Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 10-10-2019] Trong quá trình tu luyện, tôi thường mắc phải sai lầm. Đôi khi tôi cảm thấy hối tiếc, nhưng cũng có lúc tôi nghĩ rằng chúng không phải là lỗi của tôi. Tôi thường cảm thấy những sai lầm của các đồng tu không phải là chuyện lớn, nhưng đôi lúc tôi rất tức giận và không thể tha thứ cho họ được.

Gần đây khi học Pháp, tôi đã đọc những chỉ dẫn cụ thể từ các bài giảng Pháp của Sư phụ giảng giải cho chúng ta về vấn đề này.

Đối đãi với sai lầm của người khác

Khi tôi mắc phải sai lầm, tôi hối tiếc đến nỗi điều này trở thành một tâm chấp trước.

Sư phụ giảng:

“Do đó một số người cảm thấy đó là một số vết nhơ, áp lực tâm lý của mình rất nặng, vậy đó chẳng phải chấp trước sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế ở Thủ đô Mỹ quốc 2012)

“Bị ngã cũng đừng lo, đừng lo quá! Mau chóng trở dậy thôi!” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

“Tôi không thích khi thấy chư vị tự trách, không có tác dụng gì. Tôi vẫn là nói câu ấy: trượt ngã rồi đừng nằm ở đó, mau đứng lên đi thôi!” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Tôi nhận ra rằng thật vô nghĩa khi tự trách bản thân. Tôi biết rằng mình phải hướng nội khi gặp vấn đề. Tuy nhiên, tôi thường thấy rằng khi tôi hướng nội, tôi dần bắt đầu nghĩ về những vấn đề của người khác. Tôi tìm thấy hai phần lỗi của mình và tám phần lỗi ở người khác. Khi tôi tiếp tục đào sâu, tôi đã ngừng tìm kiếm những thiếu sót của chính mình, và thay vào đó tôi lại đi tìm những sai lầm của người khác để cảm thấy mình là một người vô tội.

Sau đó, tôi nhận ra thực chất đây là sự can nhiễu của tà linh, và cũng do tâm hiển thị của bản thân tạo thành. Tôi đã hướng nội một cách hời hợt và lấy lệ để người khác nhìn thấy, nhưng chủ đích thực sự của tôi là đi tìm lỗi của người khác. Cựu thế lực và các nhân tố tà ác đang bị giải thể trong Chính Pháp. Lẽ nào tôi lại có thể cho phép chúng tồn tại trong tâm trí tôi?

Sư phụ giảng:

“Một người thường khi đụng phải việc nào đó cũng là cần có bài học giáo huấn, và nghĩ thêm suy xét thêm; người tu luyện lại càng cần tìm xem nguyên nhân bị cựu thế lực dùi vào sơ hở là ở đâu, cần tra tìm vấn đề của mình”. (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

“Nhất định phải thành thực tra tìm tự mình, giảm thiểu việc cựu thế lực dùi vào sơ hở”. (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

“Hãy chú ý: khi vấn đề xuất hiện thì không cần tìm trách nhiệm, hãy nhìn vào tự mình làm như thế nào”. (Điều chỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Những lời giảng này khiến tôi vô cùng cảm động. Đây chính là Pháp khí mà Sư phụ đã ban cho tôi, để chân chính hướng nội. Nếu tôi hướng ngoại, thì điều này đồng nghĩa với việc tôi đang dấn thân trên con đường của tà ác.

Cách đối đãi với các đồng tu đã từng phạm sai lầm

Tôi thường dùng những quan niệm vị kỷ để đo lường mức độ sai lầm của đồng tu và quyết định xem nên tha thứ hay “tẩy chay” cô ấy hoặc anh ấy khỏi chỉnh thể của các học viên Đại Pháp.

Theo tiêu chuẩn của tôi, nếu một người nói dối thì tôi sẽ vĩnh viễn xem thường họ. Nếu một người tu luyện phạm phải sắc giới, tôi sẽ không bao giờ để mắt tới anh ấy hoặc cô ấy. Nếu có ai bán đứng đồng tu, tôi sẽ cho rằng anh ấy không nên được tha thứ. Nếu có ai đó tùy tiện dùng tiền do các học viên Đại Pháp quyên góp, hoặc là mật vụ và đóng vai trò phá hoại Đại Pháp, thì người đấy không được phép tu luyện. Lẽ nào những người như thế vẫn có thể được xem là học viên Đại Pháp chăng? Tôi cho rằng quan niệm của tôi rất hợp lý.

Khi tôi tĩnh tâm học Pháp, tôi nhận ra rằng những ý niệm này đã lệch khỏi Pháp. Tôi thật sự đã sai lệch khỏi Pháp khi tôi đánh giá các học viên, vì tôi đã không dùng tiêu chuẩn của Đại Pháp để đo lường đúng hay sai. Thay vào đó, tôi đã hoàn toàn dùng tiêu chuẩn của cựu vũ trụ. Điều tôi đang nghĩ là lý của cựu vũ trụ vốn đang bị giải thể, và cựu thế lực đã dùng nó làm căn cứ để đo lường và bức hại các học viên Đại Pháp.

Vậy tiêu chuẩn đúng để đo lường mọi việc là gì? Mỗi khi Sư phụ giảng Pháp, Ngài rất an hòa và tĩnh tại dạy cho chúng ta những nguyên lý chân chính nhất của tân vũ trụ, tiêu chuẩn mà các học viên Đại Pháp phải tuân theo vô điều kiện. Tư tưởng của chúng ta phải phù hợp với Pháp, tôn kính Sư phụ và Đại Pháp. Ngược lại, nếu không như thế, thì việc tôi là một học viên Đại Pháp và có thể tu luyện hay không là do chính tôi quyết định. Liệu điều này có đi ngược với Pháp và bất kính với Sư phụ hay không? Đây chẳng phải là đứng về phía của cựu thế lực hay sao?

Một số người quen đã phạm phải những sai lầm không thể tha thứ (theo đánh giá của một số học viên) và không xứng đáng là học viên Đại Pháp trong mắt các học viên sau này, đã liên tục bị bức hại trong tù vì bất hợp tác với tà ác. Tuy nhiên, khi các học viên khác nghe tin, họ cảm thấy rằng những người này đáng bị đối xử tệ, và không dùng các tiêu chuẩn của Đại Pháp để đánh giá đúng và sai. Họ vô tình giúp cựu thế lực duy trì sự bức hại, và đồng thời vô tình khiến bản thân gặp nguy hiểm.

Tìm hiểu nguyên nhân phía sau những sai lầm

Sách khí công giả được viết như thế nào? Nhiều sách được viết dưới sự dẫn dắt của phụ thể gắn trên thân tác giả, vì người này bị chấp trước vào danh và lợi dẫn động. Theo thể ngộ của tôi, những hành động sai lầm thực sự là do phụ thể gây ra. Chấp trước tìm kiếm danh tiếng và lợi nhuận là những sinh mệnh sống thật sự tồn tại ở một không gian khác. Nó không phải do chủ ý thức của người này thực hiện, vì chủ ý thức của anh ấy không thể làm chủ các quyết định của anh ấy. Vậy thì, lẽ nào những hành động sai trái lại do các đệ tử Đại Pháp thực hiện?

“…[Giữa] bề mặt và thể chất của các đệ tử Đại Pháp là bị cựu thế lực [làm cho] cách ly, do đó các đệ tử Đại Pháp không làm được rất nhiều sự việc. Bề mặt là bị những [kẻ] bị các sinh mệnh tà ác thao túng điều khiển làm điều xấu, là vì có những tâm chấp trước đã bị các sinh mệnh tà ác lợi dụng, do vậy tôi sẽ lấy bản chất của đệ tử Đại Pháp xuất khứ ra”. (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002])

“Bởi vì sự việc thật sự xấu xa là do các sinh mệnh tà ác do cựu thế lực lợi dụng đã thao túng nghiệp lực và quan niệm của con người thực hiện”. (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002])

Tôi ngộ ra rằng, thực ra, điều tồi tệ này không phải do chủ ý thức của một đệ tử Đại Pháp gây ra, mà nó được thực hiện khi chủ ý thức của anh ấy từ bỏ quyền kiểm soát tự thân. Vì vậy, khi một đệ tử Đại Pháp thất bại trong việc quy chính bản thân, thì tội này là do tà ác gây ra. Tuy nhiên, nếu khi thời khắc cuối cùng đến và anh ấy vẫn không thể làm tốt và không thể tự gánh chịu trách nhiệm, thì anh ấy sẽ phải chịu trách nhiệm về tội này.

Thông qua việc học Pháp, tôi nhận ra một cách rõ ràng rằng các đệ tử Đại Pháp chân chính, do Sư phụ đặt định ở đúng vị trí và đạt tiêu chuẩn của Pháp, là những người thuần khiết nhất. Nếu một người không thể theo kịp việc học Pháp tốt, thì những quan niệm người thường của anh ấy sẽ chôn vùi và che lấp chủ ý thức của bản thân anh ấy, và anh ấy sẽ thiếu chính niệm, cũng như dễ dàng bị tà ác kiểm soát để làm những việc sai trái. Trong trường hợp như thế, những học viên này rất cần sự hỗ trợ chính niệm. Các học viên khác ở xung quanh một người như vậy nên đối đãi với anh ấy một cách lý trí, và không nên phản ứng lại với những lời nói cũng như hành động bất chính của anh. Những học viên chân chính phải biết rõ rằng đây là do tà ác thao túng, và trong khi phát chính niệm diệt trừ tà ác trong trường không gian của người bị điều khiển sẽ có thể giúp gia cường chủ ý thức của vị học viên này.

Giống như Tôn Ngộ Không, chỉ một chớp mắt thì đã có thể phân định rõ đó là do một con yêu quái làm loạn. Sau đó, Tôn Ngộ Không dùng thiết bảng của mình để đánh yêu ma. Cặp mắt thịt của chúng ta không thể nhìn thấu được như thần nhãn của Tôn Ngộ Không, nhưng nếu chúng ta học Pháp một cách vững chắc, thì trí huệ do Đại Pháp ban tặng sẽ cho phép chúng ta nhìn thấu được mọi việc. Thật không may là chúng ta đang ở trong cõi mê, và chưa có nhận thức rõ ràng về các Pháp lý liên quan. Vì thế, khi chúng ta gặp phải một hành động tà ác, thì chúng ta sẽ đánh phủ đầu nhắm vào đồng tu, khiến tà ác cười nhạo.

Nhìn nhận những hành động sai lầm của các đồng tu dựa trên tiến trình Chính Pháp

Hiện nay đang là thời kỳ Chính Pháp, và điều này khác với thời kỳ tu luyện cá nhân trước đây. Sai lầm của các đệ tử Đại Pháp là do các nhân tố tà ác phía sau họ gây ra. Cho dù đó là dưới hình thức nghiệp bệnh, khủng hoảng kinh tế, khảo nghiệm gia đình hay là hình thức bức hại trực tiếp, thì điều đầu tiên là tất cả những hình thức này đều đã được đặt định, sau đó chúng sẽ được củng cố và gia cường thêm bởi các chủng nhân tâm, rồi tiếp đến sẽ là sự can nhiễu và bức hại. Chúng nhắm vào việc can nhiễu và phá hoại Đại Pháp, vì thế những vấn đề này không thể xử lý theo cách đơn giản được.

Từ Pháp, tôi ngộ ra rằng trong thời kỳ hiện tại, bất cứ sự việc gì trong tu luyện đều là sự kiện lớn liên quan đến tiến trình Chính Pháp của vũ trụ. Không có điều gì có thể ly khai khỏi sự đặt định và bảo hộ của Sư phụ. Trên bề mặt thì một người tu luyện có những chấp trước và quan niệm con người, và đã làm điều gì đó chống lại Pháp. Tuy nhiên, miễn là bất kỳ tà ác nào dùng cái cớ để khảo nghiệm đệ tử Đại Pháp – mà chúng mang danh nghĩa là giúp đỡ, nhưng kỳ thực là đang bức hại – thì nó đang can nhiễu đến Sư phụ và làm tổn hại Đại Pháp.

Khi đó, là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, vị này nên nghiêm túc nhìn nhận lại các vấn đề của mình, xét từ góc độ của Pháp, và nghiêm túc loại bỏ sự bức hại. Đó chính là duy hộ Sư phụ và Đại Pháp, cho dù sự bức hại này xảy ra với chính mình hoặc với một đồng tu nào khác. cựu thế lực tà ác không xứng để can dự vào việc này. Một người như thế chính là đệ tử Đại Pháp đạt tiêu chuẩn trong thời kỳ Chính Pháp.

Nếu một đệ tử Đại Pháp đối đãi với các vấn đề bằng sự bất bình hoặc tiêu chuẩn của cá nhân, và không đứng từ góc độ của Sư phụ và Chính Pháp thì điều này thật nguy hiểm, vì anh ấy không duy hộ Pháp. Có một bài chia sẻ đề cập rằng một số học viên với quan niệm người thường nặng nề đã làm những việc gây tổn hại đến Pháp. cựu thế lực đã thao túng một bộ phận khác trong những học viên này để phản đối họ mạnh mẽ dưới danh nghĩa bảo vệ Đại Pháp, khiến các mâu thuẫn nội bộ gia tăng. Tất cả các học viên tham gia đều nằm trong danh sách bức hại của cựu thế lực vì chúng cho rằng họ có đầy đủ các quan niệm con người và cần phải được chỉnh đốn.

Một điều phối viên địa phương đã bị bắt giữ trong khi đang thực hiện một hạng mục Đại Pháp. Một học viên khác tên Yi (bí danh), có quan hệ không tốt với người điều phối, đã tiết lộ hành động sai lầm của điều phối viên này với các học viên địa phương. Vài tháng sau, học viên Yi bị cựu thế lực bắt giam vào tù. Học viên Wei (bí danh) đã rất tức giận với học viên Yi và liệt kê tất cả những việc xấu mà học viên Yi đã làm. Vào năm sau, học viên Wei đã qua đời vì nghiệp bệnh. Thực ra, những hành động sai lầm của các học viên không phù hợp với Pháp là do các nhân tố tà ác kiểm soát.

Các học viên Đại Pháp chỉ có hai con đường để lựa chọn. Khi chúng ta không tuân theo tiêu chuẩn tâm tính của Sư phụ đặt ra, thì chúng ta đang đi trên con đường dẫn đến sự tự hủy diệt do cựu thế lực an bài, vì chúng không muốn chúng ta viên mãn. Thay vào đó, chúng nghĩ ra mọi cách có thể để hủy hoại chúng ta. Các đồng tu không thiện đãi với các học viên khác thường không thể đạt tiêu chuẩn của Đại Pháp trong nhiều khía cạnh của tu luyện. Họ không thể tu luyện tốt, làm hại đồng tu và cũng làm hại chính họ, gây tổn thất lớn cho quá trình Chính Pháp của Sư phụ.

Tân vũ trụ

Theo lý của cựu vũ trụ, một vài hành vi sai trái do một học viên gây ra sẽ không thể vãn hồi được, vì thế người học viên này phải bị loại trừ. Khi chúng ta cảm thấy có điều gì đó không thể chịu đựng được và chúng ta không thể chấp nhận nó, thì thật ra chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế của những hiểu biết trong quá khứ. Đó chính xác là khái niệm mà chúng ta cần phải thay đổi. Nếu chúng ta từ chối thay đổi, thì bộ phận cấu thành này của chúng ta chắc chắn sẽ bị giải thể cùng với cựu vũ trụ.

Một học viên, thông qua thiên mục của cô ấy, nhìn thấy rằng tà ác đang giữ chặt cô và hét lên với Sư phụ rằng họ đã tóm được thiếu sót của cô ấy, và rằng cô phải chết trừ khi Sư phụ hoán đổi sinh mệnh của Ngài với cô ấy. Cô ấy thấy rằng, ngay lập tức, Sư phụ nghiền nát thịt, cơ thể và xương của Ngài và ném chúng cho tà ác để đổi lấy sinh mệnh của cô. Sư phụ vô cùng trân quý mỗi từng đệ tử, vậy vì cớ gì mà chúng ta lại không thể dùng thiện để đối đãi? Nếu chúng ta không phù hợp với Pháp của Sư phụ, lẽ nào chúng ta vẫn có thể được tính là đệ tử của Ngài?

Tôi có thể cảm nhận được lòng từ bi vô lượng của Sư phụ. Uy lực của Sư phụ có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào cho chúng ta. Liệu chúng ta có thể mở lòng và vị tha như thế không? Chúng ta phải làm được như vậy, vì chúng ta không có sự lựa chọn nào khác. Sinh mệnh của chúng ta được tạo ra theo cách này. Vì chúng ta là các lạp tử của Đại Pháp, chúng ta nên thật sự hòa tan trong Đại Pháp, và làm các việc chiểu theo tiêu chuẩn do Pháp yêu cầu. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể cứu độ chúng sinh và hoàn thành mục đích của chúng ta!

Nếu mỗi ý niệm do chúng ta tạo ra là vì chính mình, thì chúng ta thuộc về cựu vũ trụ; nếu mỗi ý niệm của chúng ta chứa đựng sự oán hận, thì chính là do các nhân tố tà ác thao túng chúng ta.

Khi mỗi ý niệm của chúng ta tràn ngập thiện niệm đối với người khác, thì chúng ta đang thuộc về vũ trụ mới. Chắc chắn rằng chúng ta sẽ là những sinh mệnh vị tha, an hòa và được ban cho trí huệ vô tận. Chúng ta là những sinh mệnh toàn năng vì những gì chúng ta muốn biểu lộ chính là Pháp. Những sinh mệnh giác ngộ của tân vũ trụ đang xuất hiện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/10/394406.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/6/180982.html

Đăng ngày 03-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share