Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Toronto

[MINH HUỆ 06-01-2020] Câu lạc bộ học viên trẻ tại Toronton gần đây đã tổ chức một sự kiện đọc Pháp chung và chia sẻ thể ngộ, diễn ra trong một ngày. Họ hy vọng sẽ làm tốt hơn và bảo trì tu luyện tinh tấn trong năm 2020. Họ cũng bày tỏ lòng biết ơn vì sự dẫn dắt từ Pháp Luân Đại Pháp và chúc nhà sáng lập pháp môn-Ngài Lý Hồng Chí–một năm mới hạnh phúc.

Câu lạc bộ ra mắt vào tháng 4 năm 2017 với các thành viên gặp nhau hàng tuần, bao gồm các học sinh trung học cơ sở từ 13 tuổi trở lên, sinh viên đại học và các chuyên gia trẻ tuổi. Tất cả họ đều tu luyện Pháp Luân Công. Một số tu luyện từ khi còn nhỏ bởi vì cha mẹ họ tu luyện, một số bắt đầu tu luyện sau khi rời Trung Quốc, và một số ban đầu đã hiểu lầm do tuyên truyền vu khống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng sau đó đã biết được chân tướng về môn tu luyện. Cũng có một số người đã xem chương trình biểu diễn nghệ thuật Shen Yun và trở nên quan tâm đến môn tu luyện.

7e957485abf49507cdf703671efe3322.jpg

Các thành viên trong Câu lạc bộ học viên trẻ tại Toronto gửi lời chúc mừng năm mới tới Sư phụ Lý.

Dưới đây là một số câu chuyện của họ.

Luyện công đều đặn buổi sáng

1961b33b3b26f6cf4adc5a2842a4d448.jpg

Học viên Rina là sinh viên đại học

Rina làm một sinh viên đại học, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công cùng mẹ vào năm 2016. Cô nói về cách cô đã vượt qua tâm an dật và bắt đầu luyện công buổi sáng đều đặn hàng ngày.

Trong hai năm đầu tiên học đại học, Rina có thời gian biểu giống như các bạn cùng trang lứa. Cô sẽ thức khuya và không dậy sớm nếu không có lớp học vào buổi sáng. Cô thấy hiệu quả học tập của mình thấp và cô không có đủ thời gian để xem lại các ghi chú trên lớp hay làm bài tập về nhà, chứ đừng nói đến học Pháp hay luyện công.

Cô muốn thay đổi, nhưng không biết làm thế nào. Khi cô nói chuyện với mẹ vào một ngày nọ, cô biết rằng nhiều học viên đã dậy sớm vào buổi sáng để luyện công, và một số người chỉ ngủ ba đến bốn tiếng mỗi ngày. Cô cảm động, và dự định cố gắng làm như vậy sau khi tốt nghiệp đại học. Nhưng một học viên khác đã khuyên cô nên bắt đầu sớm hơn, và nhắc lại lời dạy của Sư phụ:

“vậy nên mới nói cứ tu luyện như thuở đầu, tất thành chính quả.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2009)

“Vậy nên tôi quyết định thay đổi”, Rina nhớ lại. Trước đó cô đã lên kế hoạch luyện công vào buổi tối, nhưng không được thường xuyên bởi vì cô bận với bài học ở lớp, hoặc bạn cùng phòng đang ở xung quanh, hoặc đơn giản là cô cảm thấy lười. “Do vậy tôi quyết định đi ngủ sớm hơn nửa giờ để tôi có thể luyện công buối sáng. Tuy nhiên, lúc tôi tỉnh dậy, đã đến giờ đi học. Ngày hôm sau, tôi ngủ sớm hơn 1 tiếng, và đặt ba báo thức. Nhưng lần nữa tôi lại thấy quá buồn ngủ và kiệt sức khi tỉnh dậy–như thể là tôi đã thức cả đêm. Tôi đã rất thất vọng và không biết tại sao”, cô nói.

Một tuần trôi qua và học viên nọ đã hỏi cô về việc luyện công buổi sáng. Rina kể với cô ấy chuyện xảy ra. Học viên này đề nghị Rina học Pháp nhiều hơn và phát chính niệm. Cả hai người họ cùng đọc bài giảng “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp” (Giảng Pháp các nơi XI)

Rina phát chính niệm mạnh mẽ. Cô giải thích: Khi tôi thức dậy vào buổi sáng lần nữa, tôi phủ nhận tất cả những niệm đầu chợt đến–không vui, khó chịu, và lo lắng sẽ buồn ngủ trong giờ học. Thay vào đó tôi tự nhủ rằng luyện công là điều gì đó rất thú vị và mới mẻ.”

Ngoài việc đi ngủ sớm, cô ấy cũng liên tục học Pháp, học thuộc Pháp và học online cùng các học viên khác. Cô nói thêm: “Cách này tôi đã có thể tham gia luyện công buổi sáng và luyện đủ 5 bài trong ngày. Bây giờ tôi tràn đầy năng lượng hơn bao giờ hết và hy vọng nhiều học viên hơn có thể thử làm vậy.”

Không oán hận

a993325185bad6c36ce5342a3523927b.jpg

Sinh viên cao học Jackie

Jackie là một sinh viên cao học, từng sống cùng với một học viên. Sau khi xem Shen Yun và trở nên quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp, anh ấy bắt đầu tu luyện vào năm 2013. Anh chia sẻ một số kinh nghiệm của mình ở trường đại học.

Ban đầu, Jackie không thích môi trường tại trường học và nghĩ rằng mình không thuộc về nơi đó. Anh giải thích: “Sau đó tôi nhận ra rằng có thể có lý do nào đó cho việc tôi ở đây. Một ngày trong khi học Pháp, tôi nhận ra rằng là một sinh viên ở đây chỉ là lý do bề mặt. Thực tế là tôi cần tu luyện trong môi trường này và giúp mọi người biết đến Pháp Luân Đại Pháp”. Do đó, khi làm trợ giảng, đôi khi anh chia sẻ những thể ngộ của mình về Chân-Thiện-Nhẫn với các sinh viên. Điều này giúp các sinh viên trở nên gắn bó hơn với khóa học.

Trong năm học đầu tiên, Jackie thực hiện nhiều thí nghiệm trong nghiên cứu của mình, nhưng hầu hết đều thất bại. Điều này khiến anh ấy thất vọng và Giáo sư của anh phiền lòng. Thấy không có kết quả sau một năm, vị Giáo sư trở nên nghiêm khắc với anh và chỉ trích anh trước những người khác. Nhận ra đây là cơ hội đề đề cao tâm tính, Jackie đã làm lại từ đầu. Nhưng sau khi việc này lặp lại vài lần, Jakie cảm thấy oan ức và nghĩ rằng anh không nên bị mắng, vì anh đã làm hết sức mình. Anh bắt đầu nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực và oán hận Giáo sư của mình.

Một ngày nọ, một học viên kể về những câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa và nói rằng anh ấy rất ấn tượng với những gì Phật Milarepa trải qua. Jackie bắt đầu đọc những câu chuyện trên Minh Huệ và rất cảm động. Ví dụ, Sư phụ của Phật Milarepa yêu cầu ông xây một ngôi nhà bằng đá, phá hủy nó, rồi lại xây lại nó. Việc này diễn ra vài lần, trong quá trình đó Sư phụ của ông cũng đánh và mắng nhiếc ông. Anh ấy nói: “Nhưng Phật Milarepa không có những suy nghĩ tiêu cực và ông chỉ cho rằng đó là nghiệp chướng của mình. Điều này nhắc nhở tôi rằng thái độ của Giáo sư đối với tôi–cùng với việc thay đổi các dự án của tôi–có phần giống như vậy. Vì Phật Milarepa không phàn nàn, nên tôi cũng không nên có những suy nghĩ tiêu cực. Tôi chỉ nên tiếp nhận nó, ma luyện tâm tính, và các đề án mới có thể sẽ đến”.

Tuần sau đó, vị Giáo sư đã giao một đề án khác cho anh và yêu cầu anh hãy thử làm. Có một số lỗi nhỏ, nhưng Jackie đã có thể tạo ra kết quả tốt sau một thời gian. Khi cậu báo cáo điều này trong cuộc họp nhóm, Giáo sư của anh đã khen: “Làm rất tốt. Những người khác đã không làm được như thế trước đây.” Jackie cảm ơn Giáo sư, và trong tâm anh thực sự biết ơn Sư phụ đã cấp cơ hội và thể ngộ này cho anh.

Buông bỏ tâm ích kỷ

Cô Vickie, làm việc trong một công ty tài chính lớn, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công với gia đình cô từ khi cô còn nhỏ. Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu năm 1999, cô đã chứng kiến việc mẹ bị bắt, và dừng tu luyện. Cô đã không tiếp tục tu luyện cho tới khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài và tìm được việc làm vào năm 2017.

Trong bài chia sẻ của mình, cô nhắc tới một bài chia sẻ gần đây trên trang Minh Huệ với tựa đề “Tôi ngộ ra tầm quan trọng của việc buông bỏ tự ngã và phối hợp”. Cô nói: “Bài chia sẻ đã nhắc tôi việc bỏ qua tự ngã và tu luyện về phương diện đó. Đồng thời, tôi đã nhận ra rằng nhiều chấp trước liên quan tới tâm vị kỷ, nó là gốc rễ của nhiều chấp trước. Quá trình buông bỏ tâm ích kỷ là một quá trình trở về với chân ngã của chúng ta với lòng từ bi.”

Sau đó, cô Vickie đã giải thích ý của cô bằng một ví dụ việc xảy ra trong sự kiện quảng bá Shen Yun tháng 11 năm ngoái. Khi cô đến một gian hàng, có một học viên đã ở đó và họ nói chuyện một chút.

Cô Vickie nói: “Cô ấy nói với tôi rằng lần đầu tiên khi cô ấy cùng làm với tôi, tôi đã làm phiền cô ấy vì tôi đã nói điều gì đó mà một học viên không nên nói. Cô ấy đã rất tức giận, nhưng đã không nói ra. Trong tâm cô ấy quyết định sẽ không yêu cầu tôi giúp quảng bá Shen Yun nữa.”

Những lời này khiến Vickie bị sốc, bởi vì cô không có ký ức gì về tình huống đó tệ ra sao. Thêm vào đó, chưa ai chỉ trích cô ấy như vậy trong một thời gian dài. “Lúc đó, tôi cảm thấy rất tệ và phải kìm nén những giọt nước mắt của mình” – Vicky nói – “Đồng thời, tôi đã rấu xấu hổ về bản thân. Tôi quyết định đặt mình ở vị trí thấp nhất và chấp nhận chỉ trích vô điều kiện.”

Một học viên thứ ba trong ca làm việc đó đã đến muộn một giờ. Cô Vickie kể tiếp: “Mặc dù học viên thứ ba này liên tục xin lỗi, tôi biết đó không phải ngẫu nhiên, vì nếu điều đó không xảy ra, tôi sẽ không được nghe phản hồi từ học viên kia. Nếu có gián cách giữa các học viên, nó có thể tồn tại như một vật chất bất hảo trong những không gian khác, ngăn mọi người không được cứu.”

Trong cả ca làm việc đó, Vickie đã nhận được một lá thư điện tử nói rằng tòa nhà văn phòng nơi cô làm việc đã đồng ý cho đặt một quầy bán vé Shen Yun. Cô nói: “Tôi đã chờ đợi lá thư đó trong cả một tuần và nó đến đúng vào lúc này. Tôi biết rằng đó là Sư phụ đang khích lệ tôi.”

Cô Vickie nói rằng việc đặt bản thân dưới những người khác khiến cô ấy cảm thấy tốt. Cô nói: “Không có tâm vị kỷ, bạn sẽ không đố kỵ với người khác. Khi bạn thực sự quan tâm đến người khác, bạn sẽ có một trái tim thuần khiết để cứu họ. Bạn cũng có thể được khai ngộ để có thêm trí huệ từ Pháp.”

Lái xe trên đường

aaabf1b91a58a7ce88acf41c462a8a58.jpg

Robert, một sinh viên đại học năm thứ hai

Sinh viên đại học năm thứ hai Robert bắt đầu đọc các sách Đại Pháp cùng mẹ khi cậu còn rất nhỏ. Nhưng cậu đã không coi mình là một học viên chân chính cho đến cuối năm 2017. Cậu nói về việc buông bỏ các chấp trước và đề cao tâm tính, và cậu đã đưa ra ví du về việc khi cậu ấy lái xe.

Robert đã lái xe ở Toronto được khoảng hai năm, và thỉnh thoảng gặp những người lái xe bất lịch sự. Hầu hết trong mọi lần, cậu đã vượt qua những tình huống này, và coi bản thân là một đệ tử Đại Pháp với tiêu chuẩn cao. Nhưng một lần trong khi tắc đường, cậu buộc phải dừng xe đột ngột nhiều lần vì một chiếc xe khác. Nhiều suy nghĩ bất hảo xuất hiện trong đầu cậu, và cậu cố gắng gạt chúng đi. Cậu nói thêm: “Sau này khi nghĩ lại việc này ngày hôm đó, tôi biết rằng mình đã làm rất kém. Ngoài ra, mặc dù tôi biết mình không có tâm thái bình hòa, tôi đã không nghĩ kỹ hơn về lý do tại sao việc này lại xảy đến với tôi nhiều lần.”

Thông qua việc tiếp tục học Pháp, Robert nhận ra rằng việc buông bỏ chấp trước không dễ dàng như vậy. Cậu nói: “Với sự giúp đỡ của Sư phụ, chấp trước này đã bị phơi bày. Nhưng tôi đã không đối diện với nó và trực tiếp đào sâu về nó. Thay vào đó, tôi lại hướng ngoại và phàn nàn về người khác. Nếu bạn thực sự nghĩ về điều đó, không gì trong hành trình tu luyện là ngẫu nhiên và những sự việc này xảy đến với tôi là để loại bỏ những quan niệm con người của tôi và đề cao.” Từ đó cậu đã có thể làm tốt hơn.

Từ kinh nghiệm này, Robert cũng đã hiểu được rằng đọc Pháp khác với thực sự học Pháp chú tâm. Đọc Pháp thì giống như một thói quen, trong khi học Pháp chuyên tâm thì thực sự là ước thúc bản thân theo nguyên lý của Pháp. Cậu nói: “Đặc biệt đối với những học viên trẻ chúng ta, khi chúng ta gặp điều gì đó, làm thế nào để thay đổi tâm của chúng ta là điều then chốt.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/6/398645.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/11/182129.html

Đăng ngày 03-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share