[MINH HUỆ 08-08-2019]

Tiếp theo Phần 5

Nếu như phải lấy ra một chủ đề trong “thiên mệnh quan” thời thượng cổ thì chủ đề đó chính là mối quan hệ giữa thiên mệnh và vương quyền. Việc nhận thức như thế nào về mối quan hệ này phản ánh cách lý giải của người Trung Quốc thời xưa đối với nguyên nhân dẫn đến thịnh suy của vương triều và tính hợp pháp của chính quyền.

Như vậy, người Trung Quốc thời đó cho rằng một vương triều (cho dù đó là nhà Hạ, Thương hay Chu) thì nguyên nhân mà các triều đại được dựng lập nên rốt ráo là gì? Và làm thế nào để quyết định tính hợp pháp của một chính quyền?

“Thượng thư” là bộ sách đầu tiên ghi lại lịch sử thời thượng cổ trong lịch sử Trung Quốc, có thể cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu lịch sử để tìm hiểu về vấn đề này. “Thượng thư, Triệu Hạo” viết rằng: “Nhà Hạ phục tùng thiên mệnh”, “Nhà Ân Thương tiếp nhận thiên mệnh”.

“Kinh thi, Thương tụng” là bộ sách thơ ca của nước Tống thời kỳ nhà Thương và nhà Chu. Khi đề cập đến khởi nguyên của nhà Thương, “Thương tụng, Huyền điểu” viết rằng: “Mệnh trời là huyền điểu (chim én), giáng xuống trần sinh ra nhà Thương.”

“Thương tụng, Trường phát” viết rằng: “Đế lập tử sinh Thương.”

Khi xem những ký tự điêu khắc trên các lễ vật bằng đồng đúc vào thời Thương Chu, câu “thụ mệnh ư thiên” (tiếp nhận thiên mệnh) không chỉ xuất hiện một lần.

Theo ghi chép của “Mao Công Đỉnh”: “Phi hiển Văn Võ, Hoàng thiên hoằng yêm quyết đức, phối ngã hữu Chu, ưng phụ thiên mệnh” (Văn Võ đại hiển, Hoàng thiên đức hạnh hồng đại, kết hợp cho tôi với nhà Chu, nhận lãnh thiên mệnh).

“Đại Vu Đỉnh Minh” viết rằng: “Phi hiển Văn Vương, thụ thiên hữu đại mệnh” (Văn Vương đại hiển, tiếp nhận mệnh lớn của Trời).

Có thế thấy rằng, bất kể là ghi chép trong “Thượng thư” hay truyền thuyết trong “Kinh Thi” và những văn tự điêu khắc trên lễ vật bằng đồng đều cùng nhấn mạnh một ý tứ chung. Đó là sự kiến lập nhà Hạ, Thương, Chu đều là “tiếp nhận thiên mệnh”. Nói cách khác, vương quyền đến từ sự giao phó của thiên thượng. Tính hợp pháp thống trị vương triều được quyết định từ thiên thượng.

Lấy nhà Thương làm ví dụ. Theo sử sách ghi chép vào cuối thời nhà Hạ, Y Doãn thấy Hạ Kiệt không thể cứu chữa nên đã khuyên Thương Thang chinh phạt Hạ Kiệt cứu giúp muôn dân; nhưng lúc đầu Thương Thang không chịu tiếp thụ. Bởi vì người xưa đều minh bạch quân quyền thần thụ, quân vương có sai trái thì bề tôi có thể can ngăn. Nếu như dùng vũ lực với thiên tử thì không đúng nghĩa của thần tử. Lúc Thành Thang đi về phía Đông đến sông Lạc Thủy, tế bái đền thờ Nghiêu Đế đã xảy ra một sự việc như sau.

“Thượng thư, Trung hậu” viết rằng:

Thương Thang ngâm miếng ngọc bích dùng để tế tự xuống sông Lạc Thủy, đứng chờ một bên thì thấy một đôi hoàng ngư (cá vàng) nhảy lên, hắc điểu cũng theo đó mà dừng lại trên tế đàn, sau hóa thành hắc ngọc (miếng ngọc màu đen). Phía trên miếng ngọc có dòng chữ màu đỏ viết rằng: “Tinh linh Thiên Ất màu đen lãnh nhận ý chỉ từ Thần, mệnh lệnh cho ngươi đi chinh phạt chiến thắng Hạ Kiệt. Ba năm sau, thống nhất thiên hạ.”

Sau đó, thiên thượng đã để Thành Thang chiến thắng. Tại Tiêu Cung mệnh lệnh cho ông ta: “Ngươi phải thay thế vương vị của Hạ Kiệt, bởi vì phẩm đức của Hạ Kiệt quá bại hoại nên ta đã tuyệt diệt thiên mệnh của hắn. Ngươi hãy mau chóng thống lĩnh quần chúng thảo phạt hắn ta. Ta nhất định sẽ để ngươi chiến thắng!” (Mặc tử, Phi công)

Kết quả là Thành Thang mau chóng thuận theo an bài của thiên mệnh thay thế cho Hạ Kiệt, khai sáng triều đại đầu tiên của nhà Thương.

Người xưa thời nhà Hạ, Thương, Chu nhìn nhận thượng thiên là chí cao vô thượng. Không chỉ thể hiện ở vương quyền là do thượng thiên ban cho, mà còn thể hiện ở sự tiêu vong của vương triều vốn dĩ là trừng phạt từ thiên thượng.

Thời kì đầu nhà Hạ, có bộ tộc Hỗ Thị phản đối con trai của Hạ Vũ là Hạ Khải lên ngôi kế thừa vương vị. Kết quả là bị Hạ Khải đánh bại. Vì sao Hỗ Thị thất bại?

“Thượng thư, Cam thệ” viết rằng: “Hỗ Thị không tuân theo Ngũ Hành, vứt bỏ Tam Chính (Thiên Địa Nhân). Trời tuyệt diệt mệnh, bấy giờ là sự trừng phạt chấp hành theo ý chỉ của Trời.” (ý tứ là ông Trời phải đoạn dứt vận mệnh của Hỗ Thị, trừng phạt nó.)

Cuối thời nhà Hạ, Hạ Kiệt bị tiêu diệt bởi Thương Thang. Nhà Hạ tiêu vong nhà Thương hưng thịnh. Vì sao nhà Hạ hùng mạnh xưa kia lại bị tiêu diệt bởi một nước chư hầu?

“Thượng thư, Thang thệ” viết rằng: “Hữu Hạ đa tội – Chí thiên chi phạt” (ý tứ là: Hạ Kiệt tội ác chồng chất, ông Trời phải trừng phạt hắn.)

Cho đến những năm cuối thời nhà Thương, nhà Thương tiêu vong nhà Chu hưng thịnh. Vì sao một vương triều rộng lớn như nhà Thương lại bị một nước nhỏ bé bên dưới tiêu diệt?

“Thượng thư, Thái thệ” viết rằng: “Thương tội quán doanh, thiên mệnh tru chi” (ý tứ là: Thương Trụ Vương tội ác chồng chất nên ông Trời phải giết ông ta.)

Theo ghi chép trong “Quốc ngữ, Chu ngữ”, năm thứ hai Chu U vương (780 TCN), vùng Kinh Thủy, Vị Thủy, Lạc Thủy phát sinh động đất.

Thái sử Bá Dương Phụ nói: “Nhà Chu phải tiêu vong rồi. Khí của trời đất, không thể bỏ mất thứ tự của mình. Nếu như loạn không có vị trí trật tự thì dân chúng sẽ đại loạn. Thang khí lưu lại ở bên trong không thể xuất ra, âm khí bị áp chế không thể tản ra, vì thế mà phát sinh động đất. Hôm nay phát sinh động đất ở cả ba con sông, chính là Thang khí không còn ở tại vị trí của mình để áp chế âm khí nữa. Thang khí mất đi vị trí và nhường chỗ cho âm khí. Đầu nguồn của sông bị tắc nghẽn, dòng chảy không thông, quốc gia nhất định sẽ tiêu vong. Dòng chảy lưu thông thì đất đai mới được tưới tiêu vạn vật sinh trưởng, người dân mới có thể sử dụng. Dòng chảy bị nghẽn thì đất đai khô cằn, bách tính thiếu hụt tài nguyên để dùng, quốc gia không tiêu vong có thể được sao? Xưa kia, sông Y Thủy và Lạc Thủy cạn kiệt thì nhà Hạ tiêu vong, sông Hoàng Hà cạn kiệt thì nhà Thương tiêu vong. Hôm nay, vận mệnh của nước Chu cũng giống như hai nhà Hạ và Thương thời mạt thế, sông ngòi cạn kiệt, đầu nguồn bị nghẽn ắt dòng chảy sẽ không thông. Dựng lập quốc gia nhất định phải xem xét núi sông. Núi sụp đổ, sông ngòi cạn kiệt chính là điềm báo suy bại diệt vong. Sông ngòi tắc nghẽn thì núi đồi nhất định sẽ sập xuống. Quốc gia như thế này bất quá chỉ vài chục năm sẽ tiêu vong, đó là cực hạn của định số vậy. Phàm là không vâng theo mệnh trời thì đều không bước qua được cực hạn này.”

Năm đó, sông Kinh Thủy, Lạc Thủy, Vị Thủy dòng chảy cạn kiệt; núi Kỳ Sơn sụp đổ. Năm thứ mười một (771 TCN), Chu U vương bị giết, vận mệnh nhà Chu cũng vì thế trôi nổi bất định.

Có thể thấy rằng, từ Hỗ Thị đến Hạ Kiệt rồi lại đến Thương Trụ, những chính quyền này vì sao lần lượt thay nhau suy bại? Nguyên nhân giống nhau là sự trừng phạt của ông Trời. Thương Thang đánh bại Hạ Khải, tiêu diệt Hạ Kiệt và Chu Văn Võ Vương bất quá cũng chỉ là chấp hành theo ý chí của thượng thiên.

Đúng thật là hưng thịnh bởi thiên mệnh, tiêu vong cũng bởi thiên mệnh!

(Còn tiếp)


Bản tiếng hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/8/8/390466.html

Đăng ngày 14-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share