Bài viết của Lý Bình, một học viên Pháp Luân Công ở Phần Lan

[MINH HUỆ 09-02-2014] Văn hóa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tán thành cho những hành vi liều lĩnh và hiếu chiến, được đúc kết qua câu nói nổi tiếng: “Ta là lưu manh. Ta không sợ ai hết.” Điều này là trái ngược hẳn lại với những gì có trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc vốn chú trọng sự khiêm nhường, cung kính, cử chỉ nho nhã, mỹ đức và từ bi.

Tôi muốn chia sẻ với các bạn những điều mà tôi quan sát được từ các học viên ở Trung Quốc có biểu hiện của văn hóa đảng. Những vấn đề này yêu cầu chúng ta phải chú ý và cần tìm cách giải quyết.

Trước tiên, chúng ta thường có biểu hiện tranh đấu ra bề mặt hoặc là nghiêm trọng hóa vấn đề trong những tình huống tranh luận đơn giản [biến chúng] thành những tình huống phức tạp.

Ví dụ, một học viên có thể lựa theo sở thích của những học viên khác và nói những điều làm vừa lòng họ trong các buổi chia sẻ chung. Trên bề mặt, học viên này có thể như là đang khen ngợi người khác, tuy nhiên, anh ấy/cô ấy thực sự đang có ý muốn ngăn lời những người khác hoặc muốn lèo lái tình hình xa khỏi dự định hay kế hoạch ban đầu.

Thứ hai, tôi thấy các học viên có hiện tượng xu nịnh, vận động, tạo thành những nhóm nhỏ, hoặc lấn át những người khác. Một số thậm chí còn cố nâng tầm ảnh hưởng của mình lên trong cuộc tranh luận bằng việc vận động mọi người vào nhóm “trung lập”. Các học viên Trung Quốc cùng nền tảng như vậy có thể thoả thuận trước với nhau về chương trình của chính họ trước buổi chia sẻ chung, sau đó là chèn ép chương trình của họ vào chương trình chung đã được hoạch định từ trước của cả nhóm.

Những người nằm ở ngoài những “nhóm nhỏ“ này có thể xem xét chính mình hoặc từ bỏ việc tham gia. Xung đột sẽ xảy ra khi các học viên khác nhau tranh đấu để có được sự ủng hộ của điều phối viên. Một kiểu văn hóa đảng khác này chỉ đơn giản là sẽ làm mọi thứ bị trì hoãn lại. Trên bề mặt họ nói “được”, nhưng thực tế lại đặt dự án sang một bên. Điều này khiến các dự án không nhận được sự hỗ trợ cũng như động lực để thúc đẩy.

Một số điều phối viên thiếu sự cống hiến và né tránh trách nhiệm khi xảy ra vấn đề, đơn giản là đổ lỗi cho “môi trường nhóm.” Điều phối viên tuyệt đối không nên có hành động trả đũa đối với các học viên không đồng tình với quan điểm hay quyết định cá nhân của họ.

Một học viên đã từng trải qua “nghiệp bệnh” và mong muốn được các học viên khác hỗ trợ chính niệm. Sau khi hồi phục, những người khác đã hỏi cô ấy xem liệu cô ấy có hướng nội không. Cô ngập ngừng và nói: “Tôi chưa bao giờ thực sự chia sẻ thể ngộ của tôi trong nhóm học Pháp này, dù chỉ một lần.”

Tôi đã bị sốc nhưng vẫn hiểu được [ý của] cô ấy. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả khi chúng ta không hiểu được suy nghĩ của các học viên khác. Một số người thậm chí còn không có được cơ hội để nói lên suy nghĩ của mình trong nhóm học Pháp ở địa phương trong nhiều năm qua. Các học viên khác đã nhận xét tiêu cực về môi trường tu luyện của địa phương sau khi tham dự các hoạt động tại các quốc gia khác.

Chúng ta cần phải quan tâm đến suy nghĩ của các bạn đồng tu và khuyến khích họ chia sẻ những ý kiến và quan điểm của họ. Một số học viên không tôn trọng người khác và luôn luôn cố để nói thay cho những người khác trong suốt thời gian chia sẻ thảo luận nhóm. Điều này đã khiến các đồng tu nghĩ rằng việc học Pháp theo nhóm không phải là một phần mang lại hiệu quả để đề cao trong tu luyện. Do đó, họ đã dừng việc tham dự các buổi học lại. Hiện tượng này sẽ có tác động tiêu cực đến các học viên mới, thậm chí còn hơn thế nữa.

Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Xin vui lòng chỉ ra những điều không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/2/9/304218.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/16/148477.html

Đăng ngày 10-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share