Bài viết của Đồng Tâm

[MINH HUỆ 02-01-2015]

Tiếp theo Phần 1

II. Làm thế nào mới có thể dẫn dắt tốt tiểu đồng tu?

Dẫn dắt tốt tiểu đồng tu, vốn cũng là một mắt xích quan trọng trong tu luyện của người lớn, cũng chính là sứ mệnh. Người lớn tinh tấn thực tu, nghiêm khắc làm theo yêu cầu của Đại Pháp, những đứa trẻ được bồi dưỡng như vậy không những tinh tấn tu luyện mà trong người thường cũng có sở trường nào đó, hơn nữa rất có thể là chuyên gia, bởi vì rất nhiều đứa trẻ bản thân chúng vốn đã mang theo sứ mệnh, nếu phụ huynh dẫn dắt chúng không tốt, thì chúng và sứ mệnh của chúng đều sẽ bị hủy trong người thường.

Cụ thể nên làm thế nào? Tại đây tôi xin kiến nghị vài điểm.

1. Không nên học theo cách giáo dục phóng túng hiện nay của nước Mỹ, nhất định phải yêu cầu nghiêm khắc, kể những câu chuyện chính diện về văn hóa truyền thống để đứa trẻ có những tham chiếu chính diện.

Sư phụ từng giảng:

“Đặc biệt là nước Mỹ, hiện nay phóng túng con trẻ, vậy cũng không có cách nào nói nữa, đứa trẻ đó căn bản không hề được giáo dưỡng, toàn bộ quá trình giáo dục đã thất bại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu ) (Tạm dịch)

Loạn tính và sự bại hoại phổ biến tại phương Tây có quan hệ trực tiếp với việc những người này từ nhỏ đã được cha mẹ phóng túng. Phóng túng như vậy tương đương với đưa đứa trẻ vào trong ngục. Càng phóng túng trẻ nhỏ ma tính càng lớn, càng rời xa Đạo, càng khó tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Trong lịch sử, ở bất kể lần văn hoá nào khi có sự việc tương đối nổi bật, hoặc có người tu luyện hoặc Giác Giả của các thời kỳ khác nhau biểu hiện ra các trạng thái, thì đó đều là để đệ tử Đại Pháp tham chiếu.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp)

Trong lịch sử có rất nhiều nhân vật điển hình chính diện như Thích Ca Mâu Ni, Gia Cát Lượng, Nhạc Phi, Khang Hy, Thái Văn Cơ, Hoa Mộc Lan… hãy kể cho trẻ những câu chuyện của họ, trẻ nhỏ sẽ có thể tìm được tham chiếu cho mình, giống như họ tiến bước trên con đường chính đạo, nghiêm khắc yêu cầu bản thân, đối với việc tu luyện của trẻ nhỏ và kiếp người đều có tác dụng xúc tiến rất lớn. Còn những câu chuyện phản diện về những kẻ ngu dốt do ham chơi thất chí, an dật, được nuông chiều tạo nên cũng có thể giúp đứa trẻ tinh tấn. Nếu trẻ từ nhỏ đã không có những tấm gương chính diện và những cảnh báo phản diện thì không gian thần tượng của chúng sẽ bị những ngôi sao ca nhạc, ngôi sao điện ảnh ngày nay lấp đầy, như vậy tương lai rất khó tiếp tục tu luyện, bởi vì chúng muốn giống với thần tượng của mình hưởng thụ vui thú trong kiếp người.

2. Trẻ nhỏ học Pháp cũng cần lĩnh hội ý nghĩa, từ những thể ngộ nhỏ cho tới niềm vui học Pháp.

“Một đứa trẻ nhỏ như vậy có thể ngộ được gì đây?” Đây lại là tâm người thường, phần trước tôi đã kể về câu chuyện của một tiểu đệ tử ngộ Pháp hoàn toàn không phải là trường hợp đặc biệt.

Có đồng tu giảng cho đứa trẻ lý giải về câu: “Thiên thanh thể thấu càn khôn chính, Triệu kiếp dĩ quá trụ vũ minh” (Tạm dịch: Trong xanh thấu khắp càn khôn chính, Triệu kiếp trôi qua vũ trụ minh) trong bài Kiếp hậu, Hồng Ngâm rằng “Kiếp trong Phật gia thể hiện thời gian…” Tiểu đồng tu hỏi: “Mẹ nói thời không, thời không, vậy “Triệu kiếp” ngoài thời gian ra còn có nghĩa là không gian không ạ?” Đồng tu lập tức được điểm hóa, điều này cũng mang hàm nghĩa Sư phụ đang Chính Pháp đi qua vũ trụ hàng triệu kiếp nhiều tầng không gian như vậy, và khen ngợi đứa trẻ ngộ tốt. Cô lại lập tức cùng trẻ học bài “Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003”, trong đó Sư phụ giảng rằng: “Trong Chính Pháp tôi đi qua tất cả các đại khung”, học Pháp như vậy đứa trẻ cũng có thể dung nhập và thấu hiểu.

Kỳ thực chỉ cần bạn dạy trẻ nhỏ lĩnh ngộ ý nghĩa bề mặt của mỗi một đoạn Pháp, đứa trẻ sẽ biết thường xuyên nói cho bạn biết nội hàm tại tầng thâm sâu mà nó ngộ ra, bởi vì bản tính tiên thiên của trẻ nhỏ vẫn còn, cũng có thể gợi mở cho người lớn. Từ nhỏ đã biết niềm vui vô hạn của việc học Pháp, lớn lên nhất định sẽ có thể tinh tấn tu luyện.

3. Trẻ nhỏ 3, 4 tuổi đã có thể tự mình luyện công, không thể kéo dài, làm chậm trễ thời gian, cần nhanh chóng bù đắp lại.

Phía trên tôi đã từng đề cập tới vấn đề về độ tuổi luyện công của trẻ nhỏ, rất nhiều đồng tu phụ huynh cần nhanh chóng tranh thủ thời gian bù đắp lại, mất bò mới lo làm chuồng. Không nên cứ mãi dùng quan niệm của con người lo lắng này nọ, đó đều là trở ngại, chỉ cần tâm bạn đặt trong Pháp, bù đắp lại nhanh chóng theo kịp tiến trình Chính Pháp, đứa trẻ sẽ có những chuyển biến không thể ngờ tới.

4. Trẻ nhỏ học Pháp luyện công một ngày cũng không được gián đoạn, dù chỉ học một lúc, từ nhỏ nuôi dưỡng thói quen tranh thủ thời gian học Pháp, luyện công.

Trước kia đi học tôi hay chú trọng câu “Thuyền chạy ngược dòng, không tiến thì lui” theo Sư phụ học nghệ thuật cần phải “nắm đấm không rời tay, ca khúc không rời miệng”, đều mang hàm nghĩa không thể gián đoạn, như ngày nay trẻ học Đại Pháp chính đạo lại càng không thể học Pháp và luyện công cách nhật.

Nếu trẻ từ nhỏ đã hình thành tật xấu “cách vài ngày học Pháp, luyện công cũng không sao”, lớn lên e rằng việc luyện công sẽ bị gián đoạn triệt để. Nếu trẻ hình thành thói quen phải học Pháp luyện công hàng ngày thì khi lớn lên chỉ cần cách một ngày nhất định nó sẽ cảm thấy không thoải mái, sẽ thấy thiếu thứ gì đó, tự mình cũng sẽ tìm thời gian bù lại.

Hiện nay thời gian được đẩy rất nhanh, thời gian của trẻ nhỏ cũng không đủ dùng, nếu người lớn không cố định thời gian học Pháp, luyện công của trẻ nhỏ, có lẽ trẻ cũng sẽ không có thời gian. Cho nên tôi kiến nghị đồng tu dẫn dắt tiểu đệ tử Đại Pháp hãy buông bỏ tự ngã, dành thời gian học Pháp, luyện công, điều chỉnh thời gian đồng nhất với trẻ, nhất định phải giúp trẻ sắp xếp được thời gian này, dẫn dắt đứa trẻ bước trên con đường chính đạo.

“Trẻ nhỏ như vậy liệu có thể kiên trì được không?” Đây là quan niệm người thường điển hình của đồng tu. Kỳ thực trẻ nhỏ còn có thể kiên trì hơn cả người lớn, một khi bạn giúp chúng bước vào quỹ đạo chính chúng sẽ hàng ngày giám sát bạn học Pháp, luyện công, thậm chí dẫn bạn đi học Pháp, luyện công, câu chuyện về những tiểu đồng tu tinh tấn như vậy cũng không ít.

5. Đừng vin bận rộn làm cái cớ, bận rộn hoàn toàn không ảnh hưởng tới trách nhiệm với con cái.

Có một đồng tu lâu năm dẫn một đứa trẻ nông thôn vào thành phố, đứa trẻ 5 tuổi còn chưa nhận được mặt chữ, chỉ biết Đại Pháp hảo. Để ở nhà đồng tu, đồng tu rất bận, dạy đứa trẻ học “Hồng Ngâm”, cô đọc một lượt rồi ghi âm lại, để đứa trẻ tự học theo phần ghi âm của mình, lúc ăn cơm, khi nhắc tới câu chuyện liên quan tới điển cố trong Đại Pháp. Đứa trẻ đọc thuộc một hơi 72 bài thơ, 10 ngày đã thuộc, không sai một chữ, đồng tu lâu năm kinh ngạc vô cùng, trong lòng vô cùng khấn khởi. Sau cô nói dẫn dắt trẻ nhỏ tu tốt nhưng lại không yêu cầu nghiêm khắc nên hiện nay đứa trẻ ấy không còn học, không còn tu nữa.

Kỳ thực, dẫn dắt tiểu đồng tu không hề khó, chỉ cần bạn buông bỏ tâm người thường, bạn không ngừng đề cao tiêu chuẩn dựa trên Pháp mà yêu cầu chúng, chúng cuối cùng đều có thể đạt được, nếu tiêu chuẩn của bạn quá thấp, tiêu chuẩn của chúng chỉ có thể thấp hơn bạn, cuối cùng đồng hóa với người thường.

Các đồng tu tại hải ngoại đều rất bận rộn, trẻ lớn một chút về cơ bản đều không còn tu nữa. Nhưng, những đứa trẻ không tu luyện như vậy, khi vào trường Nghệ thuật Phi thiên lại trở thành những đệ tử Đại Pháp vô cùng tinh tấn, đó là do môi trường tiêu chuẩn cao, yêu cầu nghiêm khắc xúc tác nên, vậy chúng ta ở nhà, giữa các đồng tu, tại sao lại không thể hình thành một môi trường tinh tấn thực tu?

6. Chú ý bồi dưỡng khả năng chịu khổ và sức nhẫn nại cho trẻ, giúp trẻ từ nhỏ đã học được lấy khổ làm vui.

Sư phụ giảng:

“Tất cả là dựa theo lực nhẫn nại và năng lực chịu khổ của chư vị.” (Chuyển Pháp Luân)

Trong câu chuyện giảng chân tướng của rất nhiều đồng tu, cả ngày đều ăn bánh bao dưa muối, vì tranh thủ mọi thời gian, kiểu thực tu lấy khổ làm vui ấy đều được ghi chép lại trong sử sách của vũ trụ, điều này không phải ngay lập tức có thể làm được, năng lực chịu khổ và sức nhẫn nại được vun đắp từng chút một, từ nhỏ đã gây dựng tốt nền tảng mới là điều thiết thực nhất.

Không thể đi tới cực đoan rằng “để trẻ chịu khổ từ đầu tới cuối”, càng không thể nuông chiều không để trẻ phải chịu một chút khổ nào. Từ nhỏ đã không tạo dựng nền tảng chịu khổ thì cũng chỉ như bông hoa trong phòng kính, chỉ cần một chút khảo nghiệm mưa gió ắt sẽ tiêu điều tan tác.

Lấy khổ làm vui là cảnh giới tu luyện cần phải đạt được. Hoa mai giá rét vươn mình trong tuyết cũng cần được tôi luyện trong hoàn cảnh chân thực.

7. Để trẻ phó xuất vì người khác, va vấp nhiều mới có thể đặt định nền tảng cho sự tốt bụng.

Người nhà đều xoay xung quanh đứa trẻ, chăm lo chúng mọi mặt chu toàn, những đứa trẻ được nuôi dưỡng như vậy vụng về lười nhác, tự lấy mình làm trung tâm. Lười biếng là ma tính cự đại nó sẽ thể hiện ra ở mọi phương diện, người như vậy cũng không thể tinh tấn.

Sư phụ giảng:

“Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt bỏ tại các chủng hoàn cảnh [khác nhau]. [Sẽ] làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; tu luyện là như thế.” (Chuyển Pháp Luân)

Vấp ngã trong tu luyện không đáng sợ, chỉ cần từ đó có thể thức tỉnh ngộ đạo, đứng dậy tiếp tục tu, đối diện với thử thách vẫn giữ tâm thái kiên định mới là điều quan trọng nhất.

Kỳ thực, để nuôi dưỡng những tố chất tâm tính đó cần để trẻ từ nhỏ đã có thể làm những việc nhà vừa với sức mình, hiểu được cách chia sẻ với người lớn, đây là cách đơn giản, dễ làm. Đừng ngại trẻ nhỏ rửa bát làm vỡ đĩa, lau sàn nhà không đến nơi đến chốn, lau giày không sạch, vá tất bị kim đâm, làm không tốt chính là thử thách nhỏ, hãy dẫn dắt trẻ suy nghĩ từ những thử thách nhỏ này, khích lệ chúng làm ngày càng tốt hơn. Những đứa trẻ chăm chỉ như vậy sẽ không lười nhác tu luyện, biết nghĩ cho người lớn, vấp ngã cũng sẽ đứng dậy rất nhanh bắt kịp đồng tu, bởi vì từ nhỏ chúng đã gây dựng được nền tảng tâm tính rất thiết thực. Còn những đứa trẻ được nuông chiều, thường thì vấp ngã sẽ không thể đứng dậy, sẽ cảm thấy tu luyện thật khó, dễ sinh ra lười nhác, thậm chí không còn lòng tin, không còn chí tiến thủ.

8. Vận dụng cách biểu dương, khích lệ chính xác bồi dưỡng lòng tự tin cho trẻ

Không nên xem nhẹ từng bước tiến của trẻ, không thể quên đi những phó xuất của trẻ vì người khác, dù là một chút ít cũng đều cần khen ngợi, khích lệ. Như vậy lòng tin vào tu luyện của trẻ sẽ ngày càng đủ đầy. Những đứa trẻ tới đắc Pháp thông thường đều có một sở trường nào đó, bởi vì tương lai chứng thực Pháp cần dùng sở trường đó. Đặc biệt là những đồng tu tại Đại Lục, không nên cứ mãi nhìn vào điểm số thi cử mà làm mai một sở trường và lòng tin của trẻ.

Trẻ đã nỗ lực nhưng lại không làm tốt thì phê bình không hiệu quả bằng khích lệ; nhưng trẻ phạm lỗi cũng đều cần phê bình, trách mắng, nhưng phải có cách: phê bình một cách từ bi, trẻ không những có thể tiếp nhận được mà còn có thể suy nghĩ một cách lý tính, sự trách mắng sau khi được nói rõ dựa trên Pháp mới khiến trẻ tâm phục khẩu phục, mới không gây tâm lý phản nghịch. Nếu không trẻ từ nhỏ đã không thể nghe những lời nghịch tai, lớn lên lại càng không nghe lọt những lời khuyên trong tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Những đệ tử Chính Pháp nào không thể vượt qua thời kỳ Chính Pháp thì sẽ không còn cơ hội tu luyện thêm một lần nào nữa.” (Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Rất nhiều đứa trẻ bước vào tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, cùng các đồng tu vượt qua thời kỳ gian nan nhất trong cuộc bức hại, sau khi lớn lên ở trong môi trường không có áp lực nào, ngược lại lại chủ động vứt bỏ tu luyện. Hậu quả này nghiệm trọng biết bao nhiêu? Pháp lý rất nghiêm túc, không thể dùng tình người mà đo lường.

Căn nguyên của những bài học giáo huấn bi thảm đều nằm trên thân những đồng tu phụ huynh. Nên làm thế nào với những đồng tu đã làm lỡ dở chuyện tu luyện của con mình?

Biết sai thì bù đắp lại, đừng chỉ dừng lại ở sự hối hận. Nếu vấn đề gốc rễ của mình không giải quyết, thì trẻ nhỏ sẽ không thể nhìn thấy sự tốt đẹp của Đại Pháp trên thân bạn, làm sao có thể khiến trẻ vứt bỏ truy cầu vào chấp trước của người thường đây? Chỉ khi bạn dấy khởi lại tinh thần, dũng mãnh tinh tấn như thuở ban đầu, tinh tấn học Pháp như vậy, tìm bản thân, thay đổi bản thân, đồng hóa với Đại Pháp. Trẻ nhỏ không ngừng nhìn thấy uy lực của Đại Pháp, mặt bản tính của nó cũng đang thức tỉnh, sẽ có cơ duyên giúp đứa trẻ quay trở về.

Trên đây là ý kiến cá nhân, những chỗ không thỏa đáng mong các đồng tu từ bi quy chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/2/302312.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/1/148184.html

Đăng ngày 02-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share