Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 1-4-2016] 1.149 cư dân ở Cao Bi Điếm, một thành phố cấp huyện nằm ở phía Trung-Nam tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, đã đệ đơn tố cáo chung, buộc tội Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì đã đàn áp học viên Pháp Luân Công. Sau đó nhiều người dân địa phương cho hay cuộc sống của họ được cải thiện kể từ sau khi ký tên kiện Giang.
Một cặp vợ chồng tầm tuổi 30 là Tiểu Tuyết và Tiểu Hạo, vốn phải chật vật với công kinh doanh cả chục năm nay. Họ phải cố xoay sở đủ nghề để kiếm sống mà vẫn luôn thua lỗ. Từ khi ký tên ủng hộ việc kiện Giang Trạch Dân, công việc kinh doanh của họ càng ngày càng càng trở nên khấm khá. Hiện tại, cả hai người họ có thu nhập tốt và nói với các học viên rằng họ nghĩ là họ đã được phúc báo vì đã làm việc tốt.
Ngưu Ngưu từng là một học sinh tiểu học tinh nghịch. Cậu không chăm chỉ làm bài tập về nhà và thành tích học tập thường nằm trong nhóm 10% học sinh kém nhất lớp. Giáo viên và cha mẹ cậu đã hết cách với cậu. Một ngày Ngưu Ngưu thấy bà nội ký tên vào đơn kiện Giang Trạch Dân và cậu bé nói cháu cũng muốn ký. Cả nhà rất vui mừng và đồng ý để cậu bé ký tên.
Kể từ đó Ngưu Ngưu đã có một bước ngoặt lớn, cậu đạt điểm số cao trong kỳ thi học kỳ. Cậu nằm trong nhóm học sinh có thành tích học tập tốt của lớp. Giáo viên của cậu gọi điện cho cha mẹ cậu nói chuyện về sự tiến bộ vượt bậc của Ngưu Ngưu và rằng Ngưu Ngưu giờ đã tập trung hơn khi học trên lớp.
Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện của Phật gia đã được Sư phụ Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng từ năm 1992. Học viên Pháp Luân Công luyện năm bộ công pháp và chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người đã trải nghiệm những lợi ích sức khỏe to lớn sau khi tu luyện Pháp Luân Công, và môn tập nhanh chóng được truyền khẩu rộng rãi trên toàn Trung Quốc. Tính đến năm 1999, ở Trung Quốc có xấp xỉ 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công thường hằng, và chuẩn mực đạo đức trên cả nước đang được nâng cao.
Cùng năm đó, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công, tuyên truyền phỉ báng pháp môn này bằng các kênh truyền thông do nhà nước kiểm soát, cảnh sát trên cả nước bị xúi giục tham gia đàn áp bạo lực các học viên.
Để biện minh cho cuộc đàn áp, vụ “tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn” được dàn dựng vào năm 2001 nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công và tiếp tục tuyên truyền kích động dân chúng thù hận các học viên trên diện rộng. Chính sách bức hại khiến biết bao người dân, đặc biệt là viên chức chính phủ trong lĩnh vực pháp lý, trở thành đồng phạm với tội ác chống lại nhân loại này. Điều đó cũng hủy hoại danh tiếng của Trung Quốc vốn là một xã hội kỷ cương.
Quan chức chính phủ còn tham gia vào những hoạt động tàn ác hơn và hủ bại hơn, bao gồm hoạt động bí mật thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Chuẩn mực đạo đức đã tuột xuống đến đáy. Dù thế nào đi nữa, toàn thể người dân Trung Quốc đều đã trở thành nạn nhân của cuộc bức hại này.
Song thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Nhiều người đã nói với các học viên rằng họ đã được phúc báo sau khi lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công. Trong khi đó, nhiều quan chức tham gia bức hại đã bị bắt giữ hoặc bị tịch thu tài sản trong chiến dịch chống tham nhũng.
Theo thống kê của trang web Minh Huệ, đến nay đã có hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân của họ đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân kể từ tháng 5 năm 2015.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/4/1/326058.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/16/156301.html
Đăng ngày 21-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.