[Chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Những câu chuyện phi thường ở một thị trấn nhỏ miền núi
Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Hà Bắc, Đại lục
[MINH HUỆ 23-05-2025] Năm 1995, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền đến thôn làng của chúng tôi, thắp sáng thị trấn nhỏ miền núi và sưởi ấm lòng người. Những con người bình dị này, từ trong Đại Pháp đã luyện xuất ra tâm thuần tịnh, chí chân chí thiện, luôn biết nghĩ cho người khác trong mọi việc. Nhân dịp chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13 tháng 5, tôi xin kể đôi chút về những câu chuyện ở thị trấn nhỏ miền núi này, để bày tỏ lòng biết ơn trước sự từ bi cứu độ của Sư phụ.
Tháng 3 năm 1996, một người dân trong thôn tôi mắc phải một căn bệnh lạ, đến bệnh viện kiểm tra không ra bệnh gì, nhưng lại không thể làm việc được. Trong tình cảnh chạy chữa khắp nơi mà không có kết quả, ông ấy nghe theo lời khuyên của một bác sĩ, hai vợ chồng tìm đến nhà một đồng tu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở thị trấn chúng tôi để học Pháp.
Khoảng cách giữa các thôn là 4 km, hai vợ chồng kiên trì đến nghe hết chín bài giảng Pháp của Sư phụ và học năm bài công pháp. Kỳ tích đã xuất hiện, bệnh của người này đã khỏi, hai vợ chồng bước vào tu luyện Đại Pháp kể từ đó. Họ đi khắp nơi hồng Pháp, nói cho bạn bè và người thân biết sự kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp, rằng Pháp Luân Công dạy người ta tu tâm hướng thiện, làm người tốt. Dưới sự dẫn dắt của họ, rất nhiều người trong thôn đã đến nhà họ học Pháp, luyện công. Sau khi được thụ ích, mọi người càng truyền tai nhau, nhiều thôn trong thị trấn ngưỡng mộ tìm đến học Pháp ngày càng đông. Người vợ đảm nhận trách nhiệm phụ đạo viên tình nguyện Pháp Luân Công tại địa phương, giúp đỡ vô điều kiện tất cả những người đến nhà học Pháp. Bất kể ai đến, bà ấy đều nhiệt tình tiếp đón, kiên nhẫn phụ đạo.
Vào mùa đông năm 1996, tôi cũng rất may mắn trở thành một thành viên trong các đệ tử Đại Pháp, hàng ngày đến nhà họ học Pháp, luyện công. Lúc đó người đông đến nỗi một căn nhà lớn cũng không chứa hết, người đến muộn phải ngồi ngoài, không khí nhóm học Pháp rất tường hòa. Dưới sự gia trì của Sư tôn, hai vợ chồng họ đã phó xuất rất nhiều cho các học viên mới tu luyện ở đây.
Đại Pháp giống như ánh sáng rực rỡ, chiếu rọi vào mỗi thôn làng của thị trấn nhỏ này. Số người tu luyện Đại Pháp ở mỗi thôn phát triển rất nhanh, hạt giống Chân-Thiện-Nhẫn bén rễ nảy mầm trong tâm mọi người, ai ai cũng được đắm mình trong Phật ân hạo đãng của Sư phụ, cảm thấy vô cùng hạnh phúc vui vẻ, cuộc sống trở nên tràn đầy, biết được ý nghĩa nhân sinh. Ngay cả người thường – không tu luyện – cũng biết Pháp Luân Đại Pháp hảo.
Có hai anh em nọ lái xe tải chở quặng, kéo sắt đá. Cả hai anh em đều tông phải những người khác nhau ở những đoạn đường khác nhau. Điều giống nhau là, họ rất may mắn khi người bị tông đều là đệ tử Đại Pháp. Ngay tích tắc tông trúng ấy, họ đều sợ hãi, nhưng người bị tông ngã lại không bắt đền họ, chỉ nói rằng mình là người học Pháp Luân Công, phủi bụi trên người và nói: “Không sao đâu, các anh đi đi.”
Mùa đông tuyết rơi dày, tuyết phủ kín đường, mọi người đi lại bất tiện. Các đệ tử Đại Pháp trong thôn thấy trẻ em đi học và người già bị trơn trượt, ngã nhào, liền tự nguyện đi quét tuyết. Ở địa phương tôi đa số là nữ đồng tu, nhiều đồng tu lớn tuổi cũng tham gia quét tuyết. Khi các tài xế lái xe qua đoạn đường mà các đồng tu đang quét, họ đều nhìn với ánh mắt khen ngợi và giơ ngón tay cái lên. Có người dừng xe nói: “Cảm ơn!” Có người hô lớn: “Ở đây chúng ta có người tốt rồi, ở đây chúng ta có người tốt rồi!” Còn có người nói: “Anh chị xem người ta học Đại Pháp thật là tốt. Trong thôn thanh niên trai tráng đều có cả, ngoài chơi mạt chược thì là xem tivi, không có một ai đi quét tuyết.”
Có lần, mấy đồng tu chúng tôi quét dọn tuyết vào lúc chiều tối. Đang quét, người em họ hàng xóm đến gần tôi và nói: “Chị dâu, chị đang làm gì đấy?”
Tôi nửa đùa nửa thật nói: “Chị đang làm gì, cậu không biết sao?”
Cậu ấy nói: “Chị còn nói gì nữa, chị nhìn ra sau đi.”
Tôi quay đầu lại nhìn: Phía sau có một chiếc xe cảnh sát của đồn cảnh sát đang theo dõi chúng tôi, tôi thầm nghĩ: “Chúng tôi cũng không làm việc xấu, tôi không sợ.”
Cảnh sát lái xe đi theo phía sau, cho đến tận cửa đồn cảnh sát, cảnh sát trong đồn bật đèn lên và nói: “Thật không biết nói sao về các chị: nói các chị là người tốt, Đảng Cộng sản lại muốn bắt các chị; nói các chị xấu, (nhưng) những việc các chị làm lại đều là việc tốt.”
Trước khi tu luyện, đồng tu A không biết chữ, sau khi tu luyện Đại Pháp đã đọc được sách “Chuyển Pháp Luân” rất trôi chảy. Bình thường bà là người rất mạnh mẽ, không bao giờ chịu thiệt. Sau khi tu luyện Đại Pháp, bà trở nên hiền hòa với mọi người, cả ngày tươi cười, thường xuyên giúp đỡ người khác làm việc. Dù đã hơn 70 tuổi, bà vẫn giúp con dâu trông cháu, lo liệu việc nhà.
Vào năm bà 60 tuổi, chồng bà qua đời. Trước khi qua đời, chồng bà dặn con trai: “Cha có 100.000 Nhân dân tệ, để lại cho mẹ con tiêu.” Chồng bà qua đời không lâu, con dâu bà thường xuyên tức giận vì số tiền này, đồng tu A liền đưa 100.000 Nhân dân tệ cho con dâu. Tuy đã đưa tiền, nhưng trong tâm bà rất ủy khuất, thường lặng lẽ khóc, có khi còn chạy ra mộ chồng khóc than.
Mỗi ngày bà kiên trì đến nhóm học Pháp, bà nói: “Sư phụ dạy hướng nội tìm, tôi cũng phải hướng nội tìm.” Có lần đồng tu A toàn thân mệt mỏi không sức lực, đi không nổi, bà nghĩ: “Mình còn tâm nào chưa buông bỏ nhỉ?” Sau đó bà đã tìm ra, đó là tâm oán hận, oán hận con dâu và bà thông gia, oán bà thông gia không dạy dỗ con gái mình tốt. Tìm ra rồi, buông bỏ tâm rồi, chân cũng có sức đi lại. Bà dùng sự thay đổi của mình để nhiều người hơn nữa chứng kiến sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.
Có một đồng tu nam hơn 70 tuổi, vất vả nhặt được ba bao hạt dẻ lớn trên núi nhà mình, hôm đó không bán. Sáng hôm sau xem lại, hạt dẻ đã mất hết, khiến người vợ không tu luyện tức giận vừa mắng vừa khóc. Ông lão đồng tu nhờ tu luyện Đại Pháp đã hiểu được mối quan hệ giữa được và mất, nói với vợ: “Đừng khóc nữa, họ lấy đi không phải là hạt dẻ, mà là nghiệp lực đó, lần này bệnh của bà sẽ khỏi thôi (vợ ông bị tai biến mạch máu não, nói năng đi lại khó khăn).” Quả nhiên không lâu sau, bệnh của vợ ông đã khỏi hẳn.
Đồng tu E, sau khi Trung Cộng bức hại Pháp Luân Đại Pháp, bà không tu luyện nữa, cũng không trân quý sách Đại Pháp, sau đó bà lại học công pháp khác khoảng 10 ngày. Không lâu sau, bà bị bệnh zona (giời leo), uống thuốc gì cũng không khỏi, các phương pháp điều trị đều không có tác dụng, phải chịu đựng khổ sở suốt hai năm. Bà tìm “Đại Tiên” xem, họ nói trên người bà có hai con rắn đen, muốn lấy mạng bà, rồi bảo bà mua bùa đốt giấy uống, một lá bùa giá mấy trăm Nhân dân tệ. Bà chợt nhớ lại Pháp của Sư phụ giảng trong sách Đại Pháp: “Nhất chính áp bách tà”. Bà nghĩ bùa nào cũng không hiệu quả bằng tu luyện Đại Pháp. Về nhà, bà bắt đầu nhập tâm học Pháp, bệnh trên người chưa đầy một tuần đã khỏi. Thông qua học Pháp sâu, bà minh bạch rất nhiều Pháp lý, biết chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để làm người tốt.
Một hôm, đồng tu Vương đi chợ lớn mua gáo múc nước, mặc cả với người bán không được, đành mua với (nguyên) giá ban đầu. Khi người bán thối lại tiền, vô tình thối dư. Bà vừa đi vừa nghĩ: “Mặc cả với ông, ông không giảm giá, lần này cái gáo không những dùng không mất tiền, mà còn được thêm một đồng.” Đến cổng chợ, bà nghĩ mình là người tu luyện, không thể chiếm lợi của người khác, liền quay lại. Đi được hai bước, bà lại dừng lại, nghĩ: “Nếu mình mang trả lại, chẳng phải ông ấy nói mình không bình thường sao. Mặc cả mãi, phát hiện thối dư tiền còn mang trả lại. Không được, mình nên về nhà thôi.” Bà vừa đi về, vừa nghĩ: “Nếu mình cứ thế mang tiền về nhà, mình cũng không được coi là một đệ tử chân tu! Không được, vẫn nên trả lại, không thể chiếm lợi.” Đến quầy hàng, bà đưa số tiền thối dư cho người bán và nói: “Tôi là người học Pháp Luân Đại Pháp, nếu không, tôi sẽ không mang trả lại tiền này đâu.” Hai vợ chồng người bán giơ tay lên, hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Tiếng hô bất ngờ này còn khiến đồng tu Vương giật mình. Hành động thiện nhỏ bé này đã có thể khiến thế nhân cảm nhận được sự tốt đẹp của Đại Pháp.
Đồng tu Trương cao tuổi là một người độc thân. Ông từng có vợ con, nhưng vì vợ chê ông nhu nhược nên đã ly hôn, ông sống cùng mẹ. Ông có anh trai và chị dâu, em trai và em dâu, nhưng chỉ mình ông chăm sóc mẹ, không hề oán trách, cho đến khi mẹ già hơn 90 tuổi qua đời. Có thể tưởng tượng được sự vất vả và bận rộn trong thời gian đó, ông chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm. Dân làng thường tìm ông làm việc đồng áng, người ta trả bao nhiêu, ông không bao giờ mặc cả, không trả ông cũng không đòi. Dân làng đều chứng kiến Pháp Luân Đại Pháp hảo thông qua con người ông. Cảnh giới mà ông tu luyện được từ Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp là điều người thường không thể làm được.
Đồng tu Triệu chưa lập gia đình, cũng có trải nghiệm tương tự như đồng tu Trương cao tuổi. Ông một mình chăm sóc mẹ già không oán trách, mẹ ông cũng qua đời năm 90 tuổi. Sau khi lo hậu sự cho mẹ, đồng tu Triệu đã ngoài 60 tuổi. Theo lẽ thường, ông chăm sóc mẹ nên được hưởng nhiều tài sản hơn trong gia đình, nhưng ông lại chia hết đất đai và vườn cây ăn quả của mình cho anh trai và em trai.
Đồng tu Triệu nói: “Sư phụ bảo chúng ta cứu người, mà tôi cũng không biết giảng cho người ta thế nào!” (Vậy nên) ông kiên trì đi phát tài liệu chân tướng ở các khu vực xung quanh, ông muốn nhiều người hơn nữa hiểu được chân tướng Đại Pháp, để thế nhân đều có thể được Đại Pháp cứu độ.
Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi Trung Cộng điên cuồng bức hại Đại Pháp, rất nhiều đồng tu ở thị trấn tôi đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, đều muốn dùng trải nghiệm của tự thân để chứng thực Đại Pháp, trả lại sự trong sạch cho Sư phụ. Sau khi đến Bắc Kinh, không gặp được lãnh đạo của Cục Giải quyết Khiếu nại, mà chỉ thấy cảnh sát và xe cảnh sát, rất nhiều đồng tu bị bắt phi pháp đến trại tạm giam, tại đó phải chịu đủ mọi tra tấn cực hình, bị lăng mạ, bắt đứng tấn, đeo xiềng sắt lớn, bị đánh bằng dây da, bị đánh bằng chổi, nằm trên băng lạnh, ngồi ghế điện, đứng trong thời gian lâu, v.v.
Tháng 12 năm 1999, hơn 10 đồng tu đi Bắc Kinh thỉnh nguyện đã bị giam giữ phi pháp tại trại tạm giam. Một lần, khi giám đốc gọi các đệ tử Đại Pháp ra giữa sân thẩm vấn trái phép, ông ấy bắt họ xếp thành hàng theo chiều cao, đứng tấn, phải đứng tấn đều nhau. Đứng không đều, liền cho cảnh sát và tù nhân thay nhau dùng dây da đánh. Có hai nữ đồng tu trẻ tuổi cao lớn, đứng thế nào cũng không đều, hai người bị đánh đến mức lưng và mông đều thâm tím, đang trong mùa đông lạnh giá mà mồ hôi to như hạt đậu chảy ròng ròng trên mặt, hơi nóng trên đầu bốc lên ào ào. Giám đốc hỏi từng người: “Còn luyện không? Còn đến Bắc Kinh không? Pháp Luân Công có phải là X giáo không?” Không trả lời thì đánh, hỏi đi hỏi lại, đánh tới đánh lui. Giám đốc hỏi một đồng tu: “Pháp Luân Công có phải là X giáo không?” Bà ấy nói: “Nếu phải thì chúng tôi đã không đến Bắc Kinh để chứng thực Đại Pháp rồi.”
Giám đốc nghe xong, tức điên lên dùng dây da ra sức đánh bà thật mạnh. Vẫn chưa hả giận, ông ta lại dùng chân đi giày da đạp mạnh vào người bà. Nghe đồng tu nói vết chân bầm đen do giám đốc đạp, ba tháng sau về nhà vẫn chưa biến mất hoàn toàn.
Có một cảnh sát khi đánh đồng tu đứng đầu hàng, vừa đánh mấy cái, cánh tay cầm dây da của anh này giơ lên rất lâu mà không hạ xuống được. Lúc ấy tôi có mặt ở đó, còn nghĩ rằng lương tâm anh ấy trỗi dậy không đánh chúng tôi nữa. Sau này nghe nói là cánh tay của cảnh sát này không hạ xuống được, đầu cũng đau dữ dội mới dừng tay. Các đồng tu đều ngộ rằng Sư phụ đang bảo hộ chúng tôi!
Mỗi khi tôi nhớ lại những điều này, tức khắc nước mắt lại rưng rưng, vô cùng xúc động, Pháp vĩ đại đã tạo nên chúng tôi, dung luyện chúng tôi. Trong hoàn cảnh thỉnh nguyện không có cửa, không có nơi nào để nói lý lẽ, chúng tôi không thể trơ mắt nhìn Đại Pháp bị phỉ báng, nhìn chúng sinh bị che mắt bởi những lời dối trá. Các đồng tu bắt đầu dùng nhiều cách khác nhau để chứng thực Đại Pháp, treo biểu ngữ chân tướng, treo trên cây, dán đề can chân tướng, tặng bùa hộ mệnh chân tướng Đại Pháp cho người hữu duyên, gửi thư chân tướng, giảng chân tướng trực diện, v.v.
Một năm vào dịp Tết Nguyên Đán, trong làng có một tiết mục văn nghệ, trong đó có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công. Các đồng tu lần lượt tìm đến các diễn viên mà mình quen biết để giảng chân tướng, ngăn chặn tiết mục biểu diễn, để dân làng bớt tạo nghiệp. Một lần khác, trên bảng tin của trường học có viết những lời phỉ báng Pháp Luân Công, hai đồng tu nam dùng thân mình làm thang, nửa đêm trèo tường vào, xử lý những lời phỉ báng Đại Pháp, tránh cho giáo viên và học sinh bị tà ác đầu độc.
Lúc đầu địa phương tôi không có tài liệu chân tướng, đều do đồng tu ở xa mang đến một ít, cũng không đủ dùng. Sau đó chúng tôi tự giải quyết, một đồng tu biết viết thư pháp, chúng tôi liền mua giấy màu, viết suốt hai đêm, vẫn không đủ dùng. Ông lại dạy cho một đồng tu khác, viết đầy phòng đều là biểu ngữ, nào là “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, “Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp”, “Trả lại sự trong sạch cho Sư phụ tôi”, “Trả lại sự trong sạch cho Đại Pháp”, “Thiện ác hữu báo là Thiên lý”, v.v., chữ viết ngay ngắn, đầy năng lượng, lấp lánh ánh quang.
Sau khi viết xong, chúng tôi dán khắp các con đường lớn nhỏ, cổng trụ sở xã, trường học, đồn cảnh sát và chính quyền thị trấn, chấn nhiếp tà ác ở không gian khác. Cảnh sát ở đồn cảnh sát tìm gặp đệ tử Đại Pháp nói: “Nếu nói việc này là các vị làm, thì các vị cũng không viết được chữ đẹp thế này; nếu nói không phải các vị làm, thì người khác cũng không thể làm việc này.” Tôi biết đây là sự gia trì của Sư phụ, chúng tôi mới có thể viết được những chữ ngay ngắn và tràn đầy năng lượng như vậy. Những biểu ngữ chân tướng này được dán trên các bức tường phẳng và cột điện, đã giúp nhiều người minh bạch chân tướng.
Năm 2003, khi SARS (bệnh dịch SARS) bùng phát, chỗ chúng tôi không có tài liệu chân tướng, đối mặt với đông đảo chúng sinh, chúng tôi sốt ruột cứu người nhưng cũng rất bất lực. Đồng tu H liên lạc được với một đồng tu ở rất xa chúng tôi, chỗ anh ấy có tài liệu chân tướng. Đồng tu H rủ tôi đi cùng cô ấy vào buổi chiều tối, vì đường xa, đồng tu đã bỏ ra 300 Nhân dân tệ để thuê một chiếc xe. Vợ của tài xế cũng là đồng tu, cũng đồng ý đi cùng chúng tôi. Trên đường có các chốt kiểm soát, giữa các huyện đều có thẩm vấn kiểm tra, chúng tôi xuất một niệm: Chỉ thẩm vấn một mình tài xế, không thẩm vấn chúng tôi. Cứ như vậy chúng tôi đến nhà đồng tu một cách thuận lợi, lấy một thùng lớn đầy ắp tài liệu chân tướng rồi quay về. Đi được nửa đường, xe không chạy nữa. Ba chúng tôi xuống xe để đẩy, mệt đến thở không ra hơi. Đi một lúc, chúng tôi ngộ ra, có lẽ nơi này cũng cần tài liệu chân tướng, phải chăng chúng sinh đang chờ được cứu độ? Vậy là chúng tôi vừa đi vừa phát tài liệu chân tướng. Cứ đi đi dừng dừng như vậy, khi về đến nhà, tài liệu chân tướng không còn lại bao nhiêu, trời cũng đã sáng.
Sau này, Minh Huệ Net đề xướng mở các điểm tài liệu khắp nơi, chỗ chúng tôi cũng có tài liệu chân tướng do chúng tôi tự làm. Một số đồng tu làm tài liệu chân tướng, một số đồng tu đi phát, những đồng tu không tiện ra ngoài thì ở nhà phát chính niệm, thanh trừ tà ác ở không gian khác, cho đến khi các đồng tu trở về nhà an toàn. Có mấy đồng tu nam đi xe máy, cũng có mấy đồng tu nữ đi xe máy, họ đều đã 50, 60 tuổi. Họ không ngại đường xá hiểm trở, không ngại mưa gió tuyết rơi, chở tài liệu chân tướng cùng các đồng tu rong ruổi trên con đường cứu người, đi lại giữa các ngõ ngách thôn xóm, những con đường mòn, con suối và ngã rẽ trong phạm vi 50 km. Vì đường đêm khó đi, đường núi gập ghềnh, đã nhiều lần bị ngã, có lúc ngã từ nơi rất cao xuống, họ vẫn kiên định tiến về phía trước không chút do dự.
Chúng tôi đã kiên trì hơn 20 năm, đang thực hiện sứ mệnh của mình, thực hiện thệ ước từ xa xưa. Pháp vĩ đại đã tạo nên những đệ tử vĩ đại, chúng tôi – những người nông dân bình thường này, không học hành nhiều, nhưng lại đang làm những việc phi thường. Đệ tử chúng con xin cảm tạ ân từ bi cứu độ của Sư tôn!
(Bài được chọn đăng nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới năm 2025 trên Minh Huệ Net)
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2025/5/23/【慶祝5.13】山村小鎮的不凡故事-495250.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/24/228188.html