Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 4-12-2016]
Tôi là một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh. Trong vài năm qua, các học viên ở khu vực chúng tôi đã hình thành một chỉnh thể vững chắc và nhiều học viên đã bước ra để giảng chân tướng. Trong khi phát các tài liệu thông tin Pháp Luân Đại Pháp trên phố, chúng tôi nhận ra hầu hết mọi người đều đã biết rằng họ sẽ có một tương lai tươi sáng nếu làm tam thoái.
Vào cuối năm 2015, một số đồng tu ở khu vực chúng tôi bắt đầu đi đến các vùng xung quanh, nơi không có các học viên Đại Pháp, để giúp người dân ở đó biết chân tướng về Đại Pháp và cuộc đàn áp.
Chúng tôi đi từ làng này sang làng khác, từ nhà này đến nhà khác để nói cho mọi người biết về Pháp Luân Đại Pháp và thấy rằng có rất nhiều người sẵn sàng lắng nghe.
Chúng ta không thể bỏ rơi họ
Chúng tôi đã nói chuyện với một người đàn ông ở một trang trại. Lúc đầu ông ấy không tin khi chúng tôi nói về cuộc đàn áp nhưng sau đó ông ấy đã nhanh chóng thay đổi suy nghĩ sau một lúc nói chuyện với chúng tôi.
Ông nói: “Thật không dễ dàng cho các bạn đi đến từng nhà vào một ngày nóng nực như thế này. Hãy cẩn thận vì quanh đây có đủ các loại người. Các bạn sẽ làm gì nếu bị tố cáo với chính quyền? Tôi khuyên các bạn chỉ chọn vài ngôi nhà và nói với họ về Đại Pháp rồi sau đó về nhà đi.”
Tôi trả lời: “Cảm ơn sự quan tâm của ông, nhưng chúng tôi phải nói với tất cả mọi người về chân tướng để họ có thể tránh được tai họa trong tương lai. Chúng tôi phải đến từng nhà và để họ biết rằng Pháp Luân Đại Pháp bị oan và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang làm hại người vì không để cho người dân biết rằng Đại Pháp là tốt.” Ông ấy cảm ơn những nỗ lực của chúng tôi và tiễn chúng tôi đi rồi nói: “Chúc may mắn. Các bạn đã làm rất chăm chỉ.”
Chúng tôi đến một căn nhà khác và nói chuyện với gia đình có ba thế hệ. Họ chia làm hai nhóm, một nhóm khá thoải mái lắng nghe về Đại Pháp trong khi bốn người còn lại đang chơi mạt chược và không muốn lắng nghe. Bà cụ lớn tuổi nhất là chủ ngôi nhà bảo chúng tôi nên rời đi vì họ không muốn lắng nghe chúng tôi.
Trong lúc đi ra, tôi nói với đồng tu rằng chúng ta không thể để họ cứ tiếp tục tin tưởng vào những lừa dối của ĐCSTQ. Vậy nên chúng tôi quay trở lại và nói với chủ nhà: “Chúng tôi không thể đi mà không nói với mọi người về chân tướng. Xin hãy lắng nghe để có thể tránh được tai họa trong tương lai.”
Bà ấy miễn cưỡng đồng ý cho chúng tôi nói. Sau khi lắng nghe chúng tôi một lúc, ba người trong số họ đã làm tam thoái. Người còn lại nói rằng ông ấy vẫn chưa vào đảng hay tổ chức nào cả. Tôi bảo ông hãy nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!”
Sự hy sinh của chúng ta là xứng đáng
Một người nói: “Tổ chức của các cô thật lớn. Chắc cô được trả rất nhiều tiền để làm việc này.”
Tôi trả lời: “Chúng tôi không có tổ chức nào cả và chẳng có ai trả chúng tôi một đồng nào để làm việc này.”
Ông ấy không thể tin điều đó và hỏi vặn lại: “Không ai trả cô tiền để đi lại và in các tài liệu à?”
Tôi nói: “Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 18 năm rồi và không phải uống viên thuốc nào và cũng không phải đi gặp bác sĩ. Tôi đã tiết kiệm được rất nhiều tiền. Tôi làm việc này vì mong muốn giúp một người hiểu chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và có một tương lai tốt đẹp.”
Sau khi nghe tôi giải thích, ông ấy gật đầu tỏ vẻ đã hiểu.
Một lần, chúng tôi đến nhà của một đôi vợ chồng già. Họ rất quan tâm đến điều chúng tôi nói. Tôi bảo họ hãy thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” và họ đều đồng ý.
Tôi để ý rằng họ đang nghe nhạc nên tôi đề nghị chúng tôi sẽ quay lại để đưa cho họ các bài hát về Pháp Luân Đại Pháp.
Ngày hôm sau đó trời mưa nhưng tôi vẫn đến nhà họ và đưa họ cuốn băng với các bài hát Đại Pháp.
Nhìn thấy họ vui mừng, tôi tự nhủ: “Miễn là các bạn được cứu, chúng tôi có phải hy sinh thế nào cũng xứng đáng.”
Cụ ông vừa khóc vừa nói: “Cảm ơn cô rất nhiều!”
Một hôm chúng tôi nói chuyện với một cụ ông, sức khỏe của ông có vẻ không tốt Tôi nói: “ĐCSTQ đã giết rất nhiều người trong các cuộc vận động chính trị, như Cách mạng Văn hóa và cuộc thảm sát Thiên An Môn. Hiện nay là cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Khi Trời trừng phạt ĐCSTQ, những thành viên của nó sẽ không thể trốn thoát. Nên chúng tôi không muốn mọi người bị chôn cùng với nó.”
Một học viên khác gợi ý một bí danh để ông ấy làm tam thoái. Ông gật đầu với nước mắt chảy dài trên má: “Cảm ơn rất nhiều!”
Đặt việc cứu người lên hàng đầu
Rất nhiều các học viên đã bị bắt giữ và sách nhiễu trong thời gian đó nhưng chúng tôi vẫn kiên trì đi đến các vùng nông thôn để cứu người.
Một lần chúng tôi đến một ngôi làng và chia thành hai nhóm. Đến khi rời đi, chúng tôi gọi hai học viên ở nhóm kia nhưng không ai trả lời điện thoại.
Sau đó chúng tôi liên lạc với một đồng tu ở nhà để đến đón. Chúng tôi lái xe vòng quanh để tìm nhóm kia nhưng không thể tìm được họ. Khi trở về, tôi đi thẳng đến nhà của người học viên bị lạc kia. Hóa ra hôm đó họ đã bị bắt giữ.
Chúng tôi thông báo với các học viên ở khu vực mình và nhờ họ phát chính niệm. Một số khác đi đến trụ sở cảnh sát để yêu cầu phóng thích các học viên. Chúng tôi đã không trở về nhà mãi cho đến khi tối muộn.
Hôm sau chúng tôi đã chia sẻ về tình huống này, hướng nội và tìm chấp trước. Sau đó, chúng tôi lại sẵn sàng đi đến vùng nông thôn như bình thường.
Không lâu sau đó, chúng tôi nghe tin hai trong số sáu học viên đã được thả, và một người đã tìm cách trốn thoát được. Một người khác đã được thả sau khi khám sức khỏe và hai đồng tu còn lại đã được thả hai ngày sau đó.
Bằng nỗ lực giảng chân tướng giúp những người dân ở vùng nông thôn, chúng tôi đã loại bỏ được rất nhiều chấp trước, gồm sợ hãi, phê bình không từ bi và tâm tranh đấu. Rất nhiều người đã nhận thấy rằng giờ đây chúng tôi có nhiều từ bi hơn tranh đấu và hòa ái hơn oán hận.
Chúng tôi luôn cố gắng để tận dụng các cơ hội cứu người. Trong tất cả tình huống, đặt việc cứu người lên hàng đầu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/4/338280.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/1/26/161441.html
Đăng ngày 10-3-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.