Bài viết của Đồng Tâm
[MINH HUỆ 30-12-2014] Các học viên Đại Pháp nhỏ tuổi sinh ra trước năm 1999, sau khi trưởng thành bị xã hội nhân loại ô nhiễm, rất nhiều người đã trở thành trung sỹ văn đạo, thậm chí không tiếp tục tu luyện, tình trạng này khá phổ biến. Nếu không thể giải quyết từ tận gốc, vấn đề này sẽ tiếp tục tồn tại, thậm chí sẽ hủy đi học viên Đại Pháp ở một độ tuổi nhất định. Bài viết này sẽ bàn luận về vấn đề này, những chỗ chưa thỏa đáng mong các đồng tu từ bi chỉ giúp.
Sư phụ giảng:
Trẻ em trên núi có những lúc trạng thái biểu hiện rất không tốt, thì tôi biết cha mẹ ở gia đình tu không được tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)
Khi tiếp xúc với các đồng tu xung quanh, chúng tôi phát hiện thấy rằng: Vấn đề của tiểu đồng tu Đại Pháp có căn nguyên nằm tại đồng tu phụ huynh trong gia đình. Trong người thường cũng giảng rằng: Con trẻ là cái bóng của người lớn, tật xấu của người lớn đều phản ánh ra trên thân những đứa trẻ; những sai sót của trẻ đều có thể tìm thấy căn nguyên trên thân của người lớn.
Tại Trung Quốc có câu cổ ngữ rằng “Tam tuế khán tiểu, ngũ tuế khán lão” (ba tuổi thấy lúc nhỏ, năm tuổi thấy lúc già), biểu hiện của trẻ 5 tuổi đã có thể thấy được sau này trưởng thành nó sẽ như thế nào. Học viên phương Tây phát hiện ra rằng: Những trải nghiệm của trẻ nhỏ từ 0-5 tuổi quyết định cuộc đời một con người. Trước 5 tuổi, có tiểu đồng tu đã được chiều chuộng mà bị hủy đi mất, căn nguyên vẫn là ở các bậc phụ huynh.
I. Biểu hiện người lớn và trẻ xa rời Pháp
1. Người lớn học Pháp chỉ dừng lại ở mức bề mặt, trẻ không thể nhận thức Pháp tự trong tâm
Rất nhiều người học Pháp đọc sách, đọc xong là xong, việc thực tu trong công tác, cuộc sống vẫn tự tung tự tác, chỉ đạo bởi tư tưởng người thường của mình. Có người chỉ có thể lý giải ý nghĩa bề mặt nhất của Đại Pháp một cách cảm tính. Người lớn không thể thăng hoa trong nhận thức thức lý tính về Đại Pháp, trẻ nhỏ tương lai cũng không thể làm được.
Điều này không bị hạn chế bởi tuổi tác và trình độ văn hóa, rất nhiều đồng tu cao tuổi văn hóa không cao, nhưng sự tinh tấn trong Pháp lại có thể thể hiện từ trong ra ngoài, giúp ích rất lớn cho trẻ.
Có đồng tu dạy con học thuộc:
“Thương khung vô hạn viễn
Di niệm đáo nhãn tiền.”
Diễn nghĩa:
“Gầm trời xa vô hạn
Chuyển niệm đến trước mắt” (Hồng, Hồng Ngâm)
Đứa trẻ hỏi: “Di niệm” nghĩa là gì? Đồng tu nói quanh co hồi lâu: trừ bỏ quan niệm của người thường, mới có thể lĩnh ngộ được nội hàm sâu xa hơn của Pháp… Đứa trẻ nói: “Con còn tưởng “di niệm” là một loại công năng”. Đồng tu nghe xong trong tâm bất giác chấn động, như thức tỉnh nói: “Con ngộ đúng lắm! Trừ bỏ quan niệm ở tầng thấp, thần thông nơi cao tầng sẽ có thể hiển hiện ra. Nhưng vẫn còn nội hàm sâu hơn bên trong đó.” Đứa trẻ hỏi: “Vậy còn là cái gì nữa?” Đồng tu nói: “Chúng ta cần thực tu mới có thể ngộ được.” Học Pháp như vậy bản thân đứa trẻ sẽ càng thêm hứng thú.
Kỳ thực trẻ không có những quan niệm đó của người thường, bản tính tiên thiên vẫn còn, ngộ tính của chúng quyết không kém hơn so với người lớn. Nếu trẻ không thể cảm nhận được niềm vui lý tính thăng hoa khi học Pháp, khi trưởng thành nó sẽ tìm thú vui trong người thường.
2. Người lớn không lý giải nội hàm “chịu khổ” trong Đại Pháp, trẻ càng rời xa “việc lấy khổ làm vui”
Nhiều chỗ trong “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ giảng về “chịu khổ”, rất nhiều người chỉ đọc lướt qua, cũng không đối chiếu với bản thân mình, đây là điển hình về việc không thực tu. Dạy trẻ học thuộc “Viên mãn đắc Phật quả, Cật khổ đương thành lạc” (Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm), coi đó như một lời hát cho trẻ con.
Một vài đồng tu không lý giải được nội hàm của việc chịu khổ khi rèn luyện tâm tính, tu tâm tính bản thân vốn đã khuyết một mảng, không thể đồng hóa với cảnh giới “lấy khổ làm vui”. Có người mặc dù cuộc sống không giàu có, đôi khi đành phải chịu khổ, lúc này bất đắc dĩ ngoài miệng cũng nói “lấy khổ làm vui”, chứ không phải xuất phát từ bản tính nội tâm mình, biểu hiện chính là nghĩ đủ mọi cách (hữu vi) để không phải chịu khổ, bản thân mình khi phát chính niệm thường không song bàn (khi ở cùng với người khác xấu hổ nên mới ngồi song bàn), có thể lười nhác là lười nhác, có cơ hội ăn ngon, chơi thỏa thích thì nhất định sẽ dành nhiều thời gian, tiêu nhiều tiền mà hưởng thụ, họ quen với việc hưởng thụ niềm vui của cuộc sống người thường, chứ không cảm nhận được niềm vui dạt dào và cảnh giới đề cao khi tinh tấn. Những đứa trẻ do những đồng tu như vậy dẫn dắt sẽ lười nhác, thích hưởng lạc hơn.
Những đồng tu như vậy dù cho hoàn cảnh gia đình không tốt, cũng nhất định sẽ chiều hư trẻ; còn điều kiện gia đình tốt thì đứa trẻ được chiều chuộng chẳng khác gì người thường. Những tiểu đồng tu đúc ra từ khuôn mẫu đó, học thuộc sách học Pháp chỉ dừng lại trên con chữ bề mặt, càng không thể lý giải được chịu khổ là việc tốt, nên chủ động tránh xa việc chịu khổ, chú ý tới ăn, mặc, ham chơi, thích tiêu tiền, hễ chịu khổ liền không chịu nổi, trời nóng người khác không hề hấn gì, chúng thì không mở điều hòa không chịu nổi, thậm chí còn mở điều hòa ở nhiệt độ rất thấp, thích trùm chăn đi ngủ. Có cơ hội liền tiêu tiền, phải hưởng thụ mới vui thích, nếu không thì mất hứng, bực tức, sinh chuyện. Còn đồng tu lại dễ dãi, dung túng cho điều đó.
Khi tiêu nghiệp bệnh, đều là sốt cao 39 độ, tiểu đồng tu tinh tấn được cha mẹ khích lệ ngồi dậy luyện công, học thuộc Pháp, một ngày liền qua đi, còn bố mẹ chúng khi tiêu nghiệp bệnh cũng tinh tấn vượt quan như vậy. Còn những đồng tu được nuông chiều thì phải có người lớn quát tháo, nằm nghe người lớn đọc sách, giúp đứa trẻ phát chính niệm, làm đồ ăn ngon, kéo dài mấy ngày mới vượt qua nổi, còn phụ huynh của chúng mắc nghiệp bệnh trường kỳ, cũng nằm nghe Sư phụ giảng Pháp, chống chọi vượt qua như vậy.
Những đứa trẻ được nuông chiều khi lớn lên thì vượt quan nghiệp bệnh thế nào? Trên con đường tu luyện khổ nhiều như vậy, chúng có thể đối đãi bằng chính niệm hay không? Những đứa trẻ như vậy vì không thể chịu khổ, một chút khổ đối với chúng cũng lớn tới mức không chịu đựng nổi.
Sư phụ giảng:
“Chịu khổ quá nhiều thì chư vị không thể tu.” (Chuyển Pháp Luân)
Tiểu đồng tu từ nhỏ bước vào Đại Pháp, đa số là do sợ chịu khổ mà chủ động rời khỏi Đại Pháp, hướng vào việc tìm kiếm sự an nhàn trong người thường, khổ chính là do nghiệp lực của mình tạo thành, kỳ thực chúng không tu luyện, quay trở về người thường, thoải mái nhất thời chỉ là sự mê hoặc, khổ nạn sau này sẽ càng lớn, bởi vì người thường không có Sư phụ giúp tiêu nghiệp, mà đều do tự bản thân gánh chịu.
Người lớn nuông chiều trẻ, thường thì bản thân mình không thể phát giác được, cũng không thừa nhận, cứ như vậy sau này hủy đi đứa trẻ, khi tỉnh ngộ thì đã muộn, đã không thể làm gì được nữa rồi.
3. Quan niệm “Thiện” và “Tốt” thâm căn cố đế trong người thường gây trở ngại cho việc lý giải Pháp của người lớn và trẻ nhỏ
Sư phụ giảng:
“Đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác.” (Chuyển Pháp Luân)
Có đồng tu lý giải điều “Tốt” này là cho trẻ ăn ngon, mặc đẹp, chơi thỏa thích, trẻ cần tiền là cho, để trẻ sống thừa thãi vui vẻ, không cho trẻ chịu khổ mới là tốt. Kỳ thực ngay trong cảnh giới cao hơn một chút trong người thường mà xét điều này cũng đã không đúng, người thường còn giảng rằng “Sinh vu ưu hoạn, Tử vu an lạc”, đây là quy luật bất biến vĩnh hằng trong nhân gian; khi tu luyện siêu xuất khỏi tầng thứ của người thường thì điều này lại càng bất hảo, không ngừng khiến trẻ lãng phí Đức của mình, đang hủy đi căn cơ và tâm tính của trẻ.
Những đứa trẻ như vậy khi nghe tới có tiểu đồng tu tiết kiệm gần 30 tệ dùng làm tài liệu chân tướng Đại Pháp, chúng cảm thấy điều này không liên quan gì tới mình, chúng không phân biệt rõ điều này tốt như thế nào, không thể lý giải được rằng đây là quả vị mà tiểu đồng tu này đắc được trong khi khổ tu, càng không biết được rằng chúng Thần trong vũ trụ ca ngợi điều này không ngớt. Trong số chúng cá biệt cũng có vài người học được cách cống hiến một chút tiền tiêu vặt cho Đại Pháp, nhưng chủ yếu vẫn là dùng để hưởng thụ bản thân, về căn nguyên chúng vẫn tự coi bản thân mình là trung tâm, nền tảng tâm tính như vậy đều là do người lớn chiều chuộng, coi trẻ làm trung tâm mà ra.
4. Người lớn không thể lý giải “Nhẫn” của Đại Pháp, trẻ lại càng không làm được nhẫn, tùy tiện, thích gì làm nấy
Sư phụ nhiều lần giảng tới Nhẫn:
“Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Ban đầu, có thể làm được Nhẫn gượng ép theo cách của người thường cũng rất khá, không ngừng nghiêm khắc yêu cầu bản thân, dần dần sẽ làm được Nhẫn của người tu luyện, đây là một quá trình thăng hoa. Hơn nữa có đồng tu không thể tinh tấn trong Pháp, suốt một thời gian dài chỉ dừng ở nhận thức Pháp trên bề mặt, Nhẫn cũng chỉ làm được trên bề mặt. “Nhẫn của người tu luyện”, “xả một cách thản nhiên” trong Đại Pháp, nhẫn như vậy người lớn khó làm được, trẻ lại càng không làm được.
Đôi khi, trẻ chịu một chút khổ về nhà, trẻ không nói gì, người lớn trong tâm đã không chịu nổi trước. Đôi khi trẻ chịu chút oan ức ở trường, người lớn đã coi như trẻ bị bức hại, phải tìm người đi nói lý, có đồng tu còn thực sự gây chuyện với người khác, lẫn lộn giữa việc vượt quan trong tu luyện cá nhân và diệt ác trong Chính pháp. Ví như: Nếu trẻ gặp khảo nghiệm chịu nhục chui háng, phụ huynh tu luyện cần qua đó cướp bảo kiếm quyết một trận với người ta, trẻ với tấm gương thiết thân như vậy không thể nào hiểu nổi Nhẫn của tu luyện Đại Pháp là gì.
Có tiểu đồng tu tổ chức sinh nhật, đồng tu dẫn trẻ vào chợ mua quà. Đứa trẻ chọn 10 cái mắc áo bình thường, nói là lấy cái này làm quà sinh nhật, trong nhà thiếu mắc áo, đồng tu hỏi còn muốn quà gì nữa không? Đứa trẻ nói chỉ cần cái này là được, hai người vô cùng vui vẻ mua mắc áo về nhà. Có đồng tu cảm thấy: Đây có phải mẹ đẻ hay không? Thật quá thể! Phàm là những người có cách nghĩ như vậy đều nên tìm xem nền tảng quan niệm thâm căn cố đế đó của mình nằm ở đâu? Đó là vì giúp trẻ học được cách buông bỏ bản thân, chính là vun đắp cảnh giới nơi nào cũng biết nghĩ cho người khác, tiên tha hậu ngã, hơn nữa không phải là làm trên môi trên mép, mà là làm được qua hành vi thực tế, đây chẳng phải là chính quả thực tu khi xả bỏ một cách thản nhiên sao? Những đứa trẻ như vậy từ nhỏ đến lớn, cơ bản không cần cha mẹ lo lắng, ở trường chúng cũng được thầy cô, bạn bè tán dương không ngớt.
Rất nhiều tiểu đồng tu bình thường đã là trung tâm được che chở trong nhà, đến ngày sinh nhật lại càng ta đây là nhất, tìm phụ huynh đòi quà, không cho về cơ bản là không được với chúng. Có người từ nhỏ đã như vậy, bình thường đã đòi nọ đòi kia, người lớn không cho liền giận dỗi sinh sự, thậm chí khóc mãi không thôi, kỳ thực lúc này cách giáo dục tốt nhất trong người thường chính là không cho trẻ được toại nguyện, thực hành giáo dục thử thách, để trẻ học được cách buông bỏ dục vọng, như vậy những đứa trẻ được dưỡng dục mới không tùy tiện, mới biết câu thúc bản thân. Còn rất nhiều đồng tu không ngừng cho đứa trẻ thỏa mãn, căn bản không không để ý những việc nhỏ nhặt khi bình thường, kỳ thực những “tiểu tiết vụn vặt” này đều là chuyện đại sự, đã hủy đi nền tảng tâm tính của trẻ.
Những đồng tu được nhắc phía trên mà khi con họ hễ đòi thứ gì họ liền đưa cho thứ nấy, trẻ hễ sinh chuyện liền nuông theo, không để trẻ thỏa mãn trong tâm không chịu nổi, những đứa trẻ được dẫn dắt như vậy, muốn gì được nấy, muốn làm gì thì làm nấy, hoàn toàn ngược lại so với yêu cầu của Đại Pháp. Khi trẻ lớn lên, khi thứ mà chúng muốn (các chủng dục vọng) không được thỏa mãn chúng có thể nhẫn không? Có thể câu thúc bản thân mình trong tâm từ đó mà xả bỏ một cách thản nhiên không? Có thể làm được như Sư phụ giảng: “Xả bỏ các thứ dục vọng tâm chấp trước trong người thường” (Chuyển Pháp Luân) không? Những đứa trẻ như vậy trở thành trung sỹ văn đạo đã được xem là tốt, rất nhiều người bản thân không tu nữa, kỳ thực ma tính của chúng từ nhỏ đã được người lớn nuông chiều, từng chút từng chút một mà thành, được dung túng bành trướng quá lớn, hoàn toàn che lấp mất Phật tính, từ đó tự mình chủ động rời khỏi Đại Pháp. Người thường cũng giảng: Sự tùy tiện sẽ nhào nặn một cuộc đời thất bại. Tiểu đệ tử Đại Pháp tu luyện càng không thể bị ma tính của sự tùy tiện khống chế.
Nếu các đồng tu phụ huynh có thể lĩnh hội Pháp một cách sâu sắc, dẫn dắt con trẻ theo tiêu chuẩn của Đại Pháp thì làm sao có thể có kết quả như vậy?
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/30/302310.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/31/148177.html
Đăng ngày 02-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.