Bài của Lu Zhenyan

[MINH HUỆ 23-12-2008] Nhà nghệ sĩ nổi tiếng Feng Zikai có một lần nói về triết lý của ông về ba cấp đời sống. Ông nói, “Tôi nghĩ đời người phải được chia là ba cấp: vật chất, tinh thần và tâm linh. Đời sống vật chất là nói về các nhu cầu thể chất như là ăn và mặc. Đời sống tinh thần là nói về các nghệ thuật văn hóa mà học được. Cuối cùng, đời sống tâm linh bao gồm các nhu cầu tâm linh, tôn giáo. Một đời sống hoàn hảo là đòi hỏi cả ba cấp độ ấy.”

Ông đề nghị, “Ở cấp một, những người mà lười biếng và không cần bước lên các cấp thang là xem như sống một đời sống vật chất tốt. Họ sẽ ăn mặc tốt, yêu chuộng thức ăn, và rất thành công và được trọng nể… Cấp thứ nhì thuộc về những người mà hiến dâng đời mình cho các nghệ thuật và văn chương chữ nghĩa. Có nhiều người như vậy trên thế giới. Chúng ta thấy họ trong giới trí thức, học giả và nghệ sĩ. Những người, mà không thỏa mãn với cấp thứ nhì thì muốn đạt được cấp thứ ba. Đó là những ai mà là những người hăng hái trên đường tâm linh và tôn giáo. Họ rất thành thật và không tìm thấy thỏa mãn với các ‘ham muốn vật chất’, nhưng thỏa mãn với các ‘mong muốn tâm linh’. Những người đó đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Họ không bị khống chế bởi các bản năng căn bản của con người, họ đi tìm nguồn gốc của tâm hồn, và nguồn gốc của vũ trụ. Chỉ khi tìm được các chân lý ấy mà ‘ước muốn của đời người’ của họ mới được thỏa mãn. Chỉ có ba loại người đó trong xã hội.”

Giống như các tư tưởng lý thuyết nói trên, cảnh giới nghệ thuật cũng có ba cấp. Những người thường nói về văn chương và nghệ thuật chung nhau. Để cho giản tiện, nghệ thuật nói đây cũng bao gồm các khía cạnh văn chương. Cấp thứ nhất của cảnh giới nghệ thuật được gọi là “đi tìm sự thật.” Đó cũng là một ý tưởng căn bản nhất chỉ đạo cho nghệ thuật. Đó không có nghĩa là chúng ta bị điều khiển bởi cái mà chúng ta cảm giác và cảm nhận, mà được nói ở cấp thứ nhất. Chúng ta biết rằng ‘sự thật’ là trái với ‘sự giả dối’, và trái với ‘giả tạo.” Trong các tác phẩm nghệ thuật, nếu chúng ta có thể phân biệt được giữa sai và giả, chúng ta phản ảnh sự thật. Nếu cho rằng nó là đúng, chúng ta lắng nghe tiếng chim hót, kinh nghiệm mùi thơm của hoa, nhìn sự phơi bày của chân tượng trong áng mây bay và giòng nước chảy. Điều này cho người ta một sự cảm giác nghệ thuật, và người ta có thể đạt được cảnh giới thứ nhất.

Cảnh giới thứ nhì của người nghệ sĩ là diễn tả trong sự ‘hiểu biết thiện và ác’. Dựa trên sự tự tại nhất, một tác phẩm nghệ thuật hoàn tất đề tài, phơi bày sự tăm tối, tiêu trừ các điều tà ác, xấu xa và giả dối, tuyên dương ánh sáng và hy vọng, và ca ngợi hết lòng cái thiện, cái đẹp và sự thật. Dĩ nhiên, cấp thứ nhì vươn lên từ cấp thứ nhất. Nhiều tác phẩm nghệ thuật lớn lao, như là “Brandenburg Concertos” của Bach, tác phẩm văn chương của ” Victor Hugo” “Les Miserables,” phim cổ điển “Schindler’s List” và bức tượng “David” của Michelangelo đã tôn dương cái thiện và sự hy vọng. Chúng lấy đi sự tăm tối và tà ác và đi theo nguyên lý của “đi tìm sự thật.”

Cảnh giới nghệ thuật thứ ba là “đi tìm nguồn gốc.” Cấp thứ ba của đời người vươn lên khỏi cấp thứ nhì – cảnh giới “hiểu biết thiện và ác”. Thiện và ác phơi bày trong nghệ thuật, liên quan không tránh khỏi với một vấn đề tối hậu, “Tiêu chuẩn nguyên thủy của thiện và ác là gì?” “Lương tâm con người và chiều hướng tự nhiên từ đâu mà đến?” Đó là cái nền căn bản giữ nhân loại và vũ trụ. Cấp thứ ba của đời người và cảnh giới nghệ thuật thứ ba liên kết với nhau tại nơi đây. Ở cảnh giới thứ ba, các nghệ sĩ thành công dùng tác phẩm của họ để làm cho người ta đặt câu hỏi về đời sống và nghĩ về sự thật căn bản của vũ trụ. Những tác phẩm tuyệt diệu, kể cả “Divine Comedy” của Dante Alighieri, bức tượng “Người suy tư” của August Rodin, bức tranh dầu “the last supper” của Da Vinci, bài nhạc Symphony số 9 trong D minor của Beethoven và các tác phẩm khác, tất cả là dựa trên các điều nói trên.

Dĩ nhiên nhiều tác phẩm không thể dễ dàng đặt vào một cấp, như là “Les miserables” của Victor Hugo. Cái tinh thần nhân loại tính được phơi bày trong các tác phẩm thường khiến người đọc cảm khái. Nhưng bên sau cái tinh thần nhân loại tính đó là cái căn bản của một tinh thần tôn giáo và một tình thương đại đồng càng sâu xa hơn. Điều đó không chỉ thể hiện trong các sự thay đổi của Jean Valjean do vì cái đức tin và lòng tha thứ của vị giáo sứ, nhưng cũng trong giai đoạn cuối khi Jean Valjean đánh nhau với các tình cảm sâu xa nội tâm của y. Chúng ta có thể nói rằng điều này biểu lộ cá tính của cấp thứ nhì và thứ ba.

Các đọc giả người Trung quốc có thể lưu ý rằng tôi không có kể ra một tác phẩm nghệ thuật Trung quốc nào cả. Đó không có nghĩa là các tác phẩm nghệ thuật Trung quốc là không tốt. Tôi chỉ muốn bàn về một tác phẩm nghệ thuật Trung quốc tuyệt diệu nơi đây — Đoàn Thần Vận vòng quanh thế giới. Sau khi được xem buổi trình diễn, các khán giả không chỉ vô cùng thán phục bởi các cảnh vật và trang phục, các màu sắc đẹp đẽ, âm nhạc và vũ điệu tuyệt hay, nhưng nhiều người trong khán giả công nhận rằng cái đẹp của buổi trình diễn là “vươn lên cao thượng,” “tâm linh” và “giác ngộ.” Đó là vì Đoàn Thần Vận không chỉ có một ý nghĩa nghệ thuật thật sự tự nhiên, không chỉ ca tụng sự sáng sủa và thiện lành, phơi bày sự tăm tối và tà ác, mà khán giả cũng ra đi với một khả năng suy nghĩ về đời người và nguồn gốc của nó. Các buổi trình diễn này làm cho con người ta cảm nhận được sự từ bi và cái đẹp qua nghệ thuật. Đoàn Thần Vận nhất định sẽ trở nên một sự trình diễn tuyệt đẹp của nghệ thuật chân thực.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/12/23/192095.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/1/3/103573.html
Đăng ngày 12-1-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share