Pháp giúp nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của mọi người.”

Bài báo có đoạn: “Năm 1989 sinh viên biểu tình ở Trung Quốc đã bị đàn áp đẫm máu. Ông có sợ khi đứng tại quảng trường Thiên An Môn không? Bernhard thừa nhận rằng ban đầu ông có sợ . Ông đã bị truy tìm ở trên tàu từ Hồng Kông đến Bắc Kinh. Ông đã vượt qua nỗi sợ hãi. Ông tin là, ‘Tôi đã không làm bất cứ điều gì xấu. Sẽ không có gì xảy ra với tôi’. Ông hy vọng rằng ‘Những điều tốt đẹp cuối cùng sẽ được công nhận’

Pháp Luân Công có mặt hàng năm tại Lễ hội đa văn hóa

2004-7-8-german-1--ss.jpg

Gian hàng Pháp Luân Công

2004-7-8-german-2--ss.jpg

Các học viên được mời để biểu diễn các bài công Pháp Pháp Luân Công

2004-7-8-german-4--ss.jpg

Các học viên biểu diễn múa Hoa sen trong cuộc diễu hành

Hiệp hội Đoàn kết Thế giới ở Augsburg tổ chức “Festival Văn hóa hòa bình” tại Augsburg,  vào ngày 3 tháng 7 năm 2004. Các học viên Pháp Luân Công đã được mời tham gia. Chủ đề của lễ hội là thúc đẩy hòa bình, phản đối bạo lực, và tôn trọng các nền văn hóa dân tộc. Ban tổ chức đã rất vui khi thấy nhóm Pháp Luân Công trong hoạt động này.

Nhóm Pháp Luân Công rất nổi bật trong cuộc diễu hành quanh thành phố. Đằng sau biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp” là màn múa lân. Dẫn đầu là đội trống, theo sau là một đội trống lưng và những người múa quạt. Khán giả đã vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt ở bất cứ nơi nào nhóm Pháp Luân Công tới, và nhiều người đã chụp ảnh. Các nữ học viên mặc quần áo trắng đi từ từ mang những bức ảnh của các học viên đã bị tra tấn đến chết bởi chế độ Cộng sản Trung Quốc. Các học viên nam cầm biểu ngữ cho người dân biết về cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc và kêu gọi mọi người hỗ trợ tinh thần cho Pháp Luân Công. Nhiều người đã nhận các tài liệu giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công, và muốn biết những gì đang xảy ra ở Trung Quốc và lý do tại sao chế độ Cộng sản Trung Quốc muốn đàn áp một nhóm hòa bình như vậy.

Người tổ chức hoạt động này, bà Hank, rất hài lòng rằng Pháp Luân Công có thể tham gia cuộc diễu hành này với các chương trình tuyệt vời như vậy. Bà nói: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất đối với Pháp Luân Công là cho nhiều người hơn nữa ở Đức và Châu Âu biết được sự thật.

2007-7-16-augsburg--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công tham gia “Festival Văn hóa Hòa Bình” năm 2007

2008-7-12-germany-02--ss.jpg

Các học viên Pháp Luân Công trong lễ diễu hành “Festival văn hóa hòa bình” năm 2008

Trong những năm gần đây, các học viên Pháp Luân Công đều tham gia “Festival Văn hóa Hòa bình” hàng năm tại Augsburg, mang đến cho mọi người vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Họ cũng truyền thông điệp đến với công chúng rằng các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đang bị bức hại tàn bạo bởi chế độ Cộng sản Trung Quốc. Người dân ở Augsburg rất chấn động.

Cô Liu đang học tại Đại học Augsburg. Cô đọc sách Chuyển Pháp Luân trước khi cuộc đàn áp diễn ra vào năm 1999, nhưng đã có những suy nghĩ tiêu cực về Pháp Luân Công sau khi đọc tuyên truyền vu khống và phỉ báng tràn ngập được phổ biến tại Trung Quốc. Thời gian này cô đang đi mua sắm với bạn bè và nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công mặc trang phục truyền thống Trung Quốc, và tập các bài công pháp. Cô nghĩ rằng nó rất tốt đẹp. Nó rất khác với những gì đã được báo cáo tại Trung Quốc. Cô đã quyết định đọc lại Chuyển Pháp Luân khi về nhà.

Một học viên Pháp Luân Công vừa từ Trung Quốc tới Đức nói rằng ông rất vui mừng khi thấy các học viên ở nước ngoài và nhóm diễu hành của họ. Ông nói, “Tôi chỉ nhìn thấy các hoạt động của những học viên ở nước ngoài trên Internet trước đây. Hôm nay bản thân tôi đã thấy tận mắt thấy nhóm diễu hành.. Tôi thực sự rất hào hứng.

Ông Andreas Erber là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Trong quá khứ, ông đã chụp ảnh của nhóm Pháp Luân Công trong ” Festival Văn hóa hòa bình”, và công bố chúng trên trang web cá nhân của mình. Năm 2009, ông đã đến để đặc biệt cảm ơn các học viên Pháp Luân Công thay mặt cho người bạn của ông ở Trung Quốc, cám ơn họ vì đã giúp phá vỡ sự phong tỏa Internet ở Trung Quốc và giúp tìm hiểu thêm về thực trạng .

Đoàn nhạc Tian Guo châu Âu mang sắc màu đến cuộc diễu hành Festival Văn hóa

2010-11-18-augsburg--ss.jpg

Đoàn nhạc Tian Guo châu Âu trong cuộc diễu hành tại “Festival Văn hóa hòa bình” ở Augsburg năm 2009

Ngày 18 tháng 7 năm 2009, các học viên Pháp Luân Công đã được mời tham dự “Festival Văn hóa Hòa Bình.” lần thứ sáu  ở Augsburg. Hơn bốn mươi nhóm từ châu Âu, châu Á và châu Phi tới tham dự hoạt động này. Lần này, các học viên Pháp Luân Công là nhóm đông nhất và được yêu thích nhất bởi vì nhóm được tham gia bởi hơn bảy mươi thành viên của Thiên quốc Nhạc đoàn châu Âu. Họ đến từ Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà Lan, và các quốc gia khác, và mang đến cho khán giả những bài hát “Pháp Luân Đại Pháp tốt”, “Pháp chính thiên địa”, và những tiết mục khác. Theo sau ban nhạc là các vũ công mặc trang phục truyền thống Trung Quốc và các học viên biểu diễn các bài tập Pháp Luân Công. Các động tác tập luyện an bình và thanh nhã thể hiện bản chất thật sự của những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trong cuộc diễu hành, các học viên Pháp Luân Công cũng trưng bày các biểu ngữ, “Pháp Luân Đại Pháp tốt”, “Các học viên hòa bình đang bị đàn áp bởi chế độ Cộng sản Trung Quốc”, và những thứ khác, để nói với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc.

Các học viên Pháp Luân Công sau đó đã biểu diễn các bài công pháp trên sân khấu. Nhiều người đã đến các gian hàng Pháp Luân Công để xem áp phích thể hiện sự phổ truyền của Pháp Luân Công trên khắp thế giới và phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Cộng sản Trung Quốc. Sau khi biết về tội ác của chế độ Cộng sản Trung Quốc trong quá khứ, và cuộc đàn áp vô nhân đạo các học viên Pháp Luân Công, nhiều người đã ký đơn thỉnh nguyện, bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Pháp Luân Công. Họ cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ của họ trước lòng can đảm của các học viên Pháp Luân Công, và khuyến khích các học viên hãy tiếp tục những nỗ lực của họ. Cũng có những người muốn học Pháp Luân Công.

Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công, là một phương pháp tu luyện cổ xưa. Các nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn của nó đã làm rung động tâm trí và trái tim của hơn 100 triệu người. Thành phố cổ Augsburg cũng không ngoại lệ. Giống như các học viên Pháp Luân Công ở các nước và các khu vực khác, các học viên tại Augsburg muốn cải thiện thân thể và tinh thần thông qua sự tu luyện, mang đến cho gia đình và xã hội hòa bình và hạnh phúc. Thông qua những nỗ lực không ngừng của họ, họ muốn chấm dứt cuộc đàn áp của chế độ Cộng sản Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, trả lại môi trường tu luyện tự do của họ. Đây là ước muốn chung của tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Augsburg.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/19/修者足迹遍天涯–德国●奥格斯堡(图)-232698.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/4/121770.html
Đăng ngày: 08– 12 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share