[MINH HUỆ 4-12-2015] Hơn 200 cư dân của thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, đã ký tên thỉnh nguyện phản đối những hành vi phạm tội của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân. Các chữ ký thỉnh nguyện này đã được trình lên cơ quan chính quyền phù hợp: Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Hiện Viện kiểm sát đã gửi biên lai xác nhận rằng họ đã nhận được bản kiến nghị.
Bản kiến nghị này đã lấy trường hợp của ông Trần Vận Xuyên và gia đình bị bức hại suốt 14 năm qua làm ví dụ minh chứng cho những hành vi phạm tội của Giang Trạch Dân và Phòng 610 đối với Pháp Luân Công.
Sáu thân nhân của ông Trần, và toàn bộ người dân của thôn Tàm Phòng Doanh, huyện Hoài Lai, tỉnh Hà Bắc, bị bắt giữ và tra tấn nhiều lần chỉ vì họ tín ngưỡng Pháp Luân Công. Ba người trong số họ đã thiệt mạng vì bị ngược đãi trong khi bị giam cầm.
Gia đình ông Trần Vận Xuyên. Hàng trên: Ông Trần và vợ – bà Vương Liên Vinh. Hàng sau từ trái sang phải: Con trai cả của ông Trần, anh Trần Ái Trung, con trai thứ, anh Trần Ái Lập, con gái lớn, cô Trần Thục Lan, và con gái út, cô Trần Hồng Bình.
Con trai lớn của ông Trần anh Trần Ái Trung bị kết án ba năm lao động cưỡng bức vào năm 2001. Anh bị tra tấn đến chết trong Trại Lao động Cưỡng bức Hà Hoa Khanh, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc vào ngày 20 tháng 9 năm 2001.
Con gái út của ông Trần là cô Trần Hồng Bình bị bắt vào tháng 6 năm 2001. Tại trung tâm giam giữ ở huyện Hoài Lai, cô bị đánh đập tàn nhẫn, và đôi chân của cô đã bị gãy. Vài ngày sau, cô bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Cao Dương của tỉnh Hà Bắc. Cô bị tra tấn tàn bạo trong trại lao động và qua đời vào tháng 3 năm 2003.
Con trai thứ của ông Trần, anh Trần Ái Lập bị tra tấn đến chết trong Nhà tù Ký Đông, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc vào tháng 11 năm 2004.
Vợ ông Trần là bà Vương Liên Vinh cùng con gái lớn, cô Trần Thục Lan bị bắt giữ vào tháng 9 năm 2002. Cô Trần Thục Lan bị kết án bảy năm rưỡi tù giam, và con gái Lý Dĩnh cũng bị Phòng 610 khu Xương Bình, Bắc Kinh giam giữ trong hai năm.
Do thường xuyên bị sách nhiễu, ông Trần Vận Xuyên và bà Vương đã phải rời khỏi nhà vào năm 2005 và liên tục phải thay đổi chỗ ở trong một năm rưỡi. Bà Vương đã qua đời vào tháng 8 năm 2006.
Năm 2007, ông Trần Vận Xuyên tới thăm con gái là cô Trần Thục Lan, khi đó đang bị giam giữ trong tù ở Bắc Kinh. Nhà tù đã không cho phép ông gặp con gái mình. Thậm chí ông còn không được gửi lại một chút tiền hay quần áo cho cô. Vào tháng 1 năm 2009, ông Trần đã thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi.
Cô Trần Thục Lan là người ruột thịt duy nhất của ông Trần còn sống sót, cô được trả tự do vào năm 2010. Vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, cuối cùng cô đã tìm được con gái Lý Dĩnh, hai mẹ con được đoàn tụ sau tám năm ly tán.
Một năm rưỡi sau đó, công an huyện Xương Bình thành phố Bắc Kinh đã bắt giữ cô Trần Thục Lan một lần nữa vào tháng 12 năm 2012. Họ kết án cô bốn năm tù giam vào tháng 8 năm 2013. Con gái Lý Dĩnh của cô bị bắt giữ vào tháng 10 năm 2013 bởi cô đã cố gắng giải cứu mẹ mình.
(Toàn bộ câu chuyện về gia đình ông Trần: “Bức hại tàn bạo trong thời gian dài đã khiến một gia đình bảy người chỉ còn lại hai người”)
Đầu năm nay, năm học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân và Phòng 610 bởi vai trò của họ trong việc bức hại gây ra thảm kịch của gia đình ông Trần.
Các nguyên đơn chuyển tiếp lại thông tin này tới người dân địa phương và khuyến khích họ ký tên phơi bày tội ác của Giang và Phòng 610, hối thúc viện kiểm sát điều tra vụ việc này.
Kinh hoàng trước những gì đã xảy ra với gia đình ông Trần, khoảng 100 người đã dũng cảm ký tên và trình đơn kiến nghị tố cáo những tội ác đó vào ngày 23 tháng 10. Lá đơn thứ hai với chữ ký của 121 người đã được gửi đi vào ngày 28 tháng 11.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/12/4/319987.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/5/153966.html
Đăng ngày 15-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.