[MINH HUỆ 23-12-2009] Sư Phụ giảng,

“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009])

Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải học cách sử dụng Pháp bảo này. Chỉ bằng việc nhìn vào trong thì chúng ta mới có thể tìm ra những chấp trước mà cần phải loại bỏ và vững chắc đề cao bản thân.

Mặc dù chúng ta đều biết nhìn vào trong, tuy nhiên khi vấn đề xuất hiện, bị chấp trước cản trở, chúng ta thường không thể nghĩ đến Pháp bảo này. Một số học viên cảm thấy bị đối xử bất công khi bị chỉ trích. Nếu bạn nói với họ hướng nội tìm, họ sẽ có một cảm giác bất bình. Một số đồng tu khác thì thường vào hùa với người đó, “Đúng thế, người mà chỉ trích bạn nên nhìn vào trong trước.” Họ nhìn nhận sự việc ở tầng bề mặt và thất bại trong việc sử dụng Pháp bảo mà Sư Phụ đã cấp cho chúng ta. Tiện đây tôi muốn chia sẻ một vài hiểu biết cá nhân. Xin vui lòng chỉ ra những chỗ chưa hợp lý.

Ví dụ bên trên đã xảy ra trong nhóm học Pháp của chúng tôi. Để đề cao như một chỉnh thể, chúng tôi đã thảo luận về vấn đề này và hỏi từng người làm thế nào để giải quyết đúng đắn vấn đề khi nó xảy ra với chúng tôi. Chỉ có một vài người là sẵn sàng nhìn vào trong. Hầu hết các học viên khác hoặc là thảo luận về vấn đề bằng cách đánh giá ai đúng ai sai, hoặc là miễn cưỡng trong việc đưa ra những phản hồi có tính xây dựng bởi vì họ sợ động chạm tới người khác.

Chúng ta hãy cùng học Pháp để thấy những điều Sư Phụ đã giảng. Sư Phụ đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng nội tìm rất nhiều lần. Sư Phụ giảng,

“Trong tu luyện không có việc gì là vô duyên vô cớ cả. Khi trong chúng ta xuất hiện trạng thái không đúng đắn và hành vi của người không tốt, thì là nhắm vào nhân tâm mà đến. Chúng ta không thừa nhận an bài của cựu thế lực; hễ làm không tốt liền sẽ bị dùi vào sơ hở; có lẽ ở phương diện này cần nhắm thẳng như thế thì mới xuất hiện. Một khi sự việc loại này xuất hiện, mọi người đều sốt ruột: ‘Sao lại khiến đệ tử Đại Pháp mất mặt như thế, xuất hiện những người như thế?’ Nhưng mọi người đều chưa thử nghĩ xem: ‘Bản thân chúng ta chẳng phải ở phương diện nào đó chưa đúng sao?’ Thực ra [nếu] bản thân quả thực đã minh bạch rồi, thực hiện ngay chính rồi, [thì] những người đó, những biểu hiện đó đã không có rồi; là vì trong các đệ tử Đại Pháp sẽ không xuất hiện bất kể sự việc vô duyên vô cớ nào, cũng không cho phép; ai cũng không dám.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009])

Chúng ta là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp. Đây không phải là một danh hiệu mà ai cũng dễ dàng có được. Chúng ta phải đáp ứng tiêu chuẩn của một người tu luyện. Trước tiên, chúng ta phải làm theo lời Sư Phụ dạy là nhìn vào trong. Khi một vấn đề xuất hiện, chúng ta có thể chỉ tay về phía người khác hoặc là phân tích vấn đề để xác định ai đúng ai sai. Đây liệu có phải là điều mà Sư Phụ mong đợi chúng ta làm không? Chắc chắn là không. Đó đơn giản chỉ là biểu hiện của các chấp trước của chúng ta, những thứ mà cần phải tu bỏ. Theo tôi thì điều đó chứng tỏ rằng chúng ta học Pháp chưa đủ tốt và chúng ta không thể dùng Pháp đo lường mọi việc, và chúng ta không thể nghiêm khắc với chính mình.

Khi vấn đề xảy ra, chúng ta cần phải bình tĩnh và tự hỏi bản thân, “Tại sao nó lại xảy ra với tôi? Nó có điều gì liên quan tới tôi không? Nó đang nhắm vào chấp trước gì đây? Tuy nhiên, nó chắc chắn là để giúp tôi đề cao tâm tính. Tôi cần phải nhìn vào trong như Sư Phụ đã giảng,

‘Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại [một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị. Chỉ cần chư vị coi mình là người luyện công, chư vị sẽ có thể xử lý chúng được tốt.’ (Chuyển Pháp Luân)”

Với chính niệm chính hành như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ giải quyết vấn đề tốt đẹp, tìm ra chấp trước và đề cao tâm tính chúng ta một cách vững vàng. Hơn nữa, khi chúng ta hướng nội tìm, chúng ta cần phải quan sát môi trường xung quanh chúng ta. Đây chẳng phải là một quá trình tự tịnh hóa? Chẳng phải nó đề cao sức chịu đựng của chúng ta? Chẳng phải nó thể hiện lòng từ bi của chúng ta? Chính là Sư Phụ chỉ thật sự quan tâm tới tâm của chúng ta. Thái độ của chúng ta là điều mà các Giác giả để ý tới.

Từ quan điểm của nhóm, bất cứ khi nào một điều gì thuộc loại này xảy ra, nó thực sự là đang nhắm vào toàn thể nhóm chúng ta. Mỗi người trong số chúng ta cần phải hướng nội tìm, bởi vì không có điều gì xảy ra trong tu luyện là ngẫu nhiên cả. Chúng ta không được coi nhẹ hoặc là đánh giá ai đúng ai sai bằng việc phân tích vấn đề ở bề mặt. Nó chỉ có thể là những chấp trước cụ thể nào đó của chúng ta mà cần phải nhắm vào. Do vậy, tất cả chúng ta nên nhìn vào trong. Sự đề cao của cá nhân dẫn đến sự đề cao của cả nhóm.

Không còn nhiều thời gian nữa. Chúng ta hãy cùng loại bỏ tất cả các chấp trước, làm tốt những gì mà đệ tử Đại Pháp cần làm, và theo Sư Phụ trở về ngôi nhà ban đầu, thực sự của chúng ta.

Viết ngày 22 tháng 12 năm 2009


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/23/214894.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/15/113924.html
Đăng ngày 19-01-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share