Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-02-2009] Chúng tôi thấy tình huống này trong trại lao động cưỡng bức, đó là sau khi hô lớn “ Pháp Luân Đại Pháp tốt”, một vài học viên được thả ngay sau đó, nhưng một vài học viên thậm trí lại bị bức hại nặng nề hơn. Một tình huống tương tự xảy ra khi các học viên tuyệt thực phản đối bức hại. Một vài học viên có thể rời khỏi trại giam trong khi những học viên khác lại bị buộc phải chịu sự ép ăn nặng nề hơn hoặc thậm trí đến chết. Và trong khi chịu đựng nghiệp bệnh, khi không quan tâm tới việc đi đến bệnh viện, một vài học viên đã nhanh chóng bình phục, trong khi một số khác lại ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Nói một cách khác, khi làm cùng một hành động để xử lý những vấn đề tương tự, kết quả có thể diễn ra hoàn toàn khác nhau.

Một vài bạn đồng tu bị nhẫm lẫn bởi điều này. Khi nó xảy ra, một đồng tu địa phương không tinh tấn lắm trong tu luyện sau khi được thả ra từ trại lao động cưỡng bức. Anh ta phàn nàn với các học viên khác: “Trong trại giam, khi tôi bị tra tấn dã man, tôi đã xin Sư Phụ giúp, nhưng sự giúp đỡ không bao giờ xảy đến.”Khi vài đồng tu khác có những khổ nạn nghiệp bệnh, họ phàn nàn: “tôi đã chịu đựng khá nhiều, tại sao Sư Phụ không đến và giải quyết vấn đề nghiệp bệnh của tôi?”

Đại Pháp là bền chắc không thể phá và không thay đổi, đối đãi với mọi sinh mệnh đều như nhau. Tầng bề mặt phức tạp này không là gì cả mà chỉ là một tầng bụi bặm che phủ chân lý và lừa dối con người. Khi quét sạch lớp bụi này, khi đó chúng ta sẽ thấy được vấn đề thực sự nằm ở đâu: tâm tính. Những hành động bên ngoài của chúng ta chỉ là để cho người ta thấy – thay đổi tâm tính của chúng ta mới là vấn đề thực sự. Rất đơn giản và dễ dàng để thay đổi hành động của chúng ta, trong khi đó thật là quá khó để có thể thay đổi được tâm tính của chúng ta, nó là điều quan trọng nhất. Tu luyện không phải là trò đùa con trẻ và không đơn giản để được nhìn nhận như một học viên. Sư Phụ đã nhấn mạnh nhiều lần:

“Chư vị phải thực sự tu luyện tâm tính của mình.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ ba)

“Do vậy, mục đích thực sự của tu luyện là tu cái tâm này.” (Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ sáu)

Mặc dù tất cả chúng ta đều biết nhìn vào bên trong, nhưng khi gặp vấn đề chúng ta có thể tập trung vào thay đổi tư cách hành vi của bản thân chúng ta tới được mức độ nào? Chúng ta chỉ nghĩ tới việc thay đổi tư cách hành vi của người khác, yêu cầu họ mọi việc, để họ không can nhiễu đến sự tu luyện của bản thân chúng ta. Chúng ta liên tục quên điều căn bản của tu luyện — đề cao tâm tính của chúng ta.

Đặc biệt với những học viên đang bị bức hại, vì họ nóng lòng muốn tiêu trừ ma quỷ để kết thúc cuộc bức hại sớm hơn, họ có xu hướng “tìm một giải pháp đặc biệt”, làm cho họ tập trung dễ dàng hơn vào việc thay đổi tư cách hành vi của họ. Khi chia sẻ với các bạn đồng tu, câu hỏi của họ là “tôi nên làm gì?” chứ không phải “tôi nên tu như thế nào?” Sư Phụ nói:

“Chư vị thấy ai khi không có chính hành ấy, thực ra chính là chính niệm không đầy đủ. Vì tư tưởng chỉ đạo hành động của con người; khi chính niệm của chư vị đầy đủ thì khẳng định rằng sẽ đoan chính; nói chính niệm không chính nên hành vi mới không đoan chính. Dẫu chúng ta thảo luận như thế nào, bàn luận ra sao về vấn đề chính niệm, thì vẫn có người không khởi chính niệm lên được. Làm thế nào có thể ‘chính niệm thường tại’, thì hành vi của chư vị tất nhiên sẽ là [ngay] chính.” ( “Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York”, ngày 20 tháng Tư, 2003).

Tất nhiên, cần thiết phải thay đổi tư cách hành vi của chúng ta, nhưng nâng cao tâm tính của chúng ta mới là ưu tiên hàng đầu. Làm việc mà không có sự đề cao tâm tính, thì đó chỉ là việc làm của người thường, không phải của một vị thần–kết quả sẽ không tốt. Để đề cao tâm tính, không có con đường nào khác là học Pháp nhiều hơn nữa với tâm thanh tịnh, và thường xuyên nhìn vào bên trong.

“Làm người tu luyện, thì không có khuôn mẫu; con đường mỗi cá nhân đi theo đều khác nhau; bởi vì cơ sở mỗi cá nhân là khác nhau, sự to nhỏ của các chủng tâm chấp trước là khác nhau, đặc điểm sinh mệnh là khác nhau, công tác nơi người thường là khác nhau, hoàn cảnh gia đình là khác nhau, v.v; các nhân tố [như thế] đã quyết định con đường tu luyện của mỗi cá nhân là khác nhau, trạng thái vứt bỏ tâm chấp trước, sự lớn nhỏ khi vượt quan là khác nhau; do đó trên biểu hiện [ta] rất khó [có thể] tìm ra con đường tốt mà người khác đã đắp, lại càng không có khả năng lên xe ở đó. Nếu như thật sự có con đường đã đắp tốt và xe chạy thuận chiều gió, thì quyết không phải là tu luyện….

Trong ma nạn hiện nay thì làm điều gì, cũng đều cần tự bản thân ngộ. Mỗi lần nâng cao đều là sự thăng hoa của quả vị [do] tự bản thân chứng ngộ.” (“Lộ,” Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Con đường chân chính của một người tu là một biểu hiện tự nhiên của một tầng cấp tâm tính đã đề cao, nó không phải là được sao chép hay học từ người khác. Do vậy, khi chia sẻ với các bạn đồng tu mà đang ở trong khổ nạn, chúng ta không nên quên nhắc nhở họ cần tập trung vào học Pháp nhiều hơn, nhìn vào bên trong, và tăng cường chính niệm của họ, cho phép họ gia tăng sự thông hiểu Pháp nhanh nhất có thể. Nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh về cách xử lý các việc theo cách thông thường, họ có thể cảm thấy rằng hoàn cảnh của họ không tương thích, cảm thấy rằng nó không khởi tác dụng; họ nên làm điều được yêu cầu, nó sẽ giống như là ép buộc họ và điều đó có thể sinh ra những kết quả không mong muốn.

Lấy người học viên này làm ví dụ, anh ta có nghiệp bệnh trầm trọng, anh ta vẫn đi ra phát tài liệu giảng rõ sự thật, nhưng tâm tính và những tâm chấp trước của anh ta vẫn như vậy. Giống như điều mà Sư Phụ nói:

” ‘Hôm nay tôi làm tốt được một chút thì lẽ ra phải tốt lên một chút, ngày mai tôi thực hiện tốt thêm một chút thì nên chăng sự việc phải tốt lên một chút chứ!’ Họ mãi không dứt bỏ được những việc ấy; xét ngoài thì giống như đã dứt bỏ rồi: ‘Các vị xem tôi thực hiện tốt đấy chứ!’ Chư vị làm tốt là vì chư vị vì ‘nó’ mà làm cho tốt! Chứ chư vị chưa hề vì thấy rằng đó thật sự là việc đệ tử Đại Pháp nên làm rồi mới làm như thế!” ( “Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York”, ngày 20 tháng Tư, 2003).

Bạn có nghĩ rằng một học viên như vậy có thể sớm bình phục không? Làm công việc Đại Pháp với tâm con người bản thân nó là một khe hở mà ma quỷ có thể lợi dụng, làm cho các việc thậm trí còn phức tạp hơn.

Trong thời kỳ tu luyện Chính Pháp, ở trong một môi trường ma quỷ trong một thời gian lâu, cũng như việc phủ nhận cuộc bức hại một cách mạnh mẽ, vậy nên chúng ta có thể dễ dàng hình thành tư tưởng sai lầm qua việc hướng ngoại. Trên thực tế, như tất cả chúng ta đã biết, chúng ta cũng tu tâm tính của bản thân mình chứ không phải của người khác trong thời Chính Pháp. Cái mà chúng ta chỉnh sửa và thanh lọc chính là bản thân chúng ta và cái mà chúng ta quan tâm là chúng sinh. Tất cả can nhiễu lập nên bởi những người thường có những tư tưởng xấu bị ma quỷ thao túng, nó cho phép chúng ở trong thời không của chúng ta; tuy nhiên phía con người của họ không biết điều gì đang diễn ra. Khi gặp can nhiễu, nếu chúng ta quá lo lắng để loại trừ những cản trở cho việc mà chúng ta muốn làm, có thể chúng ta sẽ quá lo lắng, tạo ra sự đối đầu với người thường–điều này bản thân nó cũng là một biểu hiện của tình cảm, sự tranh đấu, sợ hãi, thù gét, và vân vân của con người. Chỉ làm điều mà chúng ta muốn là một chấp trước căn bản về chứng thực bản thân chúng ta chứ không phải là tiêu trừ ma quỷ, cứu độ chúng sinh, và chứng thực Pháp.

Nếu chúng ta có thể học Pháp nhiều hơn, tu bỏ đi những tâm chấp trước của chúng ta, phát chính niệm để loại trừ ma quỷ, và từ bi giảng rõ sự thật cho những người không biết sự thật, chẳng đúng là chúng ta sẽ có thể cứu những người đó và chấm dứt can nhiễu và cuộc bức hại sao? Để đạt được điều này mất bao lâu thời gian? Có thể chỉ là một khoảnh khắc, một ngày, một tuần, hay một thời gian lâu hơn nhiều. Điểm chính là phải nhanh chóng đề cao tâm tính của chúng ta và để cho chính niệm của chúng ta xuất ra. Sư Phụ nói trong bài thơ “ Đừng Buồn” trong Hồng Ngâm II:

“Tĩnh lặng nhìn xem có bao nhiêu chấp trước
Buông bỏ tâm con người, ma quỷ sẽ tự tiêu tan.”

Xin từ bi sửa lại những sai lầm của tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/2/19/195698.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/3/22/105809.html
Đăng ngày 23-3-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share