Bài viết của một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi tại Đại lục

[MINH HUỆ 12-12-2018] Tôi muốn kể một vài câu chuyện về các đồng tu ở quanh tôi. Rất nhiều đồng tu xung quanh tôi đều phải gánh vác trách nhiệm gia đình, đối với mọi việc trước tiên đều nghĩ cho người khác, trong hoàn cảnh gian khổ đều tự tu bản thân, cân bằng thật tốt quan hệ gia đình, tận dụng mọi thời gian để làm tốt 3 việc. Cho dù các đồng tu có làm tốt như thế nào, các thành viên trong gia đình đôi lúc vẫn không vừa ý.

Sư phụ giảng:

“Người thường chính là vì cái ‘tình’ ấy mà sống” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tuy nhiên, tình là tự tư, đệ tử Đại Pháp trong tu luyện là dần dần từ bỏ cái tình, thoát khỏi người thường, còn người thường là vì cái tình này mà sống, nếu không phù hợp với cảm xúc cá nhân, họ sẽ không vừa ý và sẽ cảm thấy bản thân mình bị người khác bỏ mặc, không quan tâm.

Cá nhân tôi thấy rằng khi gặp tình huống này, trước tiên cần hướng nội, xem hành xử của mình có phù hợp với Pháp hay không, tại sao lại để cho mình nhìn thấy sự việc này, có phải bản thân còn có tâm gì không. Trong quá trình tu luyện, cần phải nhìn vào từng ý từng niệm của bản thân xem có đặt trong Pháp hay không, không được thuận theo tình cảm của con người; do rất nhiều quan niệm của con người cần phải được quy chính, đệ tử Đại Pháp cần phải làm chính tất cả những gì bất chính, chứ không để bị dẫn động bởi người thường.

Sư phụ giảng:

“Con người ở thế gian, họ chỉ là hưởng thụ quá trình sinh mệnh, tôi từng nói rằng con người thật đáng thương, con người ở thế gian này họ chỉ là hưởng thụ những cảm thụ được mang đến cho con người trong quá trình sinh sống” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Hoàn cảnh gia đình cũng chính là môi trường tu luyện của đệ tử Đại Pháp, môi trường này được tạo thành cho các đệ tử Đại Pháp. Người thường không tu luyện đang trượt dốc hàng nghìn dặm mỗi ngày, trong tư tưởng có rất ít các quan niệm đúng đắn, mà rất nhiều điều là sai, nhưng người Trung Quốc Đại lục hiện nay không ý thức được điều gì là sai trái, không phân biệt được đúng sai, thiện ác đảo lộn. Trong hoàn cảnh này, cần phải thực sự phù hợp với người thường, thì đệ tử Đại Pháp chẳng phải đang ở trong trạng thái tu luyện là gì?

Sư phụ giảng:

“Nơi hồng trần cuồn cuộn nhân loại này, chư vị ngược dòng đi lên. Nhưng nghĩ ra thì nó không chỉ như thế thôi! Toàn thể vũ trụ đều đang bị đào thải, đều đang bại hoại, chư vị có thể vững vàng đối nghịch dòng chảy như thế mà lên! Tại xã hội ngày nay, một người có thể có một chút chính niệm, thì người ấy đã giỏi lắm rồi! Chẳng phải vậy sao? Xã hội thế nào, cơ sở xã hội thế nào, đối với một sinh mệnh mà nói, họ mà có thể có chính niệm vậy thì khác rồi”. (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Cá nhân tôi cảm thấy, tại hoàn cảnh hiện nay, người thường không tu luyện đều thuận theo nước chảy bèo trôi mà trượt dốc rất đáng sợ rồi. Xã hội này, phương diện nào cũng đều đầy rẫy những điều cám dỗ, hoàn cảnh xã hội này thực sự đã rất thối nát.

Lúc tôi mới đắc Pháp, đối với Pháp lý mà Sư phụ giảng:

“Hoàn cảnh phức tạp, tôi nghĩ rằng trái lại lại là điều hay; càng phức tạp thì càng có khả năng xuất hiện cao nhân; nếu từ nơi đây mà vọt trội lên được thì mới tu được chắc chắn nhất”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Hai mươi hai năm trước, tôi không nhận thấy hoàn cảnh xã hội này là phức tạp, nhưng hiện nay tôi đã thấy rõ mức độ phức tạp của nó: đạo đức suy đồi, con người làm việc xấu mà không biết điểm dừng, không biết kiêng dè, và thậm chí không biết mình đang làm điều xấu. Người tu luyện trải qua nhiều năm mới tu bỏ được rất nhiều tâm chấp trước, họ đối với nhu cầu ăn, mặc đều xem rất nhẹ. Mặc áo quần chỉ cần sạch sẽ, chỉn chu là được. Ăn gì cũng không thành vấn đề, chỉ cần no là được. Khi người tu luyện không có dục vọng đối với phương diện này, trước mắt là đồ ăn ngon, cảnh vật đẹp, họ không động tâm, thực sự không có gì làm họ hứng thú. Những đồng tu này, nếu bạn để họ đi du lịch, đối với họ mà nói, nếu không phải là vì cứu người, thì họ thấy rất mất thời gian, lãng phí thời gian do Sư tôn vì chúng sinh mà chịu đựng kéo dài để hưởng thụ phong cảnh người thường, đây thực sự là một tội lỗi lớn.

Có một nữ đồng tu lớn tuổi mà tôi biết, hai năm trước đây, bà phải chăm sóc mẹ chồng nằm liệt giường và đứa cháu ngoại chưa đầy một tuổi, còn phải lo việc nấu ăn cho cả nhà. Trong hoàn cảnh như vậy, hàng ngày bà đều dậy từ 3 giờ 30 phút sáng (sau khi nhạc luyện công mới được công bố năm 2018, bà dậy từ lúc 3 giờ sáng), dọn dẹp nhà cửa một lúc, đến 3h50 phút bắt đầu luyện công. Luyện công và phát chính niệm xong, bà học thuộc Pháp trong vòng 1 giờ đồng hồ. Sau đó, bà chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Sau khi ăn sáng, bà dọn dẹp nhà cửa tươm tất, và chở cháu gái trên chiếc xe đạp điện đi đến chợ giảng chân tướng. Chợ ở nội thành hay ngoại thành, chỉ cần có thể đến được, bà đều đến để giảng chân tướng. Quả đúng là tranh thủ từng phút từng giây để cứu người.

Ở chợ, bà một tay bồng cháu ngoại, một bên giảng chân tướng cho người dân. Mùa đông miền Bắc trời rất lạnh, bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, đồng tu vẫn kiên trì giảng chân tướng như vậy, đến trưa thì vội vàng về chuẩn bị bữa trưa cho gia đình.

Bà còn phải chuẩn bị đồ ăn thức uống cho mẹ chồng hàng ngày. Buổi chiều, sau khi ru cháu ngủ, bà tiếp tục học Pháp. Mỗi ngày bảo đảm phải học được ba bài giảng. Đồng tu nói với tôi, thời gian còn lại rất ít, tôi rất hiểu điều đó. Buổi tối sau khi ăn cơm xong, đồng tu đọc các bài Kinh văn của Sư phụ, lấy Đại Pháp để quy chính nhất ngôn nhất hành của bản thân, gặp vấn đề gì cũng đều tự tu chỉnh bản thân, hướng nội tìm, nhất nhất nghe theo Sư phụ.

Những năm đầu, đồng tu chịu bức hại rất nghiêm trọng, thập tử nhất sinh. Sau khi ra khỏi trung tâm tẩy não, do bị bắt giữ bất hợp pháp, một thời gian dài tuyệt thực khiến cân nặng đồng tu chỉ còn lại có 32 kg. Đối diện với biến cố của gia đình, chồng ngoại tình, con cái đối xử lạnh nhạt. Đồng tu dùng tiêu chuẩn của người tu luyện yêu cầu bản thân, cân bằng quan hệ gia đình, để mọi người xung quanh cho đến người thân trong gia đình thấy được sự tốt đẹp của Đại Pháp, sự thuần chân của người tu luyện, trải thảm cho con đường cứu độ chúng sinh của mình.

Quanh tôi có rất nhiều đồng tu như thế. Áo quần của bà đều do con gái mua cho. Mỗi ngày đều bôn ba đi giảng thanh chân tướng cứu người ở chợ, rồi hối hả về nhà chuẩn bị cơm nước cho gia đình. Đồng tu chi tiêu rất ít cho bản thân, và dùng tiền đưa cho các học viên khác để làm tài liệu giảng chân tướng. Tại hoàn cảnh gian khổ đều kiên định tu luyện, hướng nội tìm. Suy nghĩ của bà rất đơn giản và thuần thiện. Một đồng tu cao tuổi nói: “Tôi hi vọng người khác chỉ cho tôi vấn đề của mình, tôi sẵn sàng lắng nghe người khác phê bình, bởi vì rất khó để bản thân nhận ra chấp trước của mình”.

Lời của đồng tu chân thành đến nỗi bạn có thể cảm nhận được nguyện ý đồng hóa với Pháp của đồng tu.

Họ như những bông mai trong tuyết, bất chấp gian khổ, vẫn vươn mình nở rộ nghênh xuân.

Các câu chuyện về các đồng tu thế này còn rất nhiều, thực sự cảm động lòng người, khích lệ các đồng tu vững bước tinh tấn trên con đường tu luyện.

Cuối cùng, tôi muốn trích dẫn bài thơ Mai (Nguyên khúc) trong Hồng Ngâm II của Sư phụ, mong các đồng tu cùng nhau nỗ lực trên con đường tu luyện:

Mai (Nguyên khúc)

Trọc thế thanh liên ức vạn mai

Hàn phong tư cánh thúy

Liên thiên tuyết vũ Thần Phật lệ

Phán mai quy

Vật mê thế trung chấp trước sự

Kiên định chính niệm

Tùng cổ đáo kim

Chỉ vì giá nhất hồi.

Tạm diễn nghĩa:

Hoa mai (Thơ khúc thời nhà Nguyên)

Hàng ức vạn đoá hoa mai như hoa sen thanh cao trong thế gian ô trọc

Gió lạnh càng tỏ ra tư thái thanh thuý hơn

Mưa tuyết suốt ngày, nước mắt Thần Phật

Ngóng chờ hoa mai về

Chớ mê vào các việc chấp trước thế gian

Kiên định chính niệm

Từ xưa đến nay

Chỉ vì một dịp này.

Nhận thức của cá nhân còn nông cạn, nếu có điều gì không đúng với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/12/378323.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/3/176365.html

Đăng ngày 22-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share