Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-01-2014] Cầm tù là một trong những biện pháp chính mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Các án tù thường kéo dài hơn rất nhiều so với các hình thức giam giữ khác. Vì vậy chi tiết của những vụ bức hại này mất nhiều thời gian để đưa ra ánh sáng. Các phương thức tra tấn trong trại giam Trung Quốc cũng rất tàn bạo.

Bài viết này tóm lược việc ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công bằng hình thức giam giữ như thế nào. Trong khi Trung Quốc cố gắng thuyết phục thế giới tin rằng tình trạng nhân quyền đang tốt hơn kể từ khi trại lao động cưỡng bức bị dẹp bỏ, nhiều phương thức tra tấn từng được sử dụng trong trại lao động cưỡng bức đã được chuyển hướng sang các trại giam.

Tất cả các trại lao động cưỡng bức bị buộc phải đóng cửa từ cuối năm 2013. Tuy nhiên bức hại vẫn tiếp diễn. Các trại giam và trung tâm tẩy não đã thế chỗ trại lao động.

Sau đây là một vài ví dụ:

– Ông Tống Ngọc Thắng đến từ thành phố Tức Mặc, tỉnh Sơn Đông bị bắt ngày 11 tháng 08 và bị kết án 3,5 năm sau vài ngày mà không thông qua xét xử. Ông bị chuyển đến Nhà tù Tế Nam vào ngày 28 tháng 08, tức là 17 ngày sau.

– Ông Tống Quốc  Bân và Vương Mãn Hồng ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc bị bắt vào tháng 05 năm 2012. Lý do được đưa ra là Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 đã bắt đầu, khi nào Đại hội kết thúc sẽ được thả. Ngoài ra còn có những lý do tương tự được dùng để buộc người vô tội vào trại lao động cưỡng bức. Họ được thông báo sẽ được thả ra sau khi Đại hội kết thúc. Tuy nhiên vào tháng 09 năm 2012, ông Tống đã bị kết án 2 năm và ông Vương thì 3 năm. “Tội danh” của họ bị thay đổi ba lần trong suốt quá trình giam giữ. Tội trạng của họ được tuyên án sau phiên toà giả tạo kéo dài 2 tiếng rưỡi vào tháng 08 năm 2013.

– Bà Lý Cúc Hoa đến từ thành phố Vũ Hán tỉnh Hà Bắc bị bắt ngày 28 tháng 09 năm 2013, bị giam giữ 15 ngày rồi sau đó bị chuyển đến trung tâm tẩy não. Cảnh sát nói với gia đình bà Lý rằng: ”Sự việc bây giờ không đơn giản đâu. Các trại lao động đã bị đóng cửa. Nếu làm không tốt bà ấy sẽ bị tuyên án tù.”

Nửa đầu năm 2013, có ít nhất 445 học viên đã bị xét xử hoặc kết án, so với con số 497 nửa đầu năm 2012. Có ít nhất 29 học viên được báo cáo bị tra tấn trong tù cho đến chết.

Trong nửa cuối năm 2013 khi các trại lao động bị đóng cửa, nhiều học viên Pháp Luân Công bị kết án tù giam cho cùng lý do được dùng trước đây để bắt vào trại lao động.

1. Kết án bất chấp luật lệ

“Với các trường hợp của Pháp Luân Công không cần phải tuân theo luật pháp”

Cuộc bức hại Pháp Luân Công là phi pháp, không có cơ sở pháp luật nào. Các viên chức ĐCSTQ đảm nhiệm thực thi pháp luật khá công khai về vấn đề này.

Ví dụ, một quan toà ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh nói với luật sư biện hộ cho học viên Trương Đức Diễm vào ngày 09 tháng 07 năm 2013 rằng: ”Đừng nói luật pháp với tôi.” Vị luật sư này rất sửng sốt: “Đừng nói luật? Vậy tôi phải nói đùa hay sao?”

Ông Lưu Vĩ, một học viên ở tỉnh Cát Lâm bị giam ở Trại tạm giam huyện Nông An. Ngày 02 tháng 09 năm 2013, luật sư của ông vào thăm nhưng bị trưởng trại Lý Thanh Quách từ chối. Khi được hỏi vì sao, ông Lý Thanh Quách trả lời rằng: ”Với các trường hợp của Pháp Luân Công không cần phải tuân theo luật pháp.”

Các luật sư biện hộ cho Pháp Luân Công thường bị ngược đãi

Những đối xử bất công thường xảy ra với cả các luật sư bào chữa của các học viên. Thậm chí thỉnh thoảng còn xảy ra việc đánh người.

Vào tháng 01 năm 2013, một chiếc xe cảnh sát tới Toà án quận Đông Châu, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh ngay trước phiên toà của học viên Triệu Tích Vĩ. Khi đến nơi, trưởng nhóm nói với các viên cảnh sát khác một cách công khai rằng: ”Vụ án hôm nay không bình thường. Cứ dùng vũ lực nếu cần.”

Cuối phiên toà, luật sư Đông là người biện hộ cho ông Triệu đã hỏi người đang ra lệnh cho nhân viên đuổi hết người tham dự ra khỏi phiên toà: ”Anh có phải nhân viên toà án không?” Năm cảnh sát ngay lập tức chạy về phía ông Đông. Họ bóp cổ, nắm tóc và xô ngã ông. Ông Đông ngã xuống và bị va đập vào bàn ghế trong phòng xử án. Ông bị đẩy vào tường. Quần áo ông mặc bị xé nát.

Toà án quận Áp Bắc ở Thượng Hải xét xử học viên Niếp Quảng Phong vào ngày 18 tháng 04 năm 2013. Thẩm phán Cung Văn đã không cho phép luật sư của ông Niếp bào chữa. Một nhân viên tìm cách ép vị luật sư ký tên vào một văn bản không đáng tin cậy. Khi vị luật sư này từ chối, thẩm phán đuổi anh ra ngoài với lý do không nghe theo lệnh của phiên toà.

Toà án huyện Y Lan tỉnh Hắc Long Giang đã đưa năm học viên ra xét xử vào ngày 31 tháng 07 năm 2013. Các nhân viên đã làm nhiều việc cản trở luật sư như không cho phép đọc tài liệu vụ án, không báo trước thời gian xử án, cản trở lời nói của luật sư và thậm chí lồng âm thanh khác vào micro để những người tham dự không thể nghe luật sư một cách rõ ràng. Trò phá phách tương tự với các thiết bị âm thanh cũng được sử dụng ở Toà án Hồng Sơn vùng Nội Mông Cổ và toà án Kim Xương ở tỉnh Cam Túc.

Tuyên án trong các phiên toà bí mật hoặc không qua xét xử

Những chuyện như vậy người ngoài xem có vẻ vô lý, vậy mà nó đã xảy ra nhiều lần trong năm 2013.

Học viên Vương Vũ Tư ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam đã bị bắt trong khi nói chuyện với con gái ở trường học vào ngày 02 tháng 07 năm 2013. Sau khi bị đưa tới một phòng làm việc của chính phủ gần trường học, thẩm phán Lý Tinh của Toà án quận Vũ Vương Đài đọc một tờ giấy nhỏ cho anh nghe và tuyên bố anh đã bị bắt. Anh Vương đã bị kết án 3,5 năm tù.

Những phiên toà khác cũng diễn ra mà không báo trước cho luật sư hay các thành viên trong gia đình bị can, bao gồm Toà án quận Ái Dân ở tỉnh Hắc Long Giang, toà án quận Triều Dương thuộc thành phố Trường Xuân và toà án quận Đường Cô thuộc tỉnh Thiên Tân.

Ngụy tạo chứng cứ và tự ý kết án

Bà Khâu Lập Anh, một công nhân ở tỉnh Hà Bắc, bị bắt chỉ vì đã tham gia sản xuất bao bì đựng đĩa DVD. Sau nhiều lần mưu hại bà nhưng không thành, Toà án quận Trường An thuộc tỉnh Hà Bắc đã kết án bà 2 năm rưỡi tù giam với tội danh “tiết lộ bí mật quốc gia”.

Tài liệu “mật”, hóa ra là một quy định do Bộ công an ban hành vài năm trước đây cấm những “tổ chức nguy hiểm”. Nó liệt kê danh sách hơn 10 tổ chức; Pháp Luân Công không nằm trong số đó.

Ông Lý Quảng là một học viên ở thành phố Doanh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh và 13 học viên khác ở thành phố Đại Liên đã bị kết án tương tự. Tất cả các trường hợp này đều bị trả lại do không đủ chứng cứ. Các quan chức sau đó đã ngụy tạo chứng cứ mới để kết án tù giam.

Toà án quận Tân Phố thuộc tỉnh Giang Tô đã tổ chức phiên xét xử ông Mạnh Quân vào ngày 18 tháng 02 năm 2013. Khi ông Mạnh cố gắng bào chữa cho mình, thẩm phán Trần Lập Đông đã ngắt lời ông một cách vô lý và hoãn phiên xử. Ông ta đe doạ kết án ông Mạnh ít nhất 3 năm tù vì “thái độ kém” của ông.

Ngoài việc tự ý kết án, các quan chức cũng đánh đập thân thể các học viên ngay cả trong phòng xét xử. Đó là trường hợp của Toà án quận Xương Bình ở Bắc Kinh đã xét xử bà Trần Thục Lan vào ngày 01 tháng 08 năm 2013.

Khi bà Trần quay ra nhìn con gái mình ở ngoài phòng xét xử, nhân viên tòa án đã ngăn cản bà. Để không cho bà nhìn con gái mình sau khi phiên toà kết thúc, họ đã ngay lập tức kéo bà vào thang máy, đánh vào đầu và vai của bà

2. Bịa đặt cái gọi là đại án, trọng án để bắt người với quy mô lớn

Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giam trong năm 2013 vì cảnh sát và Phòng 610 leo thang các vụ án. Ví dụ, hơn 30 học viên bị bắt và quấy rối ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc vào ngày 15 tháng 10 năm 2013. Vài người trong số họ vẫn bị giam giữ và chuẩn bị ra toà. Thông qua báo cáo dưới đây có thể thấy đây không phải là một trường hợp đơn lẻ. Nó là một cuộc bức hại có hệ thống của ĐCSTQ.

NgàyThành phố / HuyệnTỉnhSố học viên bị bắtChi tiết
29/03/2013Thành phố Cáp Nhĩ TânHắc Long Giang6114 học viên bị kết án tù (3 người 10 năm, 5 người từ 5-10 năm, 3 người 3 năm)
24/04/2013Thành phố Hồ Lô ĐảoLiêu Ninh55 học viên bị bắt vào ngày 25/02/2012, xét xử ngày 24/04/2013 và kết án ngày 26/07/2013 với các án tù 3-12 năm
28/08/2013Huyện Nhân ThọTứ Xuyên1010 học viên bị bắt vào ngày 01/09/2012, bị kết án vào ngày 28/08/2013 với án tù 2-5 năm. Người thân hoàn toàn không được thông báo
Cuối tháng 9/2013Huyện Lâm LễHồ Nam66 học viên lớn tuổi (47-67 tuổi) bị bắt vào ngày 15/06/2012 và kết án (3-8 năm tù) vào cuối tháng 9 năm 2013. Người thân hoàn toàn không được thông báo
18/10/2013Huyện Nông AnCát Lâm88 học viên bị kết án vào tháng 10: 7-12 năm
15/11/2013Thạch Gia TrangHà Bắc30+ (bị bắt hoặc bị sách nhiễu)Một vài học viên vẫn đang bị giam giữ và phải đối mặt với xét xử
Nguồn: Minh Huệ Net

Bảng 2: Một số trường hợp bắt giữ quy mô lớn trong năm 2013

3. Học viên lớn tuổi bị tra khảo và giam giữ

Kính trọng người lớn tuổi là văn hoá truyền thống của người Trung Hoa. Có câu: ”Kính trọng người lớn tuổi như cha mẹ mình và chăm sóc trẻ nhỏ như con mình.” Tuy nhiên, những học viên lớn tuổi, thậm chí đã 60 đến 70 vẫn trở thành nạn nhân của cuộc đàn án tàn nhẫn và trường kỳ này. Dưới đây là một vài trường hợp.

TỉnhThành phố / HuyệnTên học viênTuổiChi tiết
Trùng KhánhDakudouFu Junguang68Giam giữ 3 tháng và kết án 3 năm
Cam TúcLanzhouChen Deguang67Chồng của Sheng Chunmei. Kết án 9 năm vào ngày 09/08/2013.
Cam TúcLanzhouSheng Chunmei97Vợ của Chen Deguang. Kết án 9 năm vào ngày 09/08/2013. Bị tiểu đường và gần như bị mù
Hà BắcCangSun Yugiang70Bị đưa đến Nhà tù Jidong vào ngày 17/06/2013 với án tù 3 năm. Do trường kỳ bị tra tấn cả thân thể và tinh thần, đã mắc bệnh thoái hóa tiểu não
Liêu NinhAnshanCui Yuanqing70+Tòa án Youyan kết án 3,5 năm vào cuối tháng 09/2013. Không được luật sư bảo vệ
Liêu NinhAnshanYin Wenqing70+Tòa án Youyan kết án 3,5 năm vào cuối tháng 09/2013. Không được luật sư bảo vệ
Liêu NinhChaoyangChen Guilan61Tòa án Shuangta kết án 7 năm
Liêu NinhDalianZhang Chenjun75Là nhân viên nghỉ hưu của bệnh viện Đại Liên số 3. Tòa án quận Sha xét xử vào ngày 22/08/2013
Thiểm TâyWeinanYang Lianying735 năm tù
Thiểm TâyYunchengZhang Xiufang68Tòa án Yuanqu kết án 5 năm
Thiểm TâyYunchengAn Xiaorun58Tòa án Yuanqu kết án 4,5 năm
Thiểm TâyYunchengWei Yindi65Tòa án Yuanqu kết án 3,5 năm
Tứ XuyênLuzhouLuo Zhenggui78Kết án 4 năm tù
Thiên TânHexiGuo Defen73Kết án 4 năm tù
Nguồn: Minh Huệ Net

Bảng 3: Một số học viên lớn tuổi bị xét xử và tuyên án

4. Tra tấn trong tù

Cùng thời gian này, nạn bạo hành các học viên Pháp Luân Công trong tù cũng đã leo thang. Theo thống kê của Minh Huệ, có ít nhất 76 người bị tra tấn đến chết trong năm 2013. Trong số đó, 29 người chết do bị lính canh tra tấn.

29 người chết do bị lính canh tra tấn

Ông Quách Tiểu Văn ở huyện Tương Viên, tỉnh Sơn Tây đã bị bắt hồi tháng 08 năm 2012. Ngày 06 tháng 03 năm 2013, ông bị đưa đến Nhà tù số 1 tỉnh Sơn Đông (còn được gọi là Nhà tù Tấn Trung). Ông bị đánh đập tàn nhẫn, biệt giam và bức thực. Ông đã chết vì bị tra tấn ở tuổi 40 vào ngày 12 tháng 03 năm 2013, chỉ sau vài ngày bị giam.

Ông Triệu Bân ở tỉnh Sơn Đông bị bắt và đưa đến trại giam Đề Lam Kiều ở Thượng Hải vào ngày 03 tháng 09 trong khi ông đang làm việc kinh doanh ở đây. Chưa đầy hai tháng sau, ông đã chết ở tuổi 58. Lính canh không cho ông ngủ, dùng nhiều dùi cui điện để sốc điện người và ra lệnh cho những phạm nhân khác đánh đập ông.

Sau khi bị tra tấn: tính mạng nguy kịch và bị trọng thương

1. Ông Mạc Chí Khuê và Trương Kim Khố bị chuyển tới trại giam Hô Lan vào ngày 19 tháng 09 năm 2013 sau khi bị bắt ở huyện Y Lan tỉnh Hắc Long Giang. Ông Mạc không thể đi lại được bình thường. Ông Trương thì bị bệnh lao phổi. Ông gặp khó khăn trong ăn uống, tiểu tiện và thần trí mê sảng.

Ngày 21 tháng 11, gia đình ông Trương đến thăm ông trong tù. Nhà tù phải cử hai người dìu ông đến phòng gặp người thân. Người ông run rẩy và  ông nói một cách yếu ớt: ”Một người mặc trang phục bác sĩ đã đánh tôi.” Ông đã bị lôi đi trước khi nói hết câu.

Minh hoạ cảnh tra tấn: Treo người

2. Ông Dương Nãi Kiện đến từ thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông bị Phòng 610 bắt giữ ngày 02 tháng 05 năm 2013 vì đã tham gia phân phát các hình ảnh tiết lộ sự tra tấn trong nhà tù.

Cảnh sát đánh ông bằng bao tay quyền anh, treo ông lên khung cửa sổ và không cho ông ngủ. Ông cũng bị nhục hình tra khảo và bị ép buộc thừa nhận những tội danh vu khống. Chỉ trong vài tháng, Ông Dương đã sụt khoảng 15kg. Ông bị ngất xỉu vài lần và đau tim, khó thở, đi tiểu ra máu. Hiện tại ông đang trong tình trạng nguy kịch.

3. Ở Nhà tù Trịnh Châu tỉnh Hà Nam, ông Lý Kiệt nhiều lần bị bức hại tàn khốc theo hình thức “cùm tử hình”. Lính canh và các phạm nhân khác kéo ông vào nhà vệ sinh để đánh đập cho tới khi ông ngất xỉu. Sau đó, họ lôi ông vào phòng biệt giam, sốc điện bằng dùi cui điện cao áp và cho rằng ông đang giả chết. Sau đó họ còng ông lại theo hình thức “cùm tử hình”.

“Cùm tử hình” là tư thế còng cả hai tay hai chân. Một sợi dây xích ngắn nối liền còng tay và còng chân lại. Da phạm nhân dễ bị trầy xước khi họ đi lại. Người bị còng không thể tự mặc hay thay quần áo. Thậm chí anh ta đi vệ sinh cũng cần người giúp. Vì không thể nằm trên nền nhà nên cũng rất khó ngủ.

4. Ông Lưu Đức Phục ở thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh bị cao huyết áp (lên đến 250) do bị tra tấn kể từ tháng 06 năm 2013. Ông bị còng xuống nền đất. Sau khi bị đánh bằng nhiều công cụ tra tấn, đầu ông bị thương và phải khâu 21 mũi.

Minh họa cảnh tra tấn: Còng xuống nền đất

Cuộc bức hại Pháp Luân Công là phi pháp và không tuân theo các trình tự pháp luật. Cuộc bức hại vẫn tiếp diễn và các nhà tù đã thay thế vai trò của các trại lao động cưỡng bức.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/10/2013年非法判刑迫害综述-285458.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/11/144292.html

Đăng ngày 16-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share