Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-10-2014] Cô Cao Nguyên, một học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi, đã bị xét xử bất hợp tại Tòa án quận La Hồ thuộc thành phố Thâm Quyến vào lúc 10 giờ sáng ngày 26 tháng 09 năm 2014.

Có mặt tại đó có Thẩm phán Lý Thiểu Bình cùng một vài nhân viên tòa án khác. Hai nữ công tố viên còn trẻ và dường như mới tốt nghiệp đại học. Công tố viên tiếp nhận vụ kiện, Mã Tuyết Diễm, không có mặt tại phiên tòa. Tại phiên tòa, xuất hiện một người không rõ danh tính, có thể là người của Phòng 610, ở đó để kiểm soát những gì đang diễn ra. Các thân nhân và bạn bè của cô Cao cũng có mặt tại phòng xét xử. Hai luật sư đã thay mặt cô Cao biện hộ vô tội bằng lý lẽ rất hợp lý.

Cô Cao bị cảnh sát giam giữ bất hợp pháp vào tối ngày 11 tháng 06 năm 2014 sau khi bị một nhân viên an ninh tố cáo trong khi cô phát đĩa Thần Vận 2014. Cảnh sát đã tịch thu các tài liệu về Pháp Luân Công và giam giữ cô. Họ khám xét và lục soát nhà cô vào hôm sau và đưa cô tới Trại tạm giam quận La Hồ.

Trong suốt phiên xét xử, cô Cao đã nói cho mọi người về những trải nghiệm của cô qua việc tu luyện Pháp Luân Công kể từ năm ngoái. Cô nói rằng mình đã từng mắc một loại bệnh nan y hiếm gặp, nhưng căn bệnh đã biến mất sau khi cô tu luyện Pháp Luân Công. Cô muốn giúp nhiều người hơn nữa nhận lợi ích từ môn tập, vì vậy cô đã chia sẻ với những người xung quanh về Pháp Luân Công và các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Cô nói rằng cô không thể hiểu được tại sao chính quyền lại cấm mọi người học làm người tốt và không hiểu tại sao cô lại bị bắt.

Hai luật sư bào chữa, anh Lưu Chính Thanh và anh La Hiểu Quang, đã đưa ra những lý lẽ chặt chẽ khiến thẩm phán và các công tố viên không nói được gì.

Luật sư bác bỏ vu cáo

Khi các công tố viên buộc tội cô Cao tội danh “phá hoại việc thực thi pháp luật”, đưa ra vật chứng và cái gọi là 3 nhân chứng, luật sư Lưu Chính Thanh đã biện hộ với những lập luận mạnh mẽ sau:

1. Pháp Luân Công không nằm trong danh sách 7 tổ chức tà giáo do Ủy ban Nhà nước Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay danh sách do Bộ Công an công bố, vì vậy, không có căn cứ hợp pháp nào cho lời buộc tội. Hơn nữa, đàn áp Pháp Luân Công là phạm pháp, ngay cả đối với các quy định của ĐCSTQ. Anh nói: “Cô Cao không có ý định phá hoại bất cứ việc thực thi pháp luật nào. Đối với cái gọi là đối tượng bị xâm hại, tôi muốn các công tố viên chỉ ra là luật nào hay điều lệ pháp lý nào mà thân chủ tôi đã vi phạm. Nếu ngay cả đối tượng bị xâm hại cũng không chỉ ra được, thì nói gì đến việc thành lập tội danh?”

2. Cái gọi là vật chứng do các “nhân chứng” có tên trong bản cáo trạng cung cấp hoàn toàn là dối trá: Cô Cao không biết ai trong họ và chưa từng tặng cho nhân chứng nam đĩa DVD nào. Rõ ràng, vật chứng là do các “nhân chứng”, những người bị cảnh sát xúi bẩy, đã ngụy tạo để thiết lập “bằng chứng phạm tội” cho thân chủ của tôi. Những bằng chứng như vậy là phi pháp, bất lương và không xác thực.

3. Dù cô Cao có làm những gì mà họ buộc tội đi chăng nữa, thì cô cũng không gây hại gì cho xã hội. (1) nội dung của tài liệu về đức tin mà thân chủ của tôi nắm giữ, đó là vấn đề thuộc về tinh thần không cấu thành nên tội danh; (2) nội dung tài liệu không thể gây hại cho xã hội nên không có gì phải e ngại cả. Người ta là có đức tin của riêng mình, tin hay không tin điều gì là do cá nhân quyết định.

4. Trung Quốc cũng có luật bảo vệ tự do tín ngưỡng. Hiến pháp hiện nay quy định: “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.” Vậy thân chủ của tôi là người có đức tin thì có tội gì? Cô ấy không xâm phạm quyền lợi riêng tư hay quyền lợi về tài sản của bất cứ ai. Cô ấy không trộm hay cướp của ai, càng không gây tổn hại tới lợi ích công cộng, không có chút nào nguy hại tới xã hội. Dựa vào cái gì mà bắt giữ và xét xử cô ấy? Tín ngưỡng không có tội, tước đoạt tín ngưỡng của người khác mới là tội ác. Trong phiên xét xử đầu tiên, thẩm phán đã buộc tội cô “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật.” Một người bình thường có năng lực phá hoại việc thực thi pháp luật sao? Cũng giống với những gì mọi người nói: nếu muốn kết án ai đó, các người luôn có thể bịa ra một bản án. Quốc gia của chúng ta không thể chỉ cho phép Đảng tuyên dương chủ nghĩa cộng sản và cấm người dân tín ngưỡng thần phật trong lòng họ được.

5. Việc xử phạt các học viên Pháp Luân Công là đi ngược lại với Hiến pháp. Tuyên truyền Pháp Luân Công không thể bị cáo buộc tội danh “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật” được. Nếu thậm chí ngay cả đối tượng bị hại cũng không chỉ ra được, thì nói gì đến việc thành lập tội danh?

Thực tiễn hơn lý luận. Pháp Luân Công đã được công nhận và bảo vệ ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ở các nước phương tây, môn tu luyện đang lan truyền rất nhanh. Pháp Luân Công đã giành được sự yêu mến của 10 triệu người dân trên khắp thế giới. Thực tế này đã đủ để chứng minh rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện hợp pháp, nên được luật pháp ở Trung Quốc bảo vệ.

Qua việc tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công, là một luật sư bào chữa, tôi có thể cảm nhận được sức mạnh của nhân cách và đức tin. Các học viên Pháp Luân Công chất phác, thuần khiết, tốt bụng và kiên định khiến tôi hết lần này đến lần khác cảm động. Phẩm chất đạo đức của họ đã vượt ra khỏi dân chúng bình thường trong xã hội. Họ là những người đáng kính. Họ vô tội sao phải chịu đau khổ.

Luật sư Lưu cũng đọc lời khai của cha cô Cao, cảnh cáo thẩm phán và những kẻ tòng phạm khác rằng những kẻ hành ác như Chu Vĩnh Khang và Lý Đông Sinh đang gặp báo ứng rồi, thiện ác hữu báo là thiên lý.

Khi luật sư hỏi các công tố viên rằng họ đã sử dụng điều luật nào làm căn cứ pháp lý buộc tội cô Cao, họ đã bối rối, bực tức và không nói được lời nào cả.

Sau đó thẩm phán đã tuyên bố tạm dừng phiên xét xử, tuy nhiên không có công bố kết quả. Mọi người có mặt ở đó trong tâm đã hiểu chân tướng. Ngay cả chủ tọa cũng nói: “Cá nhân tôi cảm thấy rất đồng tình với anh, nhưng chuyện này quốc gia sớm đã có kết luận rồi. Không có biện pháp.”

Qua phiên xét xử này, chúng ta có thể thấy rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một trò bẩn thỉu, khiến nhân dân chán ghét và là điều mà họ không dám nói công khai.

Chúng tôi hy vọng nhiều người hơn nữa bằng lương tâm của mình đứng lên ủng hộ cô Cao và tất cả những học viên Pháp Luân Công khác hiện vẫn đang bị giam giữ hoặc cầm tù bất hợp pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/1/298416.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/8/146287.html

Đăng ngày 04-11-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share