Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-01-2020] Một số học viên nói với tôi rằng họ đã không còn nóng nảy sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã không hoàn toàn tin họ bởi vì tính khí tôi vẫn còn rất xấu. Dần dần tôi đã đề cao lên, nhưng vẫn không thể giữ bình tĩnh khi gặp phải mâu thuẫn. Tôi đã bị can nhiễu khi cố gắng học thuộc Pháp. Tôi liên tục hướng nội và tìm thấy nhiều chấp trước, nhưng những chấp trước căn bản thì vẫn còn đó.

Nhiều thứ trong gia đình đã can nhiễu đến tôi. Chồng tôi thường làm mọi việc một cách vụng về. Tôi không thể chịu được cách ăn, mặc của anh ấy. Con gái tôi thì tiêu xài hoang phí. Cháu thường tuỳ tiện tiêu hàng nghìn Nhân dân tệ (một đô la Mỹ tương đương với 7 Nhân dân tệ). Con trai cháu, tức là cháu trai tôi, có căn cơ tốt, nhưng đã bị mẹ cháu nuông chiều đến hư hỏng. Con trai tôi kết hôn ba năm trước nhưng vẫn chưa có con. Con dâu tôi hành xử trẻ con, liên tục chơi trò chơi điện tử trên điện thoại. Các anh chị tôi cũng là học viên nhưng họ có nhiều chấp trước. Tất cả những thứ này khiến tôi bực bội.

Cách cư xử của một số học viên cũng làm tôi khó chịu. Đôi khi tôi không thể kiềm chế bản thân và chỉ trích họ. Tôi có ý muốn giúp họ, nhưng lại tức giận với họ. Nhiều thứ đã làm tôi bực tức. Tôi biết có điều gì đó đã sai. Tôi tự hỏi mình có chiểu theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp là Chân-Thiện-Nhẫn hay không? Mình có quá chấp trước vào tình không? Mình có từ bi không? Tôi đã không thể tĩnh tâm xuống và hướng nội. Tôi đề cao rất chậm dù cho tôi đã làm ba việc.

Tôi bắt đầu chú tâm đọc các bài giảng của Sư phụ và hướng nội. Trước khi tu luyện tôi thường hay phàn nàn, oán hận và nổi giận. Tôi là người tàn tật và bị mọi loại bệnh tật. Cuộc sống của tôi đầy khổ nạn và vô nghĩa. Tôi cảm thấy mình như chiếc lá cuối thu rơi vô định và mất phương hướng. Tôi cảm thấy cuộc đời sau khi chết cũng đắng cay như vậy. Tôi không biết về luân hồi.

Lòng oán hận–vật chướng ngại của tôi

Vì tôi là con gái nên bố mẹ đối xử tệ với tôi. Tôi phải nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Trong những năm đói kém tôi phải ra ngoài nhặt rau dại để ăn. Tôi đã làm mọi công việc nặng nhọc. Khi lên 10 tuổi, tôi phải đi bộ một dặm để lấy nước từ ao. Dù đã làm việc vất vả, tôi luôn bị bố mẹ đánh. Chúng tôi nghèo khổ, bố mẹ tôi phải lo ăn cho cả đàn con và cả đấng sinh thành của họ. Những người khác coi thường chúng tôi. Cuộc đời bố mẹ tôi đầy đau khổ, vì thế họ trút giận lên đầu tôi. Tôi thường nghĩ rằng họ không thể nào là bố mẹ ruột của mình.

Tôi rời khỏi nhà khi lên 15 tuổi. Mẹ tôi đưa tôi hai cái áo và bảo tôi trả cho bà tiền khi kiếm được tiền. Ai cũng nói rằng tình mẫu tử là sự dưỡng dục và vô điều kiện. Hầu hết các bà mẹ không bao giờ mong con cái đền đáp lại. Tôi thì không bao giờ cảm thấy như vậy về mẹ mình. Tôi không có một chút ký ức đẹp đẽ nào của thời thơ ấu. Lòng hận thù của tôi lớn dần lên theo năm tháng.

Một hôm con gái tôi nói với tôi rằng tôi không tốt với cháu và khi cháu còn nhỏ tôi đã mắng chửi cháu. Tôi rất ngạc nhiên. Vì tôi đã có một tuổi thơ tủi nhục, tôi không muốn con gái mình phải chịu đựng như vậy. Tôi không cho phép ai đánh cháu. Tôi chăm lo cho cháu có đồ ăn ngon và quần áo đẹp nhất. Tôi chưa từng yêu cầu cháu làm việc nhà. Cháu đã học không tốt ở trường vì thế tôi chuyển cháu sang trường khác. Tôi đánh cháu chỉ là để cho cháu tốt hơn. Tôi nghĩ tình yêu thương mà tôi dành cho cháu là vô vị kỷ nên tôi đã ngạc nhiên khi nghe cháu than phiền về điều đó.

Hướng nội tôi nhận ra rằng tình yêu thương mà tôi dành cho con gái mình không phải là vô vị kỷ. Tôi muốn cháu có vị trí tốt trong xã hội, nhưng mỗi người đều có phận của riêng mình.

Một bước đột phá sau khi chân chính hướng nội

Tôi hồi tưởng lại nhiều thứ đã xảy ra trong nhiều năm–những vấn đề trong gia đình, tương tác của tôi với mọi người nơi công tác và trong xã hội. Sư phụ Lý đã giúp tôi và tôi đã có thể ngộ về những mối quan hệ nghiệp lực này.

Tôi nhận ra mình đã tích lũy rất nhiều tư tưởng về danh lợi, sắc nóng giận, tất cả những thứ đó hình thành nghiệp tư tưởng mạnh mẽ trong tôi. Tính khí tôi dễ nổi nóng, điều đó đã trở thành vật cản trên con đường tu luyện của tôi. Nó can nhiễu khi tôi học thuộc Pháp và khiến tôi hành xử không phù hợp, thay vì bảo trì tâm thái bình tĩnh. Sau khi nhận ra những thứ này tôi đã cố gắng loại bỏ hoàn toàn gốc rễ của tâm giận giữ và nóng nảy. Tôi liên tục phát chính niệm nhưng không thể thanh trừ nó.

Mỗi khi đọc đến phần “Chủ ý thức phải mạnh” trong Chuyển Pháp Luân, tôi nghĩ mình không có vấn đề gì cả. Tôi không bao giờ lăng mạ Sư phụ và Đại Pháp, vì vậy tôi đã không chú ý đến phần này. Tôi chỉ đọc mà thôi. Dần dần tôi hình thành quan niệm rằng những thứ đó không áp dụng đối với tôi.

Lần này tôi đã rất chấn động khi đọc tới đoạn Pháp này. Vì sao mà đoạn Pháp đó lại dường như hoàn toàn khác. Nó ngắn, nhưng rất quan trọng cho tu luyện của chúng ta. Cái giả ngã mà Sư phụ thường giảng, cái giả ngã hình thành bởi tư tưởng và nghiệp lực, đã được giảng ra trong phần này. Sư phụ yêu cầu chúng ta thanh lý bản thân hàng ngày khi chúng ta phát chính niệm. Thể ngộ của tôi là mục đích của việc đó chính là để tiêu trừ giả ngã. Tôi có thực sự thanh lý bản thể không? Tôi có nghiêm túc nỗ lực thanh lý những quan niệm của mình không? Tôi đã phát chính niệm nhiều lần trong ngày. Nếu tôi làm tốt, nghiệp tư tưởng còn có thể can nhiễu tôi không?

Nếu chúng ta không thanh lý những tư tưởng người thường, thứ được hình thành từ danh lợi sắc và nóng giận, chúng sẽ tăng cường nghiệp tư tưởng. Chúng sẽ quay lại điều khiển tâm trí chúng ta để làm điều xấu và chúng ta sẽ hình thành những tư duy phụ diện. Nghiệp tư tưởng này khiến bạn buồn ngủ khi học pháp, có tư tưởng tiêu cực khi giảng chân tướng và gây mâu thuẫn với các đồng tu. Biểu hiện của tâm oán hận, hiển thị, tật đố, những tư tưởng giận giữ và truy cầu danh lợi là xuất phát từ nghiệp tư tưởng, và chúng sẽ quay lại gia cường nghiệp đó.

Tôi đã tĩnh tâm hướng nội. Tôi xem xét lại tất cả những quan niệm người thường và mâu thuẫn trong quá khứ của mình. Tôi cầu xin Sư phụ trợ giúp trong khi tôi cố gắng thanh lý tư tưởng của mình. Một ví dụ về việc tôi đã phát sinh mâu thuẫn khi phối hợp với một số đồng tu. Chúng tôi đã tranh cãi và vì vậy đã ngừng phối hợp. Một số than phiền về tôi với người khác. Tôi thấy không thoải mái và sau đó thậm chí còn ghét họ. Tôi tránh nói chuyện với họ và mong không bao giờ gặp lại họ. Sự oán hận này đã biến thành nghiệp tư tưởng. Trên bề mặt tôi không còn nghĩ về nó nữa, nhưng vẫn thấy sôi lên trong lòng. Trong số họ, một số học viên đã bị bắt giữ, những người khác bị giam. Một số người đã ngừng tu luyện và một số thậm chí đã qua đời. Mỗi khi nghe thấy những gì xảy ra, tôi có suy nghĩ phụ diện: “Đó là lỗi của bạn khi không muốn phối hợp với tôi. Tôi biết điều không hay sẽ xảy ra với bạn.”

Nghiệp tư tưởng cũng sinh ra tâm tranh đấu, tật đố, hiển thị, tự ngã và vui mừng trên nỗi đau của người khác. Nó kiểm soát tư tưởng và điều khiển cảm xúc của chúng ta. Một khi chúng ta bị nó kiểm soát, chúng ta có thể đang bước đi trên con đường do cựu thế lực an bài. Đôi lúc chúng ta gặp phải tự tâm sinh ma từ chính tâm trí của chúng ta. Tất cả những tư duy phụ diện này cuối cùng đã sinh ra tự ngã mạnh mẽ. Chúng ta có thể bắt đầu nghĩ rằng thể ngộ của chúng ta là hoàn toàn đúng và đặt mình ở vị trí cao hơn.

Tôi đã liên tục đọc Chuyển Pháp Luân và hướng nội.

Tôi đọc đi đọc lại phần “Được và mất” và “Chuyển hóa nghiệp lực”. Khi đọc đi đọc lại hai phần này, tôi thấy mọi sự oán hận, than phiền và những thứ mà đã khiến tôi buồn phiền, và cả những lo lắng đều biến mất và từng tế bào trên thân thể tôi cảm thấy thoải mái. Đại Pháp đã thanh lý vật chất tình trong tôi và những chấp trước xuất phát từ tình. Những người và những thứ đã khiến tôi khó chịu thì vẫn còn đó, nhưng chúng không còn làm tôi thấy phiền phức nữa. Thật ngạc nhiên là tôi thấy mình đã có thể ghi nhớ hai phần này. Tôi biết đó là vì Sư phụ đã giúp tôi tiêu trừ nghiệp tư tưởng.

Sư phụ giảng:

“Nhưng đại đa số người ta có thể lấy tư tưởng chủ quan rất mạnh (chủ ý thức mạnh) để bài trừ nó, phản đối nó. Như thế, minh chứng rằng cá nhân ấy có thể độ được, có thể phân biệt rõ tốt xấu, cũng chính là ngộ tính tốt; Pháp thân của tôi sẽ giúp đỡ họ tiêu trừ đại bộ phận loại nghiệp tư tưởng này. Tình huống này tương đối hay gặp. Một khi xuất hiện, chính là để xem bản thân có thể chiến thắng tư tưởng xấu đó không. Ai có thể kiên định, thì nghiệp có thể tiêu.” (Bài giảng thứ Sáu-Chuyển Pháp Luân)

Giờ đây tâm tôi hòa ái và tĩnh tại. Không gì còn có thể làm phiền tôi được nữa. Cái tôi cũ, vốn ích kỷ với chồng, đã biến mất. Bây giờ tôi đối xử hòa ái và tốt bụng với người khác. Mối quan hệ với gia đình tôi cũng như với các đồng tu giờ đã hài hòa.

Sư phụ sẽ giúp chúng ta nếu chúng ta có thể tĩnh tâm học Pháp, thực tu và thực sự cố gắng đề cao và Sư phụ sẽ cứu độ chúng ta, thanh trừ nghiệp lực và cho chúng ta thấy sự vô biên của Đại Pháp. Chúng ta là những đệ tử thời Chính Pháp. Chúng ta cần trân quý cơ hội quý giá này, tu luyện tinh tấn và cứu nhiều người hơn. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể báo đáp sự cứu độ từ bi của Sư phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/7/-398659.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/21/182268.html

Đăng ngày 01-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share