Tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại New York 2009
Bài của đệ tử Hoàng Nguyệt

[MINH HUỆ 10-06-2009]

Khi tôi mới đắc Pháp

Khoảng cuối năm 1994, bà tôi tình cờ đắc Pháp. Sau một thời gian ngắn tu luyện, sức khỏe của bà tôi cải thiện rõ rệt. Nhờ ảnh hưởng từ bà mà mẹ tôi và tôi đắc Pháp năm 1995. Không lâu sau, mẹ tôi tổ chức một điểm luyện công ở chỗ làm, luyện tập hàng sáng. Cuối tuần, tôi cùng với mẹ tập các bài công Pháp.

Cha tôi lúc đầu phản đối mẹ tôi luyện. Cha tôi được coi là một người có học và thông thái, nhưng ông rất ngoan cố và vô thần. Chính vì thế mà ông luôn tranh cãi với mẹ tôi về việc tu luyện Đại Pháp, đôi khi đến mức dùng cả vũ lực với bà. Sau khi mẹ tôi đắc Pháp, cha tôi thường xuyên ra nước ngoài để làm nghiên cứu. Vì thế mà sự can nhiễu này không liên tục. Tuy nhiên, cha tôi bắt đầu làm việc ở Mỹ năm 1998, và không lâu sau đó đưa chúng tôi sang Mỹ cùng. Can nhiễu liên miên không dứt. Sau năm 1999, khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc, mẹ tôi từ chối từ bỏ đức tin của bà. Năm 2000, cha tôi bắt mẹ tôi và tôi trở về Trung Quốc. Một mặt, ông muốn tôi cải thiện trình độ tiếng Trung của tôi. Mặt khác, ông tin rằng nếu mẹ tôi phải đối mặt với môi trường tu luyện nguy hiểm ở Trung Quốc, bà sẽ từ bỏ việc tu luyện.

Bố tôi đã lầm. Khi chúng tôi trở về Trung Quốc, mẹ tôi ngay lập tức tham gia cùng các học viên khác trong quá trình chứng thực Pháp. Mẹ và bà tôi cùng các học viên khác luyện công trước cửa nhà. Bà đến quảng trường Thiên An Môn, cầm khẩu hiệu Đại Pháp và hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Bà bị bắt ba lần. Cha tôi đang ở nước ngoài trong tất cả những lần bà bị bắt giam. Tôi vì thế mà cũng trải qua rất nhiều khảo nghiệm tâm tính và đau khổ từ khi còn nhỏ.

Tôi mới 12 tuổi khi mẹ tôi bị bắt lần thứ ba. Tôi đang học lớp 7 ở một trường nội trú. Bất cứ cuối tuần nào tôi về nhà, tôi cũng không thấy mẹ ở nhà, vì thế mà tôi thường nằm trong chăn khóc hàng đêm. Một hôm, mẹ tôi xuất hiện trước cửa lớp và mang cho tôi một gói quà vặt. Tôi để túi thức ăn dưới bàn và ra ngoài để nói chuyện với mẹ. Sau đó, tôi vào lớp thì nhận ra rằng các bạn cùng lớp đã ăn gần hết quà của tôi. Tôi rất đau khổ và gần như mất bình tĩnh. Tôi nghĩ, “Không phải là tôi cần gói quà vặt, nhưng các bạn có biết tôi buồn thế nào khi mẹ tôi bị bắt không? Tôi không biết bà phải chịu đựng những gì. Giờ bà được thả, mà tôi vẫn không đủ can đảm để hỏi bà về chuyện đó. Gói quà mà mẹ cho tôi là vô cùng quý giá đối với tôi, vậy mà các bạn lại ăn gần hết.” Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, tôi nghĩ, “Mình là một đệ tử Đại Pháp nhỏ tuổi, và Sư Phụ đã dạy chúng ta phải nghĩ đến người khác trước và luôn đặt lợi ích của người khác lên trước hết. Các bạn học cùng lớp không biết hoàn cảnh của mình, vậy thì sao mình lại bực các bạn?” Sau khi nghĩ như vậy, tôi nguôi giận và chia nốt phần quà với các bạn. Đó là bởi Đại Pháp đã dạy tôi từ bi và tha thứ.

Trường chúng tôi tổ chức cho chúng tôi đi dự một kỳ thi quốc gia. Đề tài cuộc thi là viết một trang web hoàn toàn bằng tiếng Anh. Cha mẹ chúng tôi được quyền giúp đỡ. Khi tôi về nhà vào cuối tuần, mẹ tôi nói rằng bà phải đi đến nhà một học viên để tham dự một buổi chia sẻ quan trọng và không thể giúp tôi được. Tôi lập tức cảm thấy rất bất bình, và bắt đầu tranh cãi với bà. Tôi hét lên, “Mẹ, mẹ không quan tâm đến con ư?” Đại Pháp quan trọng hơn hay là con quan trọng hơn?” Mẹ tôi trả lời,”Sống trong xã hội người thường thì đương nhiên là con. Nhưng Đại Pháp là trên hết. Sao có thể so sánh như vậy?” Trước khi đi, bà còn bảo,” Con nên học tập chăm chỉ, vì được điểm tốt cũng là một cách chứng thực Pháp.” Tôi không thèm nghe bà. Cơn giận của tôi trở thành nước mắt lăn trên má, và tôi bắt đầu trút cơn thịnh nộ lên chiếc máy tính. Nhưng tôi bắt đầu nghĩ đến Sư Phụ. Là đệ tử Đại Pháp chúng ta có trách nhiệm bảo vệ Đại Pháp. Dưới sự đàn áp Pháp Luân Công hiện nay do ĐCSTQ tiến hành, việc mẹ tôi đi chứng thực Pháp là tự nhiên và đúng đắn. Tôi bắt đầu bình tĩnh lại và bắt đầu viết trang web. Đại Pháp đã cho trí huệ- tôi thấy rất nhiều kĩ năng được ban tặng cho tôi trong quá trình làm trang web. Trang web của tôi được giải nhất. Phản ứng đầu tiên của tôi đối với việc này là suy nghĩ, “Đại Pháp là siêu nhiên và vô biên. Khi chúng ta từ bỏ những ý muốn ích kỉ và bỏ đi việc tự cho mình là trung tâm, Đại Pháp có thể ban cho chúng ta trí huệ lớn hơn.”

Đôi khi mẹ tôi đưa tôi đi phát tờ rơi và đăng tin Đại Pháp. Tôi là một đứa trẻ rụt rè. Lần đầu tiên khi tôi chứng thực Pháp với mẹ tôi, tim tôi đập thình thịch, và tôi rất sợ những người quen đi qua. Mẹ tôi khuyến khích tôi học thuộc Hồng Ngâm với bà, và thường kể cho tôi nghe những câu chuyện về các học viên khác đã vượt qua nguy hiểm với chính niệm chính hành như thế nào. Tôi bắt đầu giữ vững chính niệm và thanh thản hơn.Tôi tự nhủ với mình rằng tôi đang làm những điều đúng đắn nhất trên thế giới.

Từ bỏ tâm dạnh lợi người thường và gia nhập “Phi Thiên”

Cha tôi bắt đầu làm việc ở Anh Quốc khi hai mẹ con tôi trở về Trung Quốc. Bốn năm sau, hai mẹ con tôi theo ông sang Anh. Trước khi rời đi Anh, mẹ tôi nhận được địa chỉ liên lạc và số điện thoại của các địa điểm luyện tập Pháp Luân Công ở Anh. Sau khi chúng tôi đến Anh, bà nhanh chóng tham gia nhóm đệ tử Đại Pháp.

Trong thời gian Pháp hội D.C. 2007, mẹ tôi khuyến khích tôi tham gia xét tuyển vào Học viện Nghệ thuật Phi Thiên. Tôi đã học vĩ cầm từ nhỏ, và bà tin tôi có duyên phận để tham gia vào dàn nhạc. Từ đầu tôi đã không thích chơi đàn vĩ cầm, nhưng đồng thời tôi cũng không muốn bỏ. Dù tôi miễn cưỡng tiếp tục học vĩ cầm, tôi muốn thử sức với dàn nhạc. Chúng tôi đi tìm giám đốc dàn nhạc Thần Vận, và tôi hỏi liệu tôi có thể ở trong dàn nhạc trước, sau đó quyết định xem tôi có muốn ở lại cùng họ không. Giám đốc trả lời rằng điều đó là không thể. Nếu tôi muốn ở lại, tôi phải sẵn sàng ở lại lâu dài. Sau khi nghe vậy, tôi nghĩ về cha tôi. Nếu ông biết tôi dự định xét tuyển vào học viện này, ông sẽ tức điên lên. Tôi có thể tưởng tượng là ông sẽ giận dữ mắng mỏ tôi thế nào. Thêm vào đó, tôi chưa từ bỏ được chấp trước của tôi vào các trường đại học. Tôi nghĩ rằng điểm số của tôi cao, và tôi muốn vào một trường đại học tốt và có một sự nghiệp thành công. Sự tu luyện của tôi lúc đó chưa đạt yêu cầu, và tôi chùn bước trước ý định đi xét tuyển vào Thiên Quốc.

Trong dịp lễ Giáng Sinh, mẹ tôi nghe nói rằng New York đang thiếu trầm trọng học viên để bán vé Thần Vận. Bà chỉ cho tôi một vài bài chia sẻ kinh nghiệm của các học viên ở đó và hỏi tôi có muốn đi không. Đọc câu chuyện của những học viên mặc trang phục của vua chúa mỏng manh đứng trong cái lạnh buốt của mùa đông New York, phát tờ rơi để cứu độ chúng sinh, tâm tôi xúc động. Tôi cảm thấy rằng đồ án này, Thần Vận, thật phi thường, và những học viên này cũng thật phi thường. Tôi cũng muốn tham gia cùng họ. Mẹ tôi không thể đi New York vì công việc của bà, vì thế mà tôi tự đi New York một mình.

Tôi ở New York trong mười ngày. Chỗ ở của các học viên có hai tầng. Mội tầng cỡ khoảng một căn hộ hai phòng ngủ. Một tầng dành cho nam và một tầng dành cho nữ. Khi tôi đến, tầng dành cho nữ đã đông. Khoảng năm mươi chiếc túi ngủ đặt sát cạnh nhau, và tôi cố đặt vừa chiếc túi của tôi vào một chỗ còn trống. Hoàn cảnh sống thiếu thốn và trong thời tiết buốt giá, đạo đức và sự chăm chỉ của các học viên đã làm tôi cảm động. Một số người ăn bữa sáng vào lúc 8 giờ sáng (để tiết kiệm tiền và thời gian), sau đó đi phát tờ rơi cả ngày, cho đến tận 7 giờ tối, khi họ trở về để ăn tối. Sau đó họ lại vội vã đi phát tờ rơi ở các nhà hát đến quá nửa đêm. Hành động của họ cho tôi thấy thiếu sót của mình trong sự tu luyện, và điều này thúc đẩy tôi phải tinh tấn hơn để theo kịp. Nhiều người biết tôi đến New York một mình. Họ rất quan tâm tới tôi. Nhiều học viên hỏi tôi, “Sao cháu không tham gia xét tuyển vào Thần Vận? Cháu còn trẻ và ở đúng độ tuổi. Thậm chí chúng tôi có muốn thì cũng quá già để tham gia.” Đầu tiên, tôi chỉ cười trừ, nhưng dần dần, khi ngày càng nhiều người hỏi tôi, tôi bắt đầu nghĩ, “Có phải Sư Phụ đang điểm hóa cho tôi?” Tôi càng cảm thấy mình muốn đi xét tuyển vào Thần Vận.

Nhờ vào việc quảng cáo bán vé, tôi may mắn được xem buổi biểu diễn Thần Vận một vài lần. Chương trình Ngoạn mục Thần Vận thật đúng như Sư Phụ yêu cầu. Khi màn kéo lên, khán giả thấy một cảnh tượng thật ngoạn mục. Cả chương trình in sâu vào tâm tôi. Tôi ngay lập tức thấy được thanh lọc. Tôi hoàn toàn đắm mình trong buổi biểu diễn. Màn hình sân khấu, vũ đạo, âm nhạc—tất cả mọi thứ đều tuyệt đối hoàn hảo. Đó là những cảnh tượng từ thiên đường giáng xuống trần gian. Đột nhiên tôi thấy rằng, thành tích học tập, sự phản đối của cha tôi, và sự ghét bỏ đàn vĩ cầm là những việc thật phù phiếm.Thần Vận hiện giờ là đồ án quan trọng nhất được Sư Phụ dẫn dắt. Tôi quyết định sẽ tham gia Thần Vận. Với sự giúp đỡ của các học viên khác, tôi đi tìm giám đốc và chỉ huy dàn nhạc ở hậu trường để xin được xét tuyển.
Sau buổi xét tuyển, tôi hỏi khi nào tôi có thể tham gia vào dàn nhạc. Chỉ huy dàn nhạc nói với tôi, “Dàn nhạc hiện nay đã đủ người. Nếu cháu muốn tham gia, thì phải đợi đến khi có dàn nhạc thứ hai. Chúng tôi sẽ báo cho cháu khi dàn nhạc thành lập.” Tôi rất đau khổ sau khi nghe vậy. Tôi nghe bài hát “Chỉ một khoảnh khắc cơ hội.” Tôi nhận thấy rằng đó là bài hát dành cho tôi—tôi cảm thấy vô cùng hối hận vì đã không tham gia dàn nhạc khi ở Pháp Hội DC. Khi xem buổi biểu diễn hôm đó, tôi đã khóc khi tấm màn sân khấu hạ xuống. Sau đó, suốt dọc đường từ ga tàu ngầm đến nơi tôi phát tờ rơi, thậm chí khi tôi chuẩn bị đưa tờ rơi ra, tôi không ngăn được nước mắt của mình. Lần này, tôi thực sự hiểu rằng cơ hội có hạn, và nếu bỏ lỡ, thì sẽ không còn nữa. Tôi cầu Sư Phụ trong tâm, “Sư Phụ, con chưa tu luyện tốt, và con đã bỏ lỡ cơ hội đó. Nếu con xứng đáng có một cơ hội nữa, con nhất định sẽ không bỏ lỡ. Con sẽ cố gắng tinh tấn và trân trọng cơ hội này.”

Sau mười ngày quảng cáo bán vé, tôi trở về Anh. Không lâu sau, tôi nhận được thư gọi nhập học từ một số trường đại học, trong đó có một trong ba trường đại học hàng đầu ở Anh. Nhưng khi tôi nhận được lá thư đó, tim tôi không hề rung động chút nào và tôi tĩnh như một hồ nước lặng. Tôi nhận ra rằng danh vọng, những quyền lợi được đảm bảo và tình cảm, tất cả đều không phải cái người tu luyện mong muốn, so sánh với Thần Vận, đều không có gì quan trọng. Tôi đã quyết tâm. Thậm chí nếu tôi nhận được thư gọi nhập học từ trường đại học tốt nhất thế giới, tôi sẽ không lung lay mà chấp nhận nó. Tôi biết rằng Học viện Nghệ thuật Phi Thiên là ngôi trường tốt nhất trên thế giới. Đây là một đồ án do Sư Phụ tạo dựng, làm sao có thể không đáng kinh ngạc cho được? Các vị Thần trên trời thậm chí có thể còn ganh tị với các học sinh đó. Tôi nghĩ, “Bất kể cha tôi có phản đối thế nào, tôi sẽ vượt qua được. Tôi sẽ không bị cựu thế lực ngăn cản.”

Tôi thường nghĩ đến những cảnh trong buổi biểu diễn Thần Vận, và tôi luôn chờ những cuộc điện thoại từ Học viên Nghệ thuật Phi Thiên. Sau đó tôi hiểu rằng đây cũng là một chấp trước. Nếu tôi thực sự là một người tu luyện, thì tôi không nên chấp trước vào bất cứ hình thức tu luyện nào. Thay vào đó, tôi nên làm tốt trên bất cứ con đường nào Sư Phụ an bài cho tôi. “Tu luyện lộ bất đồng, Đô tại Đại Pháp trung”(“Vô trở”, trích Hồng Ngâm II) Tôi hướng nội mà tìm kĩ hơn và nhận ra rằng ước muốn tham gia Thần Vận của tôi cũng chứa đựng những ý niệm không thanh khiết. Tôi khâm phục những diễn viên có thể diễn tốt trên những sân khấu hàng đầu thế giới, và tôi cũng thích đi vòng quanh thế giới. Sau khi tôi đã xác định được chấp trước này, tôi nhanh chóng buông bỏ nó. Khoảng thời gian này, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ Phi Thiên, hỏi tôi có muốn đến New York để tham gia xét tuyển không. Tu luyện thật kỳ diệu và sâu sắc. Sư Phụ đã khéo léo sắp đặt tất cả những sự kiện xen kẽ với nhau cho chúng ta đề cao tâm tính, để chúng ta đề cao qua việc vứt bỏ chấp trước. Với điều kiện chúng ta hướng nội mà tìm, chúng ta sẽ không bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để để cao tâm tính.

Từ bỏ những tình cảm người thường và tu luyện từ bi hơn

Trước khi đi, tôi gửi cho cha tôi một bức thư điện tử để nói với ông rằng tôi muốn theo học tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên. Tuy nhiên, tôi không cho ông biết đây là loại trường gì. Sau khi đến Phi Thiên, tôi thực sự rất sợ, không dám xem hòm thư của mình trong vài ngày—tôi sợ câu trả lời của ông. Sau khi về kí túc xá, tôi đọc Pháp, phát chính niệm để diệt tà ác đằng sau cha tôi và loại bỏ chấp trước sợ hãi. Tôi nhận ra rằng cố chấp của tôi vào sự sợ hãi đang dần tan biến. Cuối cùng, sau khi ở Phi Thiên hơn một tuần, tôi lấy hết can đảm mở hộp thư điện tử ra. Câu trả lời của bố tôi làm tôi rất thất vọng. Ồng cho tôi hai lựa chọn. Hoặc là tôi quay trở lại Anh và tiếp tục học tập, hoặc ông sẽ đưa tôi về Trung Quốc. Nếu tôi không theo hai lựa chọn trên, ông sẽ cắt đứt tình phụ tử với tôi.

Tôi khóc trong phòng. Lúc đầu tôi thấy rất giận và thật đau đớn. Tôi nghĩ, “Con đang hoàn thành sứ mệnh cao cả, sao cha không hiểu? Sao cha không chịu nhượng bộ? Sao cha không thể hiểu sự thật? Sao cha muốn từ con? Thế thì cứ như vậy đi!” Sau đó tôi đọc Pháp. Tôi đọc đi đọc lại, những lời của Sư Phụ làm tôi nguôi giận. Tôi dần dần lấy lại bình tĩnh. Tôi nghĩ, “Là một thành viên của đoàn biểu diễn nghệ thuật Thần Vận, tôi có nhiệm vụ tiền định là bảo tồn văn hóa truyền thống. Việc cắt đứt tình phụ tử có tồn tại trong văn hóa truyền thống không? Tôi không thể cắt đứt tình phụ tử giữa bố con tôi được.” Tôi phát chính niệm để loại trừ sự sắp xếp của cựu thế lực.

Cùng lúc tôi nhận được thư của cha tôi, trường cấp ba của tôi ở Anh gửi một bức thư bày tỏ sự bối rối của họ trước quyết định tham gia Học viện Nghệ thuật Phi Thiên của tôi. Họ lấy lý do rằng các khóa học tôi chọn trước đây không liên quan gì đến âm nhạc, và điểm số của tôi rất cao và tôi được nhận vào các trường đại học hàng đầu. Chỉ có hai tháng nữa là đến ngày tốt nghiệp, vậy tại sao tôi lại bất ngờ rời trường đi New York như vậy? Họ nói rằng nếu tôi không quay trở về để hoàn thành hai tháng ở trường, họ sẽ không gửi bảng điểm của tôi tới Phi Thiên. Dưới áp lực lớn từ cha tôi và trường học, tôi cảm thấy ngột ngạt và không thể giải quyết được vấn đề. Tôi đi tìm người học viên phụ trách chúng tôi và nói cho cô biết về phản ứng của trường tôi. Cô cười và nói, “Đây là điều tốt. Ông ấy ở đây chính xác là vì ông muốn nghe sự thật. Một khi ông nghe sự thật, ông sẽ cho em bảng điểm.” Cơn nóng giận và sự bất bình mà tôi vẫn giữ trong tâm đột nhiên biến mất từ đây. Tôi đã được thấy một người tu luyện chín chắn nên hành động thế nào trong một tình huống khó khăn. Đó là, phải chín chắn và bình tĩnh trong mọi tình huống, và hoàn toàn vị tha – một trái tim được đong đầy, và chỉ đong đầy ước nguyện cứu độ chúng sinh. Tôi viết thư cho trường. Trong đó, tôi miêu tả Pháp Luân Công tuyệt vời thế nào và gia đình tôi đã bị ĐCSTQ bức hại ra sao ở Trung Quốc. Tôi cũng giải thích lý do tôi muốn tham gia Thần Vận là để bảo tồn văn hóa truyền thống Trung Hoa, để cố gắng đưa sự thật đến cho những người bị tẩy não ở Trung Quốc, cũng như kết thúc cuộc bức hại ở Trung Quốc. Đồng thời, tôi phát chính niệm để tiêu diệt tà ác đằng sau thầy giáo của tôi ở trường bên Anh. Sau khi thầy giáo tôi nhận được bức thư này, ông đồng ý rằng tôi có thể ở lại New York.

Sau khi nhận được thư của cha tôi, tôi không trả lời ông. Tôi không có thời gian vì lịch làm việc ở Phi Thiên dày đặc. Lúc đó, tôi muốn chờ và trả lời ông khi ông đã bình tĩnh lại. Hơn một tháng sau, ông gửi cho tôi một bức thư khác. Lần này, ông chỉ đơn thuần hỏi tôi sống ra sao. Ông không đề cập gì đến việc từ tôi hay đề cập đến nguyện vọng của ông muốn tôi trở về Anh hay Trung Quốc. Tôi đoán ông đã ngầm đồng ý để tôi ở lại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên.

Có thể bởi vì cha tôi là người nhà của tôi kiếp này, bất kể ông đã gây ra đau khổ gì cho tôi, tôi cũng không muốn từ ông. Điều này khiến tôi nghĩ đến những người tôi gặp trong xã hội hay những khán giả ngồi trong nhà hát xem các buổi biểu diễn Thần Vận. Có thể họ cũng có tiền duyên với tôi. Dù trước đây tôi chưa từng gặp họ, có thể họ là họ hàng tôi trong những kiếp trước. Sư Phụ nói rằng mỗi người trên thế giới này đểu là họ hàng của Người. Đó chẳng phải nghĩa là gia đình của chúng ta sao? Tôi cần phải tu luyện lòng từ bi, vị tha hơn nữa và đối xử với mọi người trên thế giới này giống như tôi đối xử với cha tôi. Bất kể họ làm gì đối với tôi, tôi sẽ lấy lòng từ bi nhất của tôi để cứu độ họ.

Sư Phụ chịu đựng nghiệp lực bệnh tật của tôi.

Sư Phụ nói rằng, “Bất kể điều gì chư vị gặp trong việc tu luyện của chư vị — dù tốt hay xấu—đều là tốt, vì nó chỉ đến vì chư vị đang tu luyện.” (“Gửi Pháp Hội Chicago 2006”) Trong việc vượt qua khổ nạn, tôi đã nhận ra tầm quan trọng của việc học Pháp. Ngoại trừ việc học Pháp theo nhóm và tập các bài công Pháp, tôi cố gắng dậy sớm vào buổi sáng và đi ngủ muộn để tăng cường học Pháp và thời gian luyện công. Gần đây tôi nhận ra rằng con đường tu luyện của tôi càng mở rộng khi tôi thăng tiến. Tôi hiếm khi gặp điều gì có thể làm rung động trái tim tôi. Tôi biết rằng bất cứ khi nào tôi không hài lòng với một ai hoặc một việc gì, thì hẳn là tôi có thiếu sót về mặt ấy, và tôi phải hướng nội mà tìm ra những chấp trước của mình. Nếu không, Sư Phụ đã không an bài sự việc như vậy. Chẳng có gì trong tu luyện là ngẫu nhiên.

Khi tôi đề cao tâm tính, Sư Phụ thanh lọc cơ thể cho tôi nhiều hơn. Tháng hai, khi chúng tôi đi lưu diễn, một nốt nhỏ bắt đầu xuất hiện trên ngực tôi. Ban đầu nó giống như một vết bọ cắn, vì thế mà tôi không để ý đến nó. Tuy nhiên, sau vài ngày, nó to lên thành một nốt to có đường kính khoảng 4cm. Chỗ đó rất đau. Mẹ tôi là một bác sĩ, và lúc đầu tôi muốn hỏi bà về việc này. Nhưng rất khó để vào mạng internet khi đang đi lưu diễn, và đồng thời, tôi cảm thấy rằng vì mình là một đệ tử Đại Pháp thì không nên lo lắng về nó. Mẹ tôi cũng bận quảng cáo bán vé Thần Vận ở Anh, và tôi quyết định không làm bà rối trí hay lo lắng. Một hôm, tôi đau đớn đến chảy nước mắt, và nó thậm chí còn đau hơn khi tôi cố gắng tập đàn vĩ cầm, vì thế tôi đi tìm một bạn nữ đồng tu trong dàn nhạc và cho cô ấy xem tình trạng của tôi. Người học viên nói với tôi rằng cô ấy cũng bị một thứ tương tự như vậy ở chân một thời gian trước và nó là một cái mụn. Các duy nhất để chặn sự phát triển của nó là nặn hết mủ ra ngoài, vì thế mà cô ấy bắt đầu nặn cho tôi. Không sờ vào mụn đã khiến tôi đau đớn cực độ. Khi cô ấy nặn nó ra, quả là không thể chịu đựng được.

Lúc đầu, không có mủ chảy ra mà chỉ có máu chảy ra. Tôi đau đến nỗi phải cắn chặt răng và nắm chặt lấy quần áo. Nhìn thấy tôi như vậy, người học viên rất lo lắng và trấn an tôi, “Sẽ ổn thôi. Khi mủ chảy ra thì sẽ không đau nữa. Đây là can nhiễu của cựu thế lực. Em phải mạnh mẽ. Nếu em không chịu được nữa thì hãy cầu Sư Phụ giúp.” Nhưng tôi nghĩ, “Mình không thể để Sư Phụ chịu đựng nghiệp lực cho mình. Mình sẽ đánh bại những thế lực hắc ám.” Lúc này tôi tĩnh lặng niệm trong tâm, “Sư Phụ, xin đừng lo cho con. Sư Phụ, con có thể chịu được điều này. Sư Phụ, con có thể chịu được điều này. Sư Phụ, con chịu đựng được.” Đồng thời, tôi nghĩ rằng để cứu độ được chúng sinh, tôi cần phải chịu đựng nỗi đau này. Một khi mủ chảy ra và cơn đau biến mất, tôi sẽ có thể cứu độ chúng sinh tận tụy hơn. “Khó có thể chịu đựng, nhưng chư vị có thể chịu được. Khó làm được, nhưng chư vị có thể làm được.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân, Bản dịch năm 2003) Thêm vào đó, tôi phát chính niệm để tiêu diệt can nhiễu của cựu thế lực. Sau gần một giờ đồng hồ, người học viên đó đã nặn hết mủ cho tôi. Thùng rác chứa đầy giấy vệ sinh thấm đầy máu.

Sau khi về phòng, tôi ngồi thiền trong nửa tiếng đầu tiên, sau đó nghỉ trên giường. Tôi không thể ngủ được vì sự đau đớn tột cùng. Tôi rất khó chịu và lặng lẽ khóc trong chăn. Tôi cảm thấy tôi không thể chịu đựng thêm chút đau đớn nào nữa, và rằng cứu độ chúng sinh thật là khó. Đột nhiên, tôi nhớ đến những gì Sư Phụ giảng khi” Giảng Pháp tại Pháp Hội New York 2008:”

Trên thế gian này, những thử thách mà Sư Phụ đối mặt, cùng với những áp lực, có đến hơn mười nghìn lần mỗi ngày, mà không ai làm tôi lung lay, và điều đó cũng không thể xảy ra.”

Tôi nhận ra Sư Phụ phải chịu đựng mười nghìn khó khăn và áp lực cho chúng sinh. Là một người tu luyện tôi thậm chí không thể vượt qua khảo khiệm nghiệp lực bệnh tật nhỏ bé này sao? Vết đau dường như dần dần bớt đi khi tôi nghĩ như vậy. “Mình phải tự tiêu diệt tà ác. Mình không muốn Sư Phụ phải lo lắng vì mình.” Không lâu sau đó, nhiều mụn hơn mọc ra trên người tôi. Tôi thật sự không thể giữ lưng cho thẳng nữa, và tôi đi hơi bị gù. Mỗi cái mụn giống như một chiếc đinh đóng vào lưng. Thậm chí nói chuyện hay thở cũng đau đớn. Mỗi sáng tôi thức dậy và thấy trên áo ngủ một vùng máu và mủ, và tôi phải giặt quần áo bằng tay mỗi ngày.

Ở Washington DC, chúng tôi biểu diễn tất cả các ngày trong một tuần. Trong nhà hát tôi dựa vào ghế vì đau, và tôi không còn sức để luyện đàn vĩ cầm. Nhưng khi tôi thấy tất cả các thành viên khác trong đoàn ở quanh tôi đang luyện tập chăm chỉ, tôi thấy thật xấu hổ. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều cống hiến để cứu độ chúng sinh và tôi không thể tụt hậu trên con đường tu luyện. Vì thế tôi lại cầm cây đàn lên và cố gắng không nghĩ về những cái mụn. Thay vào đó, tôi tập trung vào từng nốt nhạc. Khi tôi bắt đầu làm như vậy, vết đau đỡ dần. Khi chúng ta có thể buông bỏ chấp trước vào bản thân, hoàn toàn nghĩ cho chúng sinh, tâm tính của chúng ta sẽ đề cao, và Sư Phụ sẽ loại bỏ rất nhiều đau đớn cho chúng ta.

Cùng tối hôm đó trong khi chúng tôi biểu diễn, tôi cố gắng giữ lưng cho thẳng. Tôi tin rằng, nếu tôi còng lưng vì đau đớn, thì cũng giống như tôi đã khuất phục tà ác. Nhưng tôi biết rằng tôi cần phải loại bỏ các thế lực tà ác, “Chúng càng làm tôi đau, tôi lại càng ngồi thẳng.” Trong suốt buổi biểu diễn, bất cứ khi nào người dẫn chương trình nói hay có tiết mục độc tấu, tôi vẫn chịu đựng nỗi đau đớn. Tuy nhiên, bất cứ khi nào dàn nhạc chơi, tôi lại thấy đầy sinh lực và không hề đau đớn. Tôi cảm thấy thật kì diệu trong suốt buổi diễn. Tôi tin rằng chỉ khi tôi tin vào Sư Phụ và Pháp, tôi chẳng có gì để sợ. Hôm đó tôi mặc hai lớp áo ở trong chiếc áo biểu diễn, vì tôi không muốn mủ và máu thấm ra ngoài chiếc áo biểu diễn. Sau khi buổi diễn kết thúc và tôi cởi áo ra, tôi nhận ra rằng mủ và máu đã thấm qua cả hai lớp áo của tôi. Vậy mà trong suốt buổi biểu diễn, tôi không cảm thấy gì.

Tôi mãi mãi được động viên bởi sự quên mình của các thành viên đoàn Thần Vận

Tôi vô cùng trân trọng môi trường tu luyện trong dàn nhạc Thiên Quốc đoàn biểu diễn nghệ thuật Thần Vận. Ngay từ đầu, tôi coi đó như nhà của mình. Tôi không bao giờ thấy nhớ nhà hay nhớ mẹ. Tôi thực tâm thích những người trong dàn nhạc của chúng tôi. Họ là gia đình của tôi. Khi gặp các vấn đề, nếu tôi có thể tự phê phán bản thân mình và từ bi với người khác, tôi có thể thấy rằng mỗi học viên trong dàn nhạc đều có tâm tính tỏa sáng như vàng ròng. Giám đốc dàn nhạc chúng tôi đã hơn 60 tuổi. Ông chăm lo cho chúng tôi như một người ông và hướng dẫn chúng tôi rất cẩn thận trong cuộc sống cũng như về tâm tính. Khi lưu diễn, bất cứ khi nào chúng tôi đi và đến một thành phố, chúng tôi phải di chuyển đồ đạc và nhạc cụ. Nhạc cụ đặc biệt rất nặng, nhưng giám đốc của chúng tôi luôn luôn giúp đỡ. Gia đình tôi luôn thấm nhuần cho tôi giá trị của việc tôn trọng người lớn tuổi, và để người lớn tuổi làm việc nặng là bất kính. Tuy nhiên, không có nhiều các bạn nam trong dàn nhạc, vì thế mà chúng tôi không có lựa chọn nào khác là để ông giúp. Ông không bao giờ phàn nàn và làm việc này như thể nó rất tự nhiên và đúng là dành cho ông. Tôi thực sự cảm thấy sự phi thường của Đại Pháp. Nhạc công kèn trumpet của chúng tôi là một người đàn ông đã hơn 70 tuổi. Thông thường, người chơi nhạc cụ đồng thường luyện tập không quá bốn hay năm tiếng một ngày, và việc này cũng rất mệt mỏi. Nhưng đôi khi chúng tôi có hai buổi diễn mỗi ngày, tổng cộng là năm tiếng chơi nhạc. Thêm vào đó, chúng tôi còn phải tự tập luyện . Nhạc công kèn trumpet luyện tập không ngừng nghỉ. Môi ông khô nứt, và bị loét ra. Nhưng ông vẫn rất mạnh mẽ, đôi khi còn làm chúng tôi vui bằng cách biểu diễn búng tay hay lộn vòng.

Dàn nhạc của chúng tôi có một đội âm thanh có một số bạn nam. Mỗi khi chúng tôi đến một nhà hát mới, họ dậy sớm hơn mọi người trong dàn nhạc và vội vã đến nhà hát để chuẩn bị mọi thứ cho dàn nhạc và các thiết bị âm thanh. Thường thì họ chỉ ngủ ba hay bốn tiếng đồng hồ. Thời gian luyện công của họ vì thế cũng bị giảm bớt, và ban ngày họ cũng phải biểu diễn, nhưng chưa bao giờ tôi nghe họ phàn nàn gì. Khi các bạn gái đề nghị rằng chúng tôi có thể thành lập một đội âm thanh, họ nhanh chóng bác bỏ đề nghị này. Khi chúng tôi rời mỗi nhà hát, họ cũng giúp các vũ công bê đồ và tháo dỡ các thiết bị sân khấu, và thường mất khoảng một hai tiếng. Tinh thần trách nhiệm của họ làm tôi cảm động. Chỉ có sự vĩ đại của Đại Pháp mới có thể tạo ra những người tu luyện vĩ đại như vậy. Họ cống hiến bản thân mình một cách tự nguyện mà không kêu ca gì.

Đồng thời, tôi luôn luôn cảm động bởi sự chăm chỉ của các vũ công. Là nhạc công, nhạc cụ của chúng tôi gây ra nhiều tiếng động, vì thế mà chúng tôi không có cơ hội để tập luyện trong khách sạn. Các vũ công, tuy nhiên, không bị hạn chế đó. Trong khách sạn, bất cứ khi nào ra khỏi phòng, tôi đều thấy các nữ vũ công tập đá chân, xoạc, và các động tác khác ở hành lang. Đôi khi sau buổi biểu diễn, tôi gặp một vũ công đi lại với đôi nạng. Họ có thể đã bị thương trong khi biểu diễn. Tôi vô cùng kinh ngạc. Nhiều vũ công rất trẻ, mà họ đã có hiểu biết về nhiệm vụ tiền định. Để hoàn thành sứ mệnh cứu độ chúng sinh, họ cố gắng đề cao và không ngừng hoàn thiện kĩ năng của họ. Thêm vào đó, những học viên ở địa phương ở mỗi thành phố cố gắng hết sức để cung cấp cho chúng tôi chỗ ăn ở tốt nhất. Để có nhiều người hơn đến xem buổi biểu diễn, họ đã vượt qua rất nhiều khó khăn và dũng cảm chịu đựng khổ nạn để đưa buổi trình diễn đến với chúng sinh. Tôi đã nghe rất nhiều chuyện cảm động trong các chuyến lưu diễn. Vì thế mà đi lưu diễn không bao giờ khiến tôi mệt mỏi.

Một vị Phật là gì? Đó là người đảm bảo cho tất cả các sinh mệnh ở tầng của ông, là người bảo vệ cho tất cả các sinh mệnh, và bảo vệ sự thật của vũ trụ . » (« Giảng Pháp tại lễ thành lập Hội Pháp Luân Đại Pháp Singapore »)

Sư Phụ đã nói về việc các vị thần có thể cống hiển cuộc đời họ để bảo vệ sự thật của vũ trụ. Nếu thần có thể chết để bảo vệ sự thật tối cao, vậy thì sao các đệ tử Đại Pháp trong thời kì Chính Pháp, để cứu những sinh mệnh đáng quý, sao chúng ta không thể chịu đựng một chút cực nhọc ? Những sinh mệnh đã đắc Pháp là những sinh mệnh hạnh phúc nhất trong vũ trụ.

Kết luận

Từ ngữ không thể diễn đạt được lòng biết ơn của tôi với Sư Phụ. Đôi khi tôi cảm thấy rằng Sư Phụ đã cứu vớt tôi từ địa ngục lên. Tôi muốn nhân cơ hội này để hứa với Sư Phụ từ bi vĩ đại của chúng ta. Tu luyện trong tương lai, tôi sẽ cố gắng tinh tấn trong việc học Pháp và rèn luyện tâm tính, làm việc không ngừng nghỉ để nâng cao kĩ năng đàn vĩ cầm của tôi, hài hòa trong mọi phương diện cuộc sống, và loại bỏ những chấp trước cuối cùng. Bất kể khổ nạn nào tôi gặp phải, tôi sẽ luôn nhớ rằng mình là một người tu luyện. Tôi luôn tin vào Sư Phụ và Pháp và giữ vững chính niệm chính hành.

Xin cảm tạ Sư Phụ từ bi vĩ đại! Cảm ơn các bạn đồng tu! Xin vui lòng chỉ ra những thiểu sót của tôi.
____________________________________________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/10/202490.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/27/108630.html
Đăng ngày: 03-07-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share