Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-08-2019] Sau khi tôi chuyển đến nhà mới, một học viên khác và tôi đã gợi ý thành lập một nhóm học Pháp tại nhà của cô ấy. Tôi đã đồng ý. Chúng tôi đã rất thân thiết nhưng sau đó đã gặp phải một mâu thuẫn.

Một buổi chiều, sau khi chúng tôi học Pháp xong, tôi nói: “Tôi luôn dùng thắt lưng buộc chặt để có thể ngồi song bàn. Đã đâm lao thì phải theo lao, được ngày nào hay ngày đó”. Đồng tu tức giận nói tôi không tinh tấn. Sau đó, cô ấy kể lại vấn đề mà tôi từng gặp phải nhiều năm trước. Cuối cùng cô nói rằng hôm nay cô ấy tâm tình không tốt, tôi còn chọc giận cô ấy.

Tôi nhớ lại lời giảng của Sư phụ:

“Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt bỏ tại các chủng hoàn cảnh [khác nhau]. [Sẽ] làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; tu luyện là như thế”. (Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã bị cuốn đi bởi quá mê mải và chỉ nhận ra điều này khi đồng tu buộc tội tôi. Cô ấy đã xin lỗi và nói: “Xin lỗi, hôm nay tôi đã mắng chị nặng lời”. Tôi nói với cô ấy rằng không có vấn đề gì. Trên đường về nhà, những suy nghĩ tồi tệ xuất hiện trong đầu tôi và tôi cố gắng tìm lời bào chữa cho mình. Tôi tự nhủ rằng mình phải kìm nén những suy nghĩ này.

Tôi nhớ lại Pháp của Sư phụ:

“Như ngộ cường biện vật tranh ngôn

Hướng nội trảo nhân thị tu luyện

Việt tưởng giải thích tâm việt trọng

Thản đãng vô chấp xuất minh kiến”. (Thiểu biện, Hồng Ngâm III)

Diễn giải:

“Nếu gặp phải biện giải mạnh mẽ thì đừng tranh lời

Hướng nội tìm nguyên nhân, ấy là tu luyện

Càng muốn giải thích thì tâm càng nặng

Mà lòng khoáng đãng không chấp thì lại nảy ý kiến sáng suốt”. (Thiểu biện, Hồng Ngâm III)

“Tu luyện nhân

Tự trảo quá

Các chủng nhân tâm khứ đích đa

Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc

Đối đích thị tha

Thác đích thị ngã

Tranh thậm ma”. (Thuỳ thị thuỳ phi, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Người tu luyện

Tự tìm lỗi

Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều

Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại

Cái đúng là họ

Cái sai là mình

Còn tranh gì nữa”. (Thuỳ thị thuỳ phi, Hồng Ngâm III)

Tuần sau, khi tôi tới, cô ấy chào tôi ở cổng vào tòa nhà. Cô ấy nói rằng cô ấy xuống để vứt rác và đứng chờ tôi. Tôi hoàn toàn hiểu việc này vì sao xảy ra. Tôi mỉm cười và chúng tôi đã đi lên cùng nhau.

Một lần khác, khi tôi đi học Pháp nhóm, không có ai trả lời sau khi tôi bấm chuông ba lần. Tôi nghĩ mình nên về nhà, có lẽ cô ấy đã có việc bận. Nhưng những ký ức tồi tệ của tôi về cô ấy xuất hiện trong tâm trí. Tôi nhớ tới một sự việc đã xảy ra từ 10 năm trước khi chúng tôi và cô ấy cùng đi phân phát tài liệu chân tướng, nhưng sau đó trời bắt đầu mưa. Tôi đã đợi cô ấy ở trạm xe buýt hơn nửa tiếng đồng hồ. Tôi biết mâu thuẫn xuất hiện là để tạo ra gián cách giữa chúng tôi. Do vậy, tôi đã nhanh chóng phủ nhận những suy nghĩ tiêu cực này.

Trên chuyến xe buýt về nhà, tôi nghe thấy người tài xế nhắc nhở một cô gái quét lại thẻ đi xe buýt. Cô ấy quay trở lại, quét lại thẻ của mình và di chuyển ra giữa xe buýt. Người lái xe lại bảo cô quét lại thẻ của mình lần nữa. Có vẻ như cô gái đã không nghe thấy. Khi những người khác xung quanh bảo cô quét lại thẻ của mình, cô quay lại và quét lại nó một lần nữa. Sự hiểu lầm được xóa tan ngay lập tức khi chúng tôi nhìn thấy thẻ dành cho người khuyết tật trên cổ của cô, hóa ra cô ấy bị điếc. Tôi hiểu rằng Sư phụ đã cho tôi chứng kiến tình cảnh này để giúp tôi loại bỏ sự nghi ngờ và phẫn nộ với những hành động của người khác. Nó cũng giúp tôi rộng lượng và kiên nhẫn hơn.

Một tuần sau đó, tôi lại đến nhà đồng tu. Cô ấy hỏi, tuần trước có chuyện gì xảy ra với chị không? Chị đã không đến. Khi tôi kể rằng mình đã bấm chuông cửa ba lần, cô ấy trông bối rối.

Sau đó, nó lại xảy ra một lần nữa: không ai trả lời chuông cửa. Tôi đã học được bài học và nhờ một người phụ nữ tình cờ đi xuống cầu thang lúc đó để giúp tôi quẹt thẻ. Cô ấy nói rằng nhà cô ấy ở tầng 14 và thang máy sẽ chỉ đưa tôi lên tầng đó. Tôi nói rằng mọi chuyện đều ổn và leo cầu thang bộ để lên tầng 29. Tôi gõ cửa, và không ai trả lời. Tôi nghĩ cô ấy không có ở nhà và đi xuống cầu thang.

Bên ngoài tòa nhà, tôi thấy một học viên khác sống gần đó. Cô ấy đang lo lắng nhìn xung quanh. Khi thấy tôi, cô ấy đến và xin lỗi vì đã đến trễ 10 phút. Hóa ra, chủ nhà của nhóm học Pháp phải rời đi để giúp cha cô ấy, và cô ấy đã để lại thẻ chìa khóa nhà cho tôi ở nhà học viên đó để tôi không đến vô ích.

Chúng tôi lên lầu học Pháp. Tôi thấy rằng chủ nhà đã đặt các cuốn sách Đại Pháp vào một hộp thiếc và để một chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bên cạnh. Cô ấy rất chu đáo. Cũng giống như trước đây, tôi rất biết ơn và ngưỡng mộ những học viên đã kiến lập môi trường học Pháp. Nếu tôi về nhà sau khi không có ai trả lời chuông cửa, tôi sẽ mất cơ hội hiểu thêm về đồng tu.

Sư phụ giảng:

“Hy vọng mọi người trân quý chính mình, trân quý người khác, trân quý hoàn cảnh này của chư vị”. (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, giảng Pháp các nơi XI)

Ở đây tôi muốn nhắc nhở các đồng tu: Đừng để can nhiễu bên ngoài tạo thành gián cách giữa chúng ta. Giải quyết vấn đề dễ dàng hơn là tự buộc nút lại. Thật đúng như Sư phụ giảng:

“Ví như khi đưa nắm tay ra, mọi người phải nắm lại thì mới mạnh”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009])

Chúng ta cần phối hợp tốt hơn để giúp Sư phụ cứu thêm nhiều người.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/20/391656.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/10/180263.html

Đăng ngày 28-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share