Đệ tử Đại Pháp Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-03-2019] Trong tu luyện làm sao chúng ta có thể duy trì chính niệm của bản thân? Mọi người đều biết cần thông qua hướng nội tìm vô điều kiện mà thực hiện. Nhưng đôi khi chúng ta hướng nội tìm mà không thấy nhân tâm. Sau đây, tôi xin chia sẻ cùng mọi người cách mà bản thân tôi làm gần đây.

Hướng nội tìm bản thân chính là dùng Đại Pháp làm tiêu chuẩn, tìm ra nhân tâm của chính mình. Đại Pháp chính là Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi chính là luôn dùng ba phương diện này để tìm ra nhân tâm của mình.

Chân

Thứ nhất chính là ‘Chân’: quan sát nhất tư nhất niệm, nhất ngôn nhất hành của bản thân xem đã làm được Chân chưa, liệu có lời nói dối, che giấu, lấp liếm, đánh lừa, hồ lộng, làm giả, học Pháp có chăm chú không, luyện công có chuyên chú không, làm tư liệu chân tướng có chăm chú không, lúc đi làm việc có chăm chú không, xuất phát điểm khi giảng chân tướng có chân chính một lòng vì người khác không, gặp vấn đề rồi có hướng nội tìm vô điều kiện, bỏ chấp trước không, có tín sư tín Pháp không, đối với sách vở Đại Pháp và bày Pháp tượng Sư phụ có chân chính tôn kính không, gặp sự việc có chân chính coi bản thân là người tu luyện không.v.v. Trong tu luyện, thực sự lấy tu luyện làm cơ sở, không có thái độ tu luyện nghiêm túc, làm sao có thể tu luyện tốt đây?

Thiện

Khi gặp chuyện biết nghĩ cho người khác là Thiện, chỉ lo nghĩ cho bản thân thì là Tư, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, quan hệ với người khác có thể động tới các vấn đề được mất, suy nghĩ vì ai, đều là đang kiểm nghiệm tâm tính của cá nhân mỗi người.

Con người ta là tự tư, thần là vô tư, nếu muốn từ một người tự tư chuyển biến thành Thần vô tư, nhất định phải tu Thiện, vậy thì liền xem xem lúc tiếp xúc với người khác, đã làm được Thiện hay chưa? Thiện chính là mục tiêu tu luyện của chúng ta, và phải đề cao bản thân trở thành một người hoàn toàn vì người khác.

Nhẫn

Nhẫn của người thường thì gặp sự là động tâm rồi, nhưng hành vi thì không hề động, cũng là một loại biểu hiện của Nhẫn. Nhẫn của người tu luyện là cái Nhẫn chân chính và triệt để, toàn tâm đều không động, tại lợi ích trước mắt đều bất động tâm, lợi ích nói ở đây chính là danh, lợi, tình trong nhân thế. Nếu muốn làm được đối mặt với lợi ích trước mắt mà bất động tâm, thì nhất định làm được là không có chấp trước với lợi ích. Biểu hiện không bỏ được chấp trước, nhưng tại sao lại không phóng hạ được chấp trước đây? Bởi vì vẫn coi trọng lợi ích, đối với lợi ích cá nhân mà nói vẫn thấy quan trọng. Cái này liên quan đến hai phương diện: Thứ nhất là vì mong muốn, lo nghĩ của bản thân, một cái nữa là cho rằng lợi ích quan trọng.

Một đứa trẻ mới sinh ra không có bất kỳ tư tưởng cố định nào cả, thuần tịnh phi thường. Khi lớn lên, tiếp xúc các loại hoàn cảnh mà những người xung quanh đều quán thâu các loại tư tưởng, quan niệm vị tư vị ngã vào nó­­––người sống trên đời đều là vì bản thân, vì vậy trong tư tưởng của nó dần dần hình thành quan niệm vị tư vị ngã, càng ngày càng coi trọng bản thân, chấp trước vào lợi ích của chính mình, gặp sự việc được mất lợi ích thì đều suy nghĩ vì mình.

Con người hiện đại ngày nay thường nghĩ rằng nếu họ tốt bụng và thành thật, họ sẽ phải chịu thiệt, dễ bị người khác làm tổn thương, và nếu họ luôn coi trọng lợi ích cá nhân của mình, họ sẽ chiếm được tiện nghi, không dễ dàng bị người khác làm tổn thương, như vậy là chiếm được lợi ích. Làm một người thường, mắt của họ chỉ nhìn thấy được và mất trong thế gian này, họ không biết có tồn tại không gian khác, họ không nhìn thấy được mất ở không gian khác, cho nên mới nói nhận thức, quan niệm của người thường đều rất phiến diện.

Kỳ thực, một cá nhân trong sinh mệnh có Đại Pháp, khi sống trong người thường, căn bản là không động tư tâm lo lắng cho bản thân, Pháp ước chế, cân bằng, an bài hết thảy, Đại Pháp là công chính vô tư, chủ trì công đạo, người nào tại thế gian làm thương tổn bạn, Pháp tại không gian khác đều có thể an bài bồi thường cho bạn, bạn thiện lương vì người mà phó xuất, Pháp đều an bài hồi báo cho bạn, tuyệt sẽ không để cho bạn phó xuất vô ích, bạn phó xuất bao nhiêu, thì đắc báo bấy nhiêu. Bởi vì là một sinh mệnh trong tâm có Pháp, hết thảy đều được bảo hộ! Đã như vậy, đối diện với một bộ Đại Pháp vĩ đại, từ bi, uy nghiêm, công chính, vô tư, vô xứ bất tại, vô sở bất năng, còn lý do gì mà chúng ta không phóng hạ tự kỷ đây? Phóng hạ tự ngã, phóng hạ tư tâm, đem bản thân giao cấp cho Đại Pháp, hết thảy mọi thứ nghe theo an bài của Đại Pháp, đối với bạn mà nói, chính là có lợi nhất.

Giảng ngược lại, bạn sống ích kỷ, gặp chuyện đều suy nghĩ vì bản thân, có thể sẽ làm ra loại sự tình làm tổn hại đến người khác, vốn là thứ của người khác, nghĩ ra biện pháp chiếm được cho mình, biểu hiện bề ngoài nơi thế gian này là bạn chiếm được tiện nghi rồi, nhưng tại không gian khác, bạn phải cấp cho người ta một khối đức để bồi thường tổn thất, bạn cũng không chiếm được chút tiện nghi nào, đồng thời, người ta mất đi một thứ sẽ thống khổ, bạn lại tạo nghiệp, tương lai, bạn sẽ còn phải chịu khổ vì tạo nghiệp, nhìn tổng thể, thì bạn không có chiếm được chút tiện nghi nào, mà lại thêm phần đau khổ, còn phải chịu thiệt như vậy. Vậy mới nói, người ích kỷ không những không chiếm được tiện nghi, ngược lại bản thân mình phải chịu thiệt, gặp xui xẻo.

Lúc gặp mâu thuẫn và khổ nạn, nếu như không tìm thấy chấp trước, đầu tiên không cần vội vàng dùng quan niệm con người làm chủ đạo, mà cần làm cho tâm mình tĩnh hạ, bình ổn lại đọc Chuyển Pháp Luân, khiến cho nội tâm có thể sáng tỏ lên rất nhiều, nhìn người, nhìn thế giới với ánh mắt rộng lượng, thâm sâu và thuần chính hơn

Dùng Chân-Thiện-Nhẫn để đo lường, tất cả những gì không phù hợp Chân-Thiện-Nhẫn đều là nhân tâm, lập tức quy chính lại trong Đại Pháp hoặc phát chính niệm thanh trừ, sau đó mới tiến về phía trước.

Trên đây chỉ là thể ngộ cá nhân, viết ra để cùng giao lưu với các đồng tu, có chỗ nào không thích đáng, xin đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2019/3/12/383729.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/7/176411.html

Đăng ngày 21-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share