Bài viết của một học viên Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-04-2010] Sau khi đọc bài “Giữ vững tâm tính khi giao thiệp với các bạn đồng tu” , tôi đã nhận thấy rằng, trong lúc nhìn thấy hai học viên có mâu thuẩn với nhau, chứa chấp sự oán giận đối với một trong số họ hoặc đứng về một phía sẽ chỉ làm tăng thêm mâu thuẫn, và nghiêm trọng hơn nó có thể gây thiệt hại cho chỉnh thể.

Sư Phụ giảng trong: “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009]”

“Là vì trước đây xã hội nhân loại không có Chính Lý, vậy nên con người là không dùng Thiện để giải quyết vấn đề; con người xưa nay đều dùng thủ đoạn chinh phạt để giải quyết vấn đề của con người; do đó điều ấy trở thành cái Lý của con người”

Việc đứng về một phía của chúng ta dẫn tới điều gì? Khi có một mâu thuẫn, chúng ta càng muốn bảo vệ cho một bên thì nó càng làm mạnh hơn sự oán giận ở phía bên kia và làm tăng khoảng cách giữa các học viên liên quan.

Chúng ta không thể tránh khỏi các mâu thuẫn thậm chí cả giữa những người bạn tốt. Có những giới hạn lên xuống khi chúng ta giao tiếp với mọi người. Khi chúng ta gặp những tình huống này, miễn là chúng ta lùi một bước, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy vấn đề trong một ngữ cảnh rộng bao quát hơn. Nếu những người khác bước vào và can thiệp tình huống, nó chỉ có thể tạo ra sự hỗn độn nhiều hơn.

Khi chúng ta bảo vệ một bên bằng cách phê bình bên kia, thì chúng ta chỉ đang thêm dầu vào lửa.

Mâu thuẫn giữa người với người có thể là các vấn đề phức tạp, và ai có thể thấy rõ ràng nguyên nhân đằng sau chúng? Nếu chúng ta không biết tại sao một sự cố xảy ra, thì rất dễ cho chúng ta tạo sai lầm bởi sự can thiệp và đứng về một bên, điều này sẽ tạo ra nghiệp lực và cản trở chúng ta nâng lên cảnh giới cao hơn. Nhìn lại, tôi tự hỏi có bao nhiêu người tôi đã vô ý làm thương tổn theo cách này.

Khi chúng ta giao thiệp với các đồng tu, chúng ta không nên tham gia sâu hoặc ủng hộ cho bên nào đó, như đã được chia sẻ trong bài viết “Giữ vững tâm tính khi giao thiệp với các bạn đồng tu ”. Chúng ta phải tránh nói chuyện như những người thường, nhưng nên dùng các nguyên lý của Pháp để chỉ đạo lời nói của chúng ta. Bằng cách này, thậm chí nếu một học viên muốn than phiền về người khác, anh ấy sẽ sớm chấm dứt khi người khác không ủng hộ theo. Vì vậy, chúng ta sẽ không bị lay động hay dính líu bản thân trong các mâu thuẩn của người khác, và như vậy vô ý gây ra can nhiễu cho toàn bộ chỉnh thể.

Làm ơn chỉ ra bất kỳ chỗ không thích hợp.


Bản dịch tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/16/221563.html
Bản dịch tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/24/116304.html
Đăng ngày 29-04-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share