Viết bởi Long Diên
[MINH HUỆ 24-03-2009] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cải cách kinh tế, người Trung Quốc đã chứng kiến đủ loại xung đột xã hội và những sự hỗn loạn ngày một gia tăng. Vào buổi sáng, ngày 10-03-2009, theo phiên họp hàng năm của Quốc Hội, một thành viên của Ủy ban Tham vấn Chính trị đến từ tỉnh Tứ Xuyên đã phát biểu một cách giận dữ rằng: “Xu hướng chủ đạo của những sự nhận định và dự báo của các nhà kinh tế đơn giản là sai – chúng ta nên đuổi một vài người trong số họ!” Tôi muốn chỉ ra nguyên nhân căn bản sự thất bại của các nhà kinh tế – đó là sự hủ bại của ĐCSTQ. Tất nhiên, ĐCSTQ hoàn toàn có thể dùng một vài nhà kinh tế như con tốt thế mạng để bào chữa cho thất bại của nó.
Mọi người ai cũng biết là mức sống của người dân ở các quốc gia cộng sản nhìn chung là thấp hơn rất nhiều [so với các quốc gia tự do]. Chỉ so sánh giữa nước Đông Đức cũ với Tây Đức, Bắc Hàn so với Nam Hàn, và Trung Quốc Đại Lục so với Đài Loan [là sẽ rõ].
Các quốc gia cộng sản khá lão luyện trong việc phát động những cuộc vận động chính trị, cái này nối tiếp cái khác để đàn áp các công dân của chính mình. Làm sao họ có thời gian để tập trung vào nền kinh tế? Những chế độ cộng sản ở Liên Xô cũ và một vài quốc gia Đông Âu đã bị sụp đổ, và người dân ở Bắc Hàn và Cu Ba vẫn đang phải vật lộn với cảnh nghèo đói.
Nhiều người hẳn còn nhớ ĐCSTQ đã từng thừa nhận rằng nền kinh tế của nó đã ở bên bờ sụp đổ sau cuộc Cách mạng Văn hóa, và do vậy nó bắt đầu cải cách kinh tế. Tuy nhiên, cuộc cải cách đã bị lèo lái bởi những nhóm đặc quyền đặc lợi với những sự cấu kết giữa quyền lực chính trị và/với tiền bạc mà sử dụng cuộc cải cách như là một cái cớ để cướp bóc của cải của những người trung lưu trong xã hội Trung Quốc. Điều này dẫn đến kết quả là một nền kinh tế Trung Quốc bị phân cực và sự bất bình đẳng xã hội lên đến cực điểm. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) vào năm 2006 thì 0,4% dân số Trung Quốc sở hữu 70% tổng tài sản quốc gia, trong khi đó ở Mỹ là 5% dân số sở hữu 60% tổng tài sản xã hội. Tại Trung Quốc, người giàu trở nên giàu hơn trong khi người nghèo trở nên nghèo hơn. Một nhóm rất nhỏ đã tích tụ một khối lượng tài sản khổng lồ chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là, trên thực tế, tồn tại hai đất nước Trung Quốc, một được đại diện bởi những kẻ giàu có với quyền lực trong tay và cái kia được đại diện bởi phần còn lại của dân số.
ĐCSTQ tuyên bố rằng chủ nghĩa xã hội mà nó đang thực thi chỉ là bước quá độ với những đặc tính Trung Quốc. Mục đích của những tuyên bố như vậy chỉ là để lừa gạt người dân. Lịch sử đã chứng minh rằng ĐCSTQ chỉ giỏi khủng bố người dân và thi hành những chính sách tai hại. Vào thời Mao Trạch Đông, những phong trào của chủ nghĩa xã hội đã làm người dân phải vật lộn với đói nghèo. Sau này, cuộc cải cách kinh tế, trên thực tế, chỉ là chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc, mặc dù nó khác xa với chủ nghĩa tư bản thực sự được thực thi ở các nước Phương Tây.
Với sự tham lam và thói hủ bại đã ăn sâu vào máu thịt, ĐCSTQ không thể cải thiện và đẩy mạnh nền kinh tế Trung Quốc. Sự tăng trưởng GDP cao chỉ đem lại lợi ích cho một nhóm nhỏ. Nền kinh tế bị phân cực mạnh mẽ ở Trung Quốc có nghĩa là một nền kinh tế “nóng” đối với một phân khúc nhỏ của dân số và một nền kinh tế “lạnh” đối với phần còn lại của đất nước.
ĐCSTQ sẽ không bao giờ chia sẻ sự độc quyền về chính trị và các tài nguyên kinh tế của nó cho các công dân. Sự khó khăn của các doanh nghiệp tư nhân khi đi vay tiền ở các ngân hàng quốc doanh là một ví dụ điển hình. Điều mà ĐCSTQ lo lắng nhất là quyền thống trị của nó có thể bị lật đổ, do đó nó rất sợ khi thấy các công dân của nó tích cóp được nhiều của cải. ĐCSTQ lo sợ rằng nó có thể mất quyền lực khi có quá nhiều những công dân thuộc tầng lớp trung lưu. Vì vậy, ĐCSTQ đã luôn luôn đặt lợi ích của Đảng lên trên đất nước và nhân dân, và nó kiên quyết không chia sẻ các nguồn tài nguyên với bất cứ ai. Số đông nhân dân Trung Quốc do vậy sẽ vẫn ở mãi tình trạng như vậy. Điều này nói lên rằng, gần như là không thể cho tầng lớp trung lưu trỗi dậy tại Trung Quốc dưới sự cai trị của Cộng sản.
Theo một bản tin vào ngày 05-06-2006 của Báo Thanh Niên Trung Quốc, Trung Quốc đã chi tiêu số phần trăm GDP là ít nhất vào cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội; khoản mục này xếp cuối bảng. Điều này nói lên rằng ĐCSTQ không quan tâm tới nhân dân của nó một chút nào. ĐCSTQ chính là chướng ngại to lớn nhất cho sự tiến bộ và thịnh vượng của đất nước Trung Quốc.
Bây giờ là lúc mà nhân dân Trung Quốc tỉnh ngộ để thoát khỏi những lời dối trá của ĐCSTQ và không bị đánh lừa bởi ảo ảnh rằng ĐCSTQ là câu trả lời cho sự thịnh vượng kinh tế của Trung Quốc.
Bản tiếng Hán : https://www.minghui.org/mh/articles/2009/3/13/197074.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/3/24/105869.html
Đăng ngày 26-03-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.