Bài viết của một học viên Tây phương từ Latvia
[MINH HUỆ 29-10-2014] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) vào tháng 11 năm 2009. Năm đầu hàng ngày tôi rất tinh tấn học Pháp và luyện tất cả năm bài công pháp. Đến năm thứ hai, tôi ngộ ra rằng mình phải chứng thực Pháp, và bắt đầu làm ba việc.
Sau khi đọc những gì Sư phụ giảng trong “Thế nào là đệ tử Đại Pháp” — Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011, tôi bắt đầu nhận thức sâu sắc hơn về thế nào là một đệ tử Đại Pháp, và nhận thức rằng mình là một đệ tử Đại Pháp càng ngày càng mạnh mẽ hơn.
Tôi đã tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tại New York tháng 05 năm 2012 và lần đầu nghe Sư phụ trực tiếp giảng Pháp. Suốt một tuần tại New York hoà mình các hoạt động Đại Pháp trôi qua thật nhanh.
Lấy cảm hứng từ Pháp hội và chia sẻ kinh nghiệm của các học viên, tôi trở về nhà đầy hứng khởi. Tôi cảm thấy rằng chúng ta nên cố gắng lại một lần nữa đưa triển lãm nghệ thuật Quốc tế Chân, Thiện, Nhẫn tới Latvia.
Tôi chia sẻ ý tưởng này với các học viên tại nhóm học Pháp. Dần dần một nhóm học viên, những người sẵn sàng bắt tay tổ chức và dàn dựng triển lãm, được hình thành. Cuối năm 2012 tôi tiếp nhận trách nhiệm làm điều phối hạng mục triển lãm nghệ thuật ở Latvia.
Mỗi lần tôi đã tham gia vào Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm và lắng nghe các học viên Đại Pháp chia sẻ, tôi thường nhìn thấy nhiều thiếu sót ở mình trong những gì người chia sẻ đang đề cập. Điều này cho tôi một cơ hội đề cao cùng với họ.
Tôi hiểu tầm quan trọng của việc chia sẻ với nhau những thể ngộ và trải nghiệm của chúng ta, là một phần trong quá trình tu luyện.
Vì vậy, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình khi tham gia hạng mục triển lãm nghệ thuật Chân, Thiện, Nhẫn với mọi người.
Chúng tôi đã lên kế hoạch trưng bày bộ sưu tập đặc biệt của triển lãm nghệ thuật Chân, Thiện, Nhẫn tại bảo tàng Liepāja, vốn đã bắt đầu tour hành trình ở Châu Âu tại Glasgow, Scotland. Để phối hợp tốt hơn với những người khác, tôi đã dành một tuần ở Glasgow, giúp dàn dựng và quảng bá cuộc triển lãm.
Ở Scotland, tôi gặp hai học viên người Latvia cũng tham gia vào hạng mục này. Một trong số đó đề nghị sử dụng đoạn video 37 giây để quảng bá cho triển lãm, vì nó chiếu về triển lãm. Khi trở về, tôi đã nói ý tưởng này với các thành viên khác của hạng mục, và tất cả chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ rất hữu dụng. Khi bắt đầu ghi âm giọng nói cho video quảng cáo, một khảo nghiệm dành cho tôi đã phát sinh. Ba học viên đã tham gia thử nghiệm ghi âm giọng nói. Chúng tôi họp để chọn một trong ba phiên bản ghi âm. Có nhiều ý kiến khác nhau, tôi không nghĩ giọng của mình là phù hợp, nhưng các học viên khác đề nghị sử dụng giọng nói của tôi. Điều này làm tôi cảm thấy rằng tôi là người giỏi, thực sự có khả năng, và tốt hơn so với những người khác.
Sư phụ giảng:
“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (Người tu tự ở trong ấy, Tinh tấn yếu chỉ).
Vì chúng tôi có nhiều ý kiến khác nhau, chúng tôi quyết định đề nghị điều phối viên cho ý kiến. Ông đã trả lời một cách hợp lý cảm nghĩ của ông đối với từng giọng nói, nhưng không nói bất cứ điều gì về giọng nói của tôi. Chính vì điều này, sự phẫn nộ xen lẫn một số cảm giác bị xúc phạm đã xuất hiện trong tâm. Tôi nghĩ: “Tại sao những người khác đều ủng hộ mình, còn ông ấy thậm chí không nhắc đến tên mình?!” Tính kiêu ngạo và ích kỷ đã bắt đầu thao túng tôi.
Bây giờ tôi ngộ ra rằng tà ác chỉ cần tìm một sơ hở thật nhỏ trong tu luyện và bắt đầu sử dụng chấp trước để kéo chúng ta ra khỏi nỗ lực thực hiện lời thệ nguyện của mình là giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh.
Trong cuộc họp tiếp theo, chúng tôi đã thảo luận lại một lần nữa làm thế nào để có thể thực hiện tốt hơn. Người học viên cung cấp bản ghi âm đề nghị tôi ghi âm thêm một lần nữa. Vì tất cả các học viên khác cũng ủng hộ ý kiến đó, tôi không có lựa chọn nào khác. Một trong những học viên muốn đi cùng chúng tôi để phát chính niệm. Ngay sau cuộc họp ngày hôm đó, cả ba chúng tôi đi đến phòng thu đặt tại nhà của một học viên để làm một bản thu âm cho video.
Đầu tiên chúng tôi học Pháp, sau đó phát chính niệm. Ngay sau đó chúng tôi bắt đầu thu âm. Hai học viên phát chính niệm trong khi tôi ghi âm. Trong thời gian ghi âm, tôi cảm thấy một nguồn năng lượng mạnh đi qua cơ thể, tâm của tôi bám chắc vào Pháp, tôi nghĩ về việc cứu độ chúng sinh. Hết thảy tâm ích kỷ và kiêu ngạo đã biến mất.
Đây là cách tôi có thể nhận ra chấp trước tiếp theo của mình để xả bỏ, và đồng thời đề cao trong chỉnh thể các học viên. Là một học viên Đại Pháp, tôi phải liên tục đề cao tâm tính của mình và luôn luôn làm những việc phù hợp với tiêu chuẩn tâm tính của học viên Pháp Luân Đại Pháp. Trước khi bắt đầu làm bất cứ việc gì, trước hết tôi phải nghĩ đến người khác, thay vì nghĩ cho bản thân.
Bây giờ tôi muốn chia sẻ về một khảo nghiệm tôi đã trải qua hồi đầu năm. Một ngày kia tôi không thể ra khỏi giường, vì có vấn đề gì đó không ổn ở phần sống xương dưới, bề mặt có vẻ giống như thoát vị đĩa đệm.
Tình trạng của tôi thực sự xấu, vì tôi không thể đứng, đi hay ngồi. Cơn đau không thể chịu đựng nổi ngay cả khi tôi cố gắng trở mình trên giường. Lúc đầu, tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tôi chỉ nằm trên giường và không thể hiểu điều gì đã xảy đến với mình. Tôi nghĩ: “Liệu đây có phải là nghiệp lực, hay cựu thế lực bức hại?”
Nhiều học viên đã gọi cho tôi và chia sẻ thể ngộ của họ: Một người nói rằng đó là sự can nhiễu của cựu thế lực để ngăn cản tôi giảng chân tướng. Người khác nói tôi đang tiêu nghiệp. Người thứ ba nói rằng tôi phải hướng nội sâu hơn để tìm ra nguyên nhân thực sự. Người thứ tư và thứ năm lại có thể ngộ khác.
Một học viên khác gọi cho tôi và nói rằng chúng ta không thể thừa nhận việc này, và anh muốn đề nghị các học viên khác phát chính niệm để không cho phép cựu thế lực bức hại thân thể tôi. Tôi nói: Tôi không phản đối những gì anh cảm nhận về việc này, nhưng tôi vẫn chưa ngộ được điều gì từ sự việc này.
Sau khi trò chuyện với các học viên, tôi nhận thức sâu sắc rằng tất cả chúng ta tu luyện theo đặc tính của vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn, và mỗi người trong chúng ta ở một tầng, mỗi tầng có một hiển hiện của Pháp ở tầng đó, đều đang chỉ đạo cho học viên.
Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ nhất:
“Thật ra, chính là cùng một Pháp đồng nhất [nhưng] tại các tầng khác nhau [thì] có các biến hoá và hình thức hiển hiện khác nhau; đối với người tu luyện tại các tầng khác nhau, có thể phát huy tác dụng chỉ đạo khác nhau.”
Cùng với thể ngộ này, tôi bắt đầu hướng nội và thấy chấp trước đánh giá các học viên và đổ lỗi cho họ trong ý niệm của mình nếu những hành động hay lời nói của họ không tương ứng với trình độ nhận thức về Pháp của tôi.
Mặt khác, tôi thấy sự việc này là một khảo nghiệm để xem thực sự tôi tín Sư như thế nào, mặt khác, nó có thể do cựu thế lực bức hại, chúng đã lợi dụng sơ hở và chấp trước của tôi khiến tôi không thể tham gia vào các hạng mục của Đại Pháp, mà qua đó chúng ta đang trợ Sư cứu độ chúng sinh.
Gần đây tôi đã dành nhiều thời gian cho các hạng mục Đại Pháp, và tôi không thể cân đối giữa công việc cho các hạng mục Đại Pháp và công việc hàng ngày, vì thế tôi đã dành một phần lớn thời gian của mình điều phối hạng mục triển lãm khi tôi đang làm việc.
Tôi nghe nói rằng triển lãm sách sẽ được tổ chức tại Riga, thủ đô của Latvia. Chúng tôi thường tham gia sự kiện này, và tôi đã tổ chức sự kiện này hai năm trước. Tuy nhiên, triển lãm sách dự định diễn ra vào cùng lúc với triển lãm nghệ thuật Chân, Thiện, Nhẫn tổ chức tại Valmiera. Tôi nghĩ rằng một số học viên khác sẽ chịu trách nhiệm cho cuộc triển lãm sách, vì tôi thực sự bận điều phối triển lãm nghệ thuật.
Thời gian trôi qua, tuy nhiên, không ai khởi xướng bất kì điều gì. Sau đó tôi cố gắng cân bằng mọi việc để có thể làm cả hai việc cũng như tham gia vào triển lãm sách.
Nhưng một ngày trước khi triển lãm sách mở cửa, tôi gặp khổ nạn này, và chỉ có thể nằm trên giường.
Phối hợp lẫn nhau cho chúng tôi một cơ hội để giao lại những việc tôi đảm nhận cho một học viên khác, người cũng tự nguyện đảm nhận việc tham gia triển lãm sách. Các học viên khác cũng giúp đỡ, tất cả mọi thứ thật tốt đẹp. Tôi ngộ ra rằng chúng ta đừng bao giờ, thậm chí ngay cả trong ý niệm của mình, đổ lỗi cho bất kỳ học viên khác vì cách họ tu luyện, hay vì những điều họ nói hoặc làm.
Suy nghĩ tiêu cực về một học viên khác, chúng ta sẽ gây tổn hại cho Đại Pháp. Hỗ trợ lẫn nhau, bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và thể ngộ, cũng như khích lệ những người khác, chúng ta có thể thăng tiến cùng nhau và giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh.
Tôi nhận ra rằng mình phải thanh lý hết thảy những niệm đầu bất hảo về những đồng tu và đặt tâm vào Pháp. Nhìn nhận điều này từ bất cứ quan điểm nào tôi muốn, tu luyện chỉ phụ thuộc vào bản thân mình. Tôi phải tu luyện cho bản thân, chứ không phải cho ai khác!
Một ngày sau khổ nạn này cơ thể của tôi đã bắt đầu hồi phục rất nhanh, và tôi có thể ngồi tĩnh công. Sau ba ngày, tôi ra khỏi nhà luyện bốn bài công pháp đầu, như thường lệ.
Nhờ sự an bài của Sư phụ, các triển lãm nghệ thuật đặc biệt tới Châu Âu vào mùa thu năm ngoái. Đó là chặng Châu Âu của triển lãm, và nó cho những học viên châu Âu cơ hội thắt chặt mối quan hệ thông qua hợp tác trong việc tổ chức các cuộc triển lãm trong nước và tại các thành phố khác nhau.
Nó cũng cho chúng ta một cơ hội để nói chuyện với phòng trưng bày nghệ thuật có uy tín và bảo tàng ở các thành phố lớn nhất Châu Âu về việc tổ chức triển lãm này, cũng như cho chúng ta thêm một cơ hội để quảng bá và trưng bày các bộ sưu tập phổ biến khác nhằm giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh.
Tôi nghĩ rằng các học viên ở Latvia đã thành công trong việc tiếp tục hạng mục triển lãm nghệ thuật, và thông qua phối hợp, họ có thể bộc lộ chấp trước người thường của mình và loại bỏ chúng.
Nếu bạn thấy bất cứ điều gì trong bài chia sẻ không phù hợp với Pháp, xin vui lòng chỉ ra!
Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi! Cảm ơn các bạn đồng tu!
(Trình bày tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện tại châu Âu 2014)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/29/从修炼中认识和去除执着-299521.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/2/146656.html
Đăng ngày 10-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.