Bài viết của Chen Zhenghong

[MINH HUỆ 19-10-2008] Ngày 20 tháng tư 2000, Báo Wall Street đăng một báo cáo tựa đề, “Tập Pháp Luân Công là một cái quyền, Bà Chen nói, cho đến ngày cuối cùng của đời bà”(https://en.minghui.org/html/articles/2000/4/21/8441.html). Bài báo nÀy là về Chen Zixiu, một học viên Pháp Luân Công tại Weifang, tỉnh Sơn Đông, mà bị chết vì kết quả của cuộc bức hại. Báo cáo này đã lôi cuốn sự chú ý của thế giới, và ký giả Ian Johnson thắng được giải Pulitzer vì nó. Trong bài báo cáo, ông Johnson viết, “Điên tiết, các viên chức địa phương ra lệnh bà Chen chạy chân trần trên tuyết. Hai ngày tra tấn đã khiến hai chân bà bầm tím và mái tóc ngắn đen của bà trộn lẫn với máu và mủ, các bạn tù và các tù nhân khác mà đã chứng kiến sự kiện đã nói lên lời này. Bà bò bên ngoài trời, ói mửa và bất tỉnh. Bà không tỉnh lại được và đã chết ngày 21 tháng hai.”

Cuộc bức hại bắt đầu tháng bảy 1999. ĐCSTQ xử dụng toàn bộ máy nhà nước để tạo sự dối gạt về Pháp Luân Công. Nhiều người bị gạt, và bài báo cáo thắng giải này từ Báo Wall Street Journal đã làm một công việc tốt là phơi bày cuộc bức hại và lôi kéo sự chú ý về nó. Nhiều người Tây phương bắt đầu tìm ra về sự bạo tàn và đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Nhưng có một khía cạnh khác của cuộc bức hại mà đã bị ĐCSTQ che lấp hơn chín năm qua.

Ngày 17 tháng mười 2008, trang Web Minh Huệ đăng một báo cáo về các thân nhân của Chen Zixiu, mà vẫn còn bị bức hại. Bài báo “Thân nhân của Chen Zixiu vẫn còn đang bị bức hại” diễn tả cách nào cho dù Chen Zixiu đã qua đời từ nhiều năm nay, người trong gia đình bà vẫn đang còn chịu đựng sự bức hại của ĐCSTQ trong mấy năm qua.

Không có một hình thức kêu án nào, con gái Chen Zixiu, Zhang Xueling, bị gửi đi một trại lao động cưỡng bách cho ba năm. Người em gái của Chen Zixiu và chồng của bà chị bị bắt, gửi đi trại lao động cưỡng bách và nhà của họ bị lụt soát nhiều lần. Họ lại bị bắt trước khi Thế Vận Hội Bắc Kinh năm nay, và họ vẫn còn bị giam cho đến nay. Cháu của Chen Zixiu, Li Jiangang, sau khi chịu đựng ba năm giam cầm trong trại lao động cưỡng bách, lại bị bắt. Ông ta đã bị giam tại Nhà tù Weifang trong hơn ba tháng. Kong Xi, người hứa hôn của Li Jiangang bị cột vào một cây thập tự và bị tra tấn trong bảy ngày đêm. Mạng sống của cô ta đang bị nguy hiểm. Cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với gia dình này không nhẹ đi chút nào vì cái chết của Chen Zixiu và sự bức hại vẫn còn tiếp tục cho đến nay.

Câu chuyện trên đây nhắc tôi nhớ đến tin vào giữa tháng tám, về Gao Rongrong, một học viên Pháp Luân Công mà bị chết vì kết quả của cuộc bức hại tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Mẹ của Gao Rongrong rời Bắc Kinh và đi Thẩm Dương để giải quyết một số điều về bảo trì nhà cửa. Sau khi nhà của bà được sửa chữa, bà sẵn sàng để trở về Bắc Kinh. Người đàn bà lớn tuổi này, mà vào khoảng 76 tuổi, không qua được trạm ‘kiểm soát Thế Vận Hội’ mà được lập trên các xe lửa và xe búyt. Bà bị kêu ở lại Thẩm Dương. Bây giờ bà không thể trở về nhà của bà tại Bắc Kinh, nơi mà bà đã sống hơn mấy năm qua.

Ngày 7 tháng năm 2004, trong trại lao động cưỡng bách Longshan, Gao Rongrong bị châm điện giật trong bảy giờ đồng hồ mà do các cảnh sát viên Tang Yubao và Jiang Zhaohua thực hiện. Mặt của bà bị tàn hại nặng nề và khó mà nhìn ra. Nó bị sưng vù và đầy những vết cháy bỏng. Da và tóc bị cháy của bà dính vào nhau bởi mủ, và hai mắt bà khó mà nhìn thấy vì bị sưng húp. Miệng của bà cũng bị sưng nặng nề, và các tù nhân trong cùng phòng giam khó mà nhận ra bà. Các hình ảnh chụp của bà cho thấy tình trạng mà các vết cháy đã khô cùng với sự đốt cháy trầm trọng. Nơi một số nơi trên mặt bà, các vết thẹo rất dầy, cho thấy sự nặng nề của sự đốt cháy. Nhiều vết thương và cháy nám chồng lên nhau do vì nhiều lần bị châm điện cùng một nơi. Vụ kiện này lại kéo lôi sự chú ý của cộng đồng thế giới.

Ngày 5 tháng mười 2004, với sự cố gắng để cứu người của một số người tốt lòng, Gao Rongrong được thoát khỏi nhà giam bất hợp pháp và chạy khỏi nhà thương. Vào tháng ba 2005, Gao Rongrong lại bị bắt bởi các kẻ có quyền ĐCSTQ. Ngày 16 tháng sáu 2005, Gao Rongrong bị tra tấn đến chết, và cô chỉ mới 37 tuổi. Những kẻ có quyền cả dấu nhẹm xác của Gao Rongrong mà đậy những vết thương. Họ tuyên bố rằng nếu cha mẹ Gao Rongrong muốn nhìn thấy cơ thể của bà, họ phải được các nhân viên từ Văn phòng luật pháp thành phồ Thẩm Dương đi theo.

Trong hơn một năm, cha mẹ và chị của Gao Rongrong đi khiếu nại công lý tại nhiều sở và không có kết quả. Các kẻ giết người vẫn còn tự do. Cảnh sát và sở công lý cố che đậy và đỗ trách nhiệm. Cha của Gao Rongrong mà gần 80 tuổi không chịu nỗi tin tức tàn nhẫn đó của con gái ông bị tra tấn đến chết và ông trở nên bệnh nặng. Mẹ của Gao Rongrong không thể săn sóc cho ông, vì vậy họ đi Bắc Kinh và ở với một người con gái khác. Họ không còn đi Thẩm Dương. Tại Thẩm Dương, sở cảnh sát gần nhà Gao Rongrong và Phòng 610 rất biết về tình trạng của cha mẹ Gao Rongrong. Họ vẫn còn đặt tên họ của người trong gia đình Gao Rongrong trong danh sách điện tín để theo dõi họ. Con gái của người chị cả của Gao Rongrong được visa sinh viên Canada, nhưng cô không thể rời Trung quốc vì cô nằm trong danh sách bìa đen của sở quốc phòng của ĐCSTQ.

Chế độ Giang trạch Dân và ĐCSTQ bắt đầu chính sách “đánh họ đến chết được tính như là tự vẫn, không cần cho gia đình họ nhìn xem cơ thể, và thiêu họ ngay.” Điều này đã cho phép những sự tàn nhẫn như vậy được xảy ra trên một bình diện rộng. Vì sự che dấu của ĐCSTQ, các tên sát nhân vẫn còn ngoài vòng pháp luật. Hơn nữa, sự kéo lôi liên hệ của những người khác trong gia đình khiến cho cuộc bức hại càng thêm tồi tệ và càng thêm phổ biến. Sự đau khổ mà gia đình Chen Zixiu và Gao Rongrong đang gặp phải chỉ là đầu mũi của núi đá.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/10/19/188040.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/10/30/101868.html
Đăng ngày 4-11-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share