Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Mỹ quốc

[MINH HUỆ 18-03-2015] Mấy năm nay tới hải ngoại tôi vẫn luôn công tác trong hạng mục truyền thông, tôi phát hiện khi giữa các đồng tu nảy sinh mâu thuẫn hay bất đồng ý kiến, thường có hai phương thức đối đãi: Một là lo lắng chỉ thẳng vấn đề của đồng tu sẽ khiến đối phương không vui, từ đó nhìn thấy vấn đề cũng không nói trực tiếp, nhưng do vấn đề của đối phương gây phiền phức hay tổn hại tới bản thân, lại không nhẫn nổi mà đi oán trách, phàn nàn với người khác, kết quả khiến gián cách càng lớn hơn, mâu thuẫn càng phức tạp hơn; hai là, trực tiếp chỉ ra vấn đề mình nhìn thấy ở đồng tu nhưng không có thiện ý, mang cảm xúc chỉ trích và oán trách.

Tôi lo rằng chỉ ra trực tiếp sẽ đắc tội với người khác, kỳ thực do xuất phát từ tư tâm bảo vệ bản thân không muốn mình bị tổn hại nên khi chỉ ra thường mang theo sự chỉ trích oán hận, đồng thời cũng do danh lợi tình của bản thân bị tổn hại mà nảy sinh oán hận, cũng là do tư tâm tạo thành.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore”, Sư phụ giảng:

“Tôi thường giảng một câu thế này, tôi nói rằng [khi] một cá nhân không ôm giữ bất kỳ quan niệm nào mà đi nói với người khác, chỉ ra cho người khác khuyết điểm của anh ta, hoặc nói cho anh ta biết điều gì đó, anh ta sẽ cảm động rơi nước mắt. Không có bất kỳ nhân tố nào của bản thân chư vị, chư vị không muốn đạt được điều gì, thậm chí chư vị không muốn bảo vệ gì cho bản thân mình, chư vị thực sự có thiện ý vì muốn tốt cho người khác, anh ta thực sự có thể nhìn thấy cái tâm này của chư vị, bất luận là người như thế nào.” (Tạm dịch)

Tôi nhận thức được rằng: Muốn mọi người có thể cùng nhau phối hợp tốt, chỉ bằng cách tu tốt bản thân, không vì những phiền phức, tổn hại mà người khác mang tới cho mình mà oán hận, cũng không vì lo sợ bản thân bị tổn thương mà “bao dung” chấp trước của đồng tu. Khi nhìn thấy vấn đề của người khác, hãy đứng trên lập trường của đối phương, đứng trên nền tảng mọi người có thể cùng nhau phối hợp tốt mà chỉ ra những thiếu sót của đồng tu một cách thiện ý, chứ không so bì với thái độ của anh ấy (hay cô ấy) lúc đó. Hình thành một môi trường lành mạnh chân thành và tín nhiệm lẫn nhau mới có thể cùng nhau làm việc tốt.

Trong bài “Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]” Sư phụ giảng:

“Ai ai cũng có thể làm như vậy là tốt nhất, nhận thức không được [chỗ sai của mình] thì người chỉ cho, [điều ấy] tất nhiên không có gì sai; nhưng khi chỉ ra thì nhất định phải là thiện ý.”

Cũng có một vài vấn đề, có thể là do hiểu lầm giữa đồng tu gây nên, khi chỉ ra trực tiếp lại có cơ hội hóa giải mâu thuẫn, còn những bàn luận sau lưng chỉ khiến mâu thuẫn càng thêm phức tạp, tạo thành nút thắt trong tâm mình. Khi chỉ ra trực tiếp, chúng ta phải làm được như lời Sư phụ giảng: “khi chỉ ra thì nhất định phải là thiện ý”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/3/18/306378.html

Đăng ngày 02-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share