[MINH HUỆ 13-04-2010] Tôi là một học viên trẻ tuổi. Trước đây tôi chưa kinh nghiệm về nghiệp bệnh vì vậy tôi không suy nghĩ gì nhiều về nó.

Gần đây, chỗ da trên các ngón tay trở tôi nên mỏng manh, khô nứt, chảy máu, sưng và ngứa. Nói tóm lại là không thoải mái. Vì vậy tôi bắt đầu hướng nội để tìm hiểu xem chấp trước nào đã gây ra nghiệp bệnh này. Đầu tiên tôi đã xác định được tâm tật đố và tâm truy cầu an nhàn, nhưng các ngón tay tôi không cho thấy bất cứ dấu hiệu hồi phục nào. Tôi tiếp tục hướng nội và nhận ra tôi đã không dùng hết thời gian của mình để cứu độ chúng sinh. Tôi bắt đầu làm tốt hơn về điều này nhưng các ngón tay tôi vẫn không thấy tiến triển gì. Tôi phát chính niệm để tiêu trừ nghiệp lực nhưng có vẻ như vẫn không giúp được gì. Tôi hơi bối rối và băn khoăn ‘Điều gì mới thực sự là vấn đề của tôi’.

Tôi đề cập điều này với một học viên khác. Anh ấy nói ‘Đừng dao động’. Tôi phần nào ngộ ra được sau khi nghe những lời này. Có vẻ như tôi hơi quá nghiêm trọng, lo lắng về các ngón tay một cách chủ ý và vô ý mỗi ngày. Tôi hy vọng được hồi phục sớm nhất có thể. Đây cũng là một chấp trước!

Sư Phụ giảng:

‘Từ lâu cho đến nay, có một số học viên vẫn có chấp trước căn bản chưa từ bỏ! Tích tụ cho đến cuối cùng, chưa vượt qua được, [nên] nạn rất lớn. Khi xuất hiện vấn đề, lại không tìm trong tâm tính, không từ căn bản mà đề cao bản thân, [không] thật sự vứt bỏ những việc như thế và từ một phương diện khác mà vượt qua một cách đường đường chính chính; mà lại nhắm đúng vào sự việc ấy: ‘Ái chà, việc này tại sao tôi vẫn không vượt qua nổi? Hôm nay tôi làm tốt được một chút thì lẽ ra phải tốt lên một chút, ngày mai tôi thực hiện tốt thêm một chút thì nên chăng sự việc phải tốt lên một chút chứ!’ Họ mãi không dứt bỏ được những việc ấy; xét ngoài thì giống như đã dứt bỏ rồi: ‘Các vị xem tôi thực hiện tốt đấy chứ!’ Chư vị làm tốt là vì chư vị vì ‘nó’ mà làm cho tốt! Chứ chư vị chưa hề vì thấy rằng đó thật sự là việc đệ tử Đại Pháp nên làm rồi mới làm như thế!’
(Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội trung tâm thành thị New York)

Sư Phụ cũng giảng:

‘Tất nhiên trong quá trình tu luyện, vì chư vị cần đề cao, nên khẳng định là đối với chư vị mà nói, đối với người tu luyện mà nói là phải có khảo nghiệm; thực thi không tốt là sẽ không ngừng có những rắc rối xuất hiện; thực hiện được tốt thì cũng sẽ không ngừng có những khảo nghiệm xuất hiện trong tu luyện. [Nếu] chư vị nhất mực coi chúng là can nhiễu, [và] muốn giải quyết rắc rối đó chỉ là để vì giải quyết rắc rối, [thì] chư vị giải quyết không được; bởi vì chúng xuất hiện là để chư vị đề cao’ (Giảng Pháp tại Canada năm 2006)

Có vẻ như tôi đang tu luyện và đang hướng nội trong thời gian đó nhưng thực sự tôi đang cố gắng giải quyết các rắc rối chỉ để giải quyết rắc rối. Đây là truy cầu! Đó không phải là trạng thái của một người tu luyện. Tôi cũng thấy rằng trạng thái này không chỉ biểu hiện trong việc đối đãi với nghiệp bệnh mà còn biểu hiện trong các khảo nghiệm khác.

Tôi thường suy ngẫm về mục đích của các khảo nghiệm, hy vọng rằng khảo nghiệm sẽ biến mất ngay lập tức. Điều này trở thành một chấp trước nhưng tôi không nhận ra nó. Thực ra đằng sau điều này ẩn giấu một chấp trước khác, đó là miễn cưỡng nhìn điều tôi không muốn thấy và không sẵn sàng chịu đựng bất cứ đau khổ nào, hy vọng mọi chuyện được trôi chảy. Tôi đã đọc một vài bài viết của các học viên khác trên trang web Minh Huệ, trong đó các học viên nói rằng mọi việc tiến triển một cách tích cực ngay khi họ nhận ra chấp trước của họ. Hiểu biết cá nhân tôi là, trong một số trường hợp, mọi chuyện trở nên tốt hơn ngay khi chính niệm của chúng ta gợi lên, nhưng nó không tuyệt đối, bởi vì mức độ chấp trước của mỗi học viên là khác nhau, như là cách họ bỏ các chấp trước của mình.

Theo tôi, chúng ta không nên đối đãi với những khảo nghiệm này một cách nghiêm trọng. Điều quan trọng và cần thiết là hướng nội, nhưng chúng ta không nên coi đó là chìa khóa vạn năng và trông đợi nghiệp bệnh biến mất ngay lập tức. Nếu mọi chuyện không tiến triển, sự nghi ngờ và các tư tưởng xấu có thể nổi lên, đặc biệt và khi gặp phải các khổ nạn bệnh tật nghiêm trọng. Một số học viên hướng nội mà vẫn không vượt qua ‘bệnh’ và phát chính niệm vẫn không giúp được gì. Họ phát triển ý tưởng uống thuốc và đến bệnh viện và một số thậm chí nghi ngờ Đại Pháp. Một số học viên đã bị trượt ngã vì nghiệp bệnh và tôi nghĩ đây cùng là một phần lý do. Tôi tin rằng bất cứ khi nào chúng ta gặp rắc rối, chúng ta nên nỗ lực lớn làm tốt ba điều trong khi hướng nội và chúng ta sẽ vượt qua sớm hay muộn. Chúng ta không nên tập trung vào bản thân các rắc rối cũng không nên phát triển chấp trước. Đây không phải là vấn đề lớn thậm chí nếu chúng ta chịu đựng đau đớn. Chúng ta chỉ nên làm điều mà chúng ta nên làm.

Sáng nay, những lời của Sư Phụ trong Chuyển Pháp Luân đi vào tâm tôi:

‘Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy’.

Thật ra, là người tu luyện, mục đích của chúng ta là đồng hóa với đặc tính vũ trụ. Trong quá trình này, mọi điều chúng ta gặp phải chỉ là huyễn tượng. Chúng không là gì cả. Mẫu chốt là các chấp trước của chúng ta được phơi bày và loại bỏ trong qúa trình ấy và cuối cùng chúng ta đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/13/221452.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/23/116283.html

Đăng ngày 28-04-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share