Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-02-2010] Hôm qua, chồng tôi nói với tôi, “Loại giấy này chất lượng kém thật. Nó bị tĩnh điện. “Tôi nhìn chúng và biết rằng ông ấy đã mua chúng. Tôi đáp lại ngay lập tức “Tôi đã bảo là mình không biết mua đồ mà. Mình cứ không đồng ý với tôi. Mình xem này, loại tôi mua cũng cùng một giá mà vẫn tốt” Sau đó, tôi nhận ra rằng lời lẽ của tôi bộc lộ biết bao tâm chấp trước người thường: chỉ trích người khác, coi thường người khác, tư lợi, tật đố, hiển thị, bực tức.v.v

Gần đây, tôi thường nói với ông ấy như vậy. Tôi không nhận ra rằng tôi chỉ muốn ông ấy tu luyện thay cho tự tu bản thân mình. Khi việc xảy ra, trước tiên là tôi để ý đến lỗi lầm của ông ấy. Tôi tập trung vào vấn đề của ông ấy. Tôi luôn muốn giám sát ông ấy. Trong tâm tôi, ông ấy làm gì cũng không đủ tốt. Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi cũng không đúng. Tôi không nên đối xử với ông ấy theo cách đó. Nhưng khi sự việc xảy đến, tôi lại quên mất. Tôi bắt đầu chỉ trích ông ấy khi ông ấy làm điều gì đó mà tôi không thích. Tôi thậm chí còn tức giận, cho dù sau đó tôi cảm thấy rất ân hận. Nhớ lại giai đoạn tu luyện cá nhân trong quá khứ, tôi luôn có thể nhìn vào trong và nghiêm khắc với bản thân khi sự việc xảy ra. Môi trường ở gia đình chúng tôi rất hòa hợp. Vợ chồng chúng tôi có mối quan hệ tốt.

Vậy vì sao gần đây tôi lại thiếu khả năng kiềm chế? Tôi nghĩ rằng lý do khiến tôi không thể xử lý đúng đắn trong mối quan hệ vợ chồng chính là chấp trước vào tình. Tôi đã đặt mối quan hệ vợ chồng lên trên mối quan hệ giữa đồng tu. Vì ông ấy là chồng tôi, giống như một người thường, tôi cảm thấy rằng tôi có thể nói và làm bất cứ điều gì mình muốn mà không cần phải kiềm chế. Chúng tôi tranh đấu với nhau và không thể tạo thành một chỉnh thể.

Nhìn vào trong, tôi thấy chấp trước ích kỷ, truy cầu an nhàn và những quan niệm người thường của mình. Tôi tin rằng câu tục ngữ rằng “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” là đúng. Người chồng nên làm việc ở bên ngoài để đảm bảo đủ tiền cho gia đình. Nhưng chồng tôi đã bị chính quyền giam giữ bất hợp pháp trong nhiều năm. Tôi đã phải làm lụng vất vả để kiếm sống và chăm sóc con cái cùng bố mẹ già. Tôi cảm thấy tôi đã chịu nhiều đau khổ. Tôi biết rằng những điều đó là do ĐCSTQ gây ra, nhưng khi mà chấp trước vào an nhàn nổi lên, hay khi chúng tôi gặp khó khăn về tài chính, tôi sẽ lại nổi giận với ông ấy. Tôi cảm thấy tôi xứng đáng được nhiều hơn vì tôi đã làm lụng vất vả và đã hy sinh rất nhiều cho gia đình. Tôi trông đợi được báo đáp. Vậy nên tôi thường lấy câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” để chỉ trích ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy phải làm nhiều hơn và phải hy sinh nhiều hơn cho gia đình để làm nhẹ bớt gánh nặng cho tôi để tôi có thể thoải mái hơn.

Mặc dù câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có thể tốt đối với người thường, học viên chúng ta không thể bị giới hạn bởi quan niệm này. Chúng ta phải đo lường bản thân theo tiêu chuẩn của Pháp.

Sư Phụ giảng:

“Làm người luyện công đã là siêu thường rồi, chư vị đã là người siêu thường rồi, nên phải dùng [Pháp] lý siêu thường để yêu cầu chư vị, chứ không thể dùng [đạo] lý nơi người thường để nhận định” (Bài Giảng thứ 9 – Chuyển Pháp Luân)

So với yêu cầu của Sư Phụ, tôi thực sự thấy xấu hổ. Tôi đang dùng quan niệm người thường để che đậy chấp trước con người. Đó có phải là hành động của một người thường không?

Có vài lý do cho điều này: Khi tôi dành ít thời gian học Pháp hơn, quan niệm người thường nổi trội. Văn hóa Đảng cũng ảnh hưởng tới tôi. Phụ nữ hiện đại thường mạnh mẽ và thiếu nữ tính. Thời xưa, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau, và tiêu chuẩn đối với học viên Đại Pháp còn cao hơn thế. Sư Phụ bảo chúng ta nên học Pháp nhiều hơn. Để hiểu được các nguyên lý Pháp, tôi cần phải học Pháp nhiều hơn, nghiêm khắc với bản thân và đối xử với chồng tôi như đối với một bạn đồng tu. Tôi cần phải đo lường bản thân theo tiêu chuẩn của Pháp, cân nhắc đến người khác trong bất kỳ hoàn cảnh nào và nhìn vào trong khi gặp vấn đề. Tôi cần phải nhẫn, nhìn nhận những điểm mạnh và chỉ ra những thiếu sót của ông ấy với thiện tâm. Chúng tôi cần phải trở thành một chỉnh thế và làm tốt ba việc.

Nếu cả vợ chồng đều là người tu luyện, cả hai cần phải xem xét các quan niệm và cách cư xử đối với nhau và trở nên biết tự kiềm chế hơn. Tôi hy vọng rằng những cặp vợ chồng cùng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhận ra điều này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/13/218057.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/6/115174.html
Đăng ngày: 18-03-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share