Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-05-2024] Nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13 tháng 5 đang đến gần, tôi không khỏi nhớ đến điểm luyện công tại trường đại học nơi tôi theo học khi Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền vào thập niên 90. Lúc này, hồi ức của tôi ùa về, kể cả từng chi tiết rất nhỏ về các đồng tu cũng như những kiến chứng về sự kỳ diệu mà Pháp Luân Công đã mang lại cho mọi người. Vì những lý do mà mọi người chúng ta đều biết, những tên được đề cập dưới đây đều là hoá danh.

1.Người hữu duyên lần lượt đắc Pháp

Trước tiên nói một chút về giáo viên Hoàng, chúng tôi gọi bà là dì Hoàng. Năm đó, dì đã gần 60 tuổi và là người luyện công đầu tiên ở trường đại học này. Dì Hoàng là giáo viên của trường nhưng do mắc bệnh tim nặng nên đã sớm phải ngừng công tác giảng dạy, dì phải nằm liệt giường, trong nhà luôn phải để sẵn bình oxy, và cũng thường xuyên phải đưa vào viện cấp cứu. Trong khuôn viên khu cộng đồng nơi dì sống có một chợ thực phẩm và chỉ mất 2 phút đi bộ, nhưng thân thể dì yếu đến mức chỉ xách 2kg thực phẩm mà dọc đường cũng phải dừng lại nghỉ nhiều lần.

Một ngày vào năm 1994, một giáo sư ở một trường đại học khác cũng mắc bệnh tim như dì Hoàng đến nhà thăm dì Hoàng, nói rằng bà đã luyện Pháp Luân Công và cảm thấy thân thể rất khỏe mạnh, rốt cuộc cũng không cần phải thường xuyên nằm viện chữa trị nữa. Vị giáo sư mang đến cho dì Hoàng một cuốn sách Pháp Luân Công và trước khi về còn hướng dẫn qua các động tác luyện công cho dì Hoàng. Khi dì Hoàng cầm cuốn sách lên thì không hiểu sao lại bị nhức đầu đến mức không tài nào đọc nổi, nhưng dì lại nghe thấy có thanh âm đang đọc sách cho mình (sau này dì mới biết đó là giọng Sư phụ). Trong sách có hình ảnh và giải thích về các động tác nên dì Hoàng đã dựa vào hình ảnh trong sách để luyện công. Thân thể dì Hoàng rất yếu, nên tuy các bài công pháp thứ nhất, thứ ba và thứ tư, mỗi lượt động tác chỉ mất 3 hoặc 4 phút và tập ba lượt, nhưng dì cũng không thể hoàn thành xong trong một lần nên phải chia ra để luyện. Luyện xong một bài lại nghỉ một lát, và cứ như vậy dì có thể luyện hết năm bài công pháp trong một ngày. Đồng thời, dì Hoàng cũng vẫn dùng thuốc. Sau vài tháng, sức khỏe của dì dần dần khôi phục.

Đến đầu xuân năm sau, dì Hoàng cảm thấy mình có đủ thể lực để ra ngoài hoạt động nên sáng sớm dì đã ra bãi cỏ trong khuôn viên trường để luyện công. Khi đó đang là cơn sốt khí công, trong khuôn viên trường có rất nhiều người tập các môn khí công khác. Một số cụ bà thường hay đi ngang qua chỗ dì Hoàng, cảm thấy trường năng lượng xung quanh dì vô cùng tốt nên hỏi dì luyện công gì. Dì Hoàng liền giới thiệu Pháp Luân Công cho họ. Dần dần, mấy cụ bà đó cũng theo dì luyện, không học khí công khác nữa. Sau một thời gian ngắn, dì Hoàng không cần dùng thuốc nữa, sức khỏe dì đã được khôi phục hoàn toàn, tóc đen nhánh, tinh thần phấn chấn, sắc mặt tươi tắn, da dẻ trắng hồng, hơn nữa dì lại có thể gánh vác việc nhà mà trước kia không thể làm nổi. Chồng và con trai dì đều đã chứng kiến ​​sự thần kỳ của Đại Pháp.

Cứ như vậy, dì Hoàng đã thành lập điểm luyện công đầu tiên trong khuôn viên trường. Hàng ngày, dì mang chiếc máy ghi âm mình đã mua ra điểm luyện công để bật nhạc luyện công cho mọi người.

Ở bệnh viện trường học có bác sỹ Trương và dì Hoàng từng là bệnh nhân cũ của bà. Một hôm, bác sỹ Trương tình cờ gặp dì Hoàng trong khuôn viên trường và rất ngạc nhiên khi thấy trạng thái tinh thần của dì, bà bèn hỏi: “Sao chị không đến khám bệnh nữa?” Dì Hoàng kể rằng sức khoẻ của dì đã hồi phục sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Bác sỹ Trương cảm thấy thật không thể tin nổi. Làm sao khí công lại có thể chữa khỏi căn bệnh mà ngay cả bệnh viện cũng không chữa được? Nhưng sự thật sờ sờ bày ngay trước mắt, bệnh nhân cũ này tình trạng thân thể vốn như thế nào thì bà là người hiểu rõ nhất, vậy mà hiện giờ đã khỏe mạnh như vậy, tinh thần lại tốt như vậy! Quan niệm vô thần luận mà bác sỹ Trương đã tiếp thụ từ khi còn nhỏ đã bị xung kích lớn.

Thật trùng hợp, con gái của bác sỹ Trương, đang theo học tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ, đã gửi cho cha mẹ cô một lá thư, đại ý nói rằng: “Con từ nhỏ đến lớn chưa tín phục ai bao giờ, nhưng Pháp Luân Công đã khiến con vô cùng thán phục.“ Cô ấy đã giới thiệu Pháp Luân Công cho cha mẹ mình. Chồng của bác sỹ Trương là giáo sư khoa sinh vật học của trường đại học. Những thay đổi của dì Hoàng và lá thư của con gái đã khiến vị giáo sư sinh học này cũng phải suy ngẫm, ông nói: “Thuyết tiến hóa của Darwin vẫn luôn gây tranh cãi trong giới khoa học, bởi giai đoạn trung gian từ vượn sang người vẫn chưa tìm thấy.” Vậy là, với tâm thái muốn thử xem sao, bác sỹ Trương đã cùng chồng đến điểm luyện công trong khuôn viên trường để luyện công. Từ chỗ thể hội từng chút từng chút một đến chỗ lĩnh hội được Pháp lý của Đại Pháp, họ đã chân chính bước vào tu luyện.

Những thay đổi to lớn của dì Hoàng đã khiến nhiều người trong trường tận mắt chứng kiến ​​sự kỳ diệu của Pháp Luân Công trong việc trừ bệnh khỏe thân và cũng lần lượt đến điểm luyện công.

Lúc đó, vị trưởng khoa hậu cần của trường khoảng 40 tuổi mắc bệnh tiểu đường và đã khỏi bệnh sau khi luyện công. Ngoài ra, còn có một cán bộ hưu trí của cơ quan trung ương lúc đó đã ngoài 60 tuổi, cũng bị bệnh tiểu đường. Ông đã đến điểm luyện công trong khuôn viên trường để luyện công và bệnh tiểu đường của ông cũng đã khỏi. Tại điểm luyện công, hai người cùng kể về các loại khó chịu của bản thân trước đây khi mắc căn bệnh tiểu đường, ví như hoa quả không được ăn, cháo cũng không được ăn, đồ ngọt càng không được, mỗi bữa cũng phải giới hạn lượng ăn chỉ được ăn hai lạng gạo, bụng đói đến mức sôi lên ục ục và thường xuyên rơi vào trạng thái đói lả. Thế nhưng sau khi luyện công đã lành bệnh và hiện giờ thứ gì họ cũng dám ăn. Họ vừa hồi tưởng lại vừa cười vui vẻ. Đó là những tiếng cười hạnh phúc khi đã lấy lại được sức khỏe.

Lúc đó, ở điểm luyện công có một nam học viên ngoài 50 tuổi. Ông bị hen suyễn từ lúc 5 tuổi và phải chịu rất nhiều đau khổ. Chị gái ông sau khi học luyện Pháp Luân Công cảm thấy rất tốt nên đã giới thiệu cho ông. Ông cũng bắt đầu luyện, nhưng vừa bắt đầu được hai tháng, triệu chứng hen suyễn của ông bắt đầu biểu hiện rất nghiêm trọng. Vợ ông đã ngăn cản ông tu luyện, nhưng chị gái ông hiểu được rằng đó là Sư phụ đang tiêu nghiệp cho ông nên đã khích lệ ông kiên trì và còn trợ giúp chăm sóc ông. Trải qua hai tháng gian lao, căn bệnh hen suyễn mà ông phải chịu đựng suốt hơn bốn chục năm đã được trừ tận gốc, từ đó trở đi cũng không tái phát, đã khỏi hoàn toàn. Ông làm việc tại một nhà trẻ, mỗi ngày đạp xe hai giờ đồng hồ đến nhà trẻ, rồi hết giờ làm lại đạp xe hai giờ đồng hồ về nhà, thân thể nhẹ nhõm, tâm tình vui vẻ.

Ở điểm luyện công khi đó cũng có một cặp vợ chồng già đều đã hơn 70 tuổi, sau khi thấy những thay đổi ở dì Hoàng cũng đến học công. Cụ bà trước khi nghỉ hưu làm việc ở thư viện trường đại học này, còn cụ ông là cán bộ hưu trí. Cả hai vợ chồng họ đều từng trải qua nhiều cuộc vận động chính trị của Trung Cộng. Họ lẳng lặng đến, cũng không mấy nói chuyện với người khác. Một lần, sau khi luyện công, người vợ kể câu chuyện thế này: có một hôm bà có việc chuẩn bị ra ngoài, bà mở cửa và phát hiện có một đống phân trước cửa, bà không biết ai đã làm việc đó. Họ sống trong một tòa chung cư, chồng bà vừa định lớn tiếng hỏi cho ra nhẽ thì bà lấy tay ra hiệu cho ông, không để ông làm ầm ĩ. Bà nói hiện giờ mình đã tu luyện rồi, gặp sự việc gì thì cần phải nhẫn, không có gì to tát cả, quét dọn sạch sẽ là được, bà bèn tự xử lý. Cụ bà với mái tóc hoa râm và khuôn mặt tròn đã an hòa kể lại sự việc này với nét mặt vui vẻ, bà đã nhẫn với tâm bình khí hoà như thế.

Ở điểm luyện công cũng có hai mẹ con nhà nọ, người mẹ là kỹ sư một công ty do trường đại học mở ra, rất có năng lực và đã có rất nhiều cống hiến cho công ty. Con gái bà khi đó cũng theo học ở trường đại học này và còn là lớp trưởng. Con gái bà học rất xuất sắc, chép bài vở cẩn thận. Trước kỳ thi, các bạn cùng lớp đều mượn vở của cô để xem. Cô ấy thiện lương và trong sáng, gặp việc gì luôn nghĩ cho các bạn cùng lớp. Giáo viên và bạn cùng lớp đều yêu quý cô. Sau khi Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại, khoa đã huỷ học bổng mà cô xứng đáng được nhận chỉ vì cô kiên định tu luyện. Bạn học cùng lớp thấy bất bình thay cho cô và đã giúp cô giành được học bổng vào năm sau một cách thuận lợi. Điều này cũng minh chứng cho Pháp lý mà Sư phụ Đại Pháp giảng:

>“cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được” (Bài giảng thứ Bảy – Chuyển Pháp Luân).

Viết đến đây, đôi mắt tươi vui, thiện lương cùng dáng vẻ đáng mến của cô trong bộ váy khi đó lại hiển hiện rõ ràng trước mắt tôi.

Một chị gái trẻ, lúc đó khoảng hơn 20 tuổi và đã tốt nghiệp đại học. Cô bị hoại tử chỏm xương đùi, không thể đi lại được, nhưng cô đã khỏe mạnh sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Có một lần luyện công xong, cô đã miêu tả lại cảnh tượng mà cô đã nhìn thấy khi luyện công: hình ảnh một trang nam tử đang quyến rũ cô xuất hiện trước mắt. Cô cảm thấy chán ghét, kịch liệt bài xích và hình ảnh đó đã biến mất. Ngay sau đó, cô nhìn thấy Pháp thân của Sư phụ xuất hiện ở phía trên, vô cùng trang nghiêm và thần thánh, trên không trung còn có tiên nữ trải hoa. Cô ngộ ra rằng đó là Sư phụ khích lệ cô khi cô vừa vượt qua được một khảo nghiệm.

2. Điểm luyện công là một miền tịnh thổ

Vào mùa thu năm 1995, trường đại học nghênh đón tân sinh viên. Trong số họ, có người từ khi ở quê nhà đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, sau khi nhập học cũng tham gia điểm luyện công trong khuôn viên trường. Lúc đó số lượng bất quá chỉ có mười mấy người. Đến mùa xuân năm 1996, con số đã tăng lên hơn 50 người và đến mùa thu năm đó đã tăng lên khoảng 100 người. Để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người luyện công, ngoại trừ thời gian luyện công lúc sáng sớm, điểm luyện công đã bổ sung thêm thời gian luyện công buổi tối để thuận tiện cho những người đi làm ban ngày, không có thời gian luyện công sáng sớm. Dì Hoàng vui mừng thấy xung quanh mình lần lượt có thêm các đồng tu đến. Dì quan tâm đến từng người và sau buổi luyện công sáng sớm, dì cũng thường hay mời những sinh viên chúng tôi đến nhà dì ăn mì rồi cùng học Pháp, chia sẻ với nhau.

Lúc đó, điểm luyện công nằm trên bãi cỏ trống cạnh lối đi nhỏ trong khuôn viên trường. Sau này người đông lên không đủ chỗ đứng nữa, chúng tôi chuyển sang một bãi đất trống rộng rãi hơn trong rừng cây bên kia đường. Ở đây, mùa thu có lá rụng và mùa đông bị đọng tuyết. Học viên nào đến sớm sẽ tự giác quét dọn mặt đất để mọi người có một môi trường sạch sẽ để luyện công.

Ở điểm luyện công có dì Vương hơn 50 tuổi, rất nhiệt tình và thích giúp đỡ người khác. Ở điểm luyện công, dì Hoàng vốn là người mang đài để bật nhạc luyện công. Sau này, dì Vương chủ động nhận trách nhiệm mang đài. Để không làm chậm trễ việc luyện công của mọi người, người giữ đài cần phải đến sớm nên hàng ngày dì Vương đều đến rất sớm và cùng những học viên đến sớm khác quét dọn sạch sẽ điểm luyện công. Khi mọi người lục tục đến điểm luyện công thì họ đã sớm hoàn thành xong việc. Để tránh những trường hợp ngoài ý muốn, tôi nhớ lúc ấy ngoài dì Vương, còn có những đồng tu khác cũng mang đài đi để dự phòng.

Pháp Luân Công chú trọng việc tu tâm tính, do vậy việc đọc sách để minh bạch Pháp lý là rất trọng yếu. Để giúp người học liễu giải sâu hơn về Pháp Luân Công, điểm luyện công thỉnh thoảng sẽ tổ chức các lớp học chín ngày, khi đó Sư phụ đã ra nước ngoài truyền Pháp nên tại các lớp học chín ngày sẽ phát băng hình giảng Pháp của Sư Phụ, điều này liên quan đến vấn đề tìm địa điểm. Ở điểm luyện công có một đồng tu hơn 40 tuổi, cao lớn khỏe mạnh, là trưởng phòng của một đơn vị. Mối quan hệ của ông với mọi người rất tốt, có thể thuê được hội trường lớn của đơn vị, vả lại chi phí đều là do một mình ông tự nguyện chi trả mà không để mọi người phải bỏ tiền. Ông đã làm rất nhiều việc tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học Pháp.

Những người đến hỏi han về môn công pháp ngày càng nhiều, dì Hoàng đã tự tìm thời gian riêng để luyện công, còn khi mọi người luyện công dì thường sẽ giới thiệu Pháp Luân Công cho những người qua đường thấy hứng thú. Nếu có người muốn học công, những học viên là sinh viên sẽ nhận nhiệm vụ hướng dẫn các bài công pháp. Thời điểm đó, cuốn sách Đại Pháp Chuyển Pháp Luân, các băng ghi âm và ghi hình giảng Pháp của Sư phụ cung không đủ cầu, các học viên lâu năm ở điểm luyện công thường ứng trước tiền của mình ra để mua thêm vài ba bộ. Nếu có người muốn tìm hiểu về công pháp thì sẽ cho người đó mượn, họ không muốn học sẽ đem trả lại; nếu xem xong họ muốn học thì cứ giữ lại không cần trả; nếu người đó cứ khăng khăng đưa tiền thì chỉ cần gửi tiền theo giá mua ban đầu. Hành vi cao thượng của các học viên tại điểm luyện công đã mang lại tác động ảnh hưởng lẫn nhau, mọi người đều tỷ học tỷ tu.

Đúng như Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp trong hoàn cảnh ấy với hành vi hình thành ở cảnh giới cao, kể cả từng lời nói từng hành động là có thể khiến người ta nhận thức chỗ thiếu sót của bản thân, có thể khiến người ta tìm được chỗ còn kém hơn, có thể cảm động con người, có thể dung luyện hành vi của người ta, có thể khiến người ta đề cao nhanh hơn.” (Hoàn cảnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Chỉ cần nhạc luyện công vừa vang lên, bất kể ai đang làm gì, nói chuyện gì, ai còn đang loanh quanh, sẽ lập tức an tĩnh lại và lẳng lặng đứng đó chuẩn bị luyện công, không có người quản lý, mọi người đều tự giác như vậy.

Trong khi chia sẻ, mọi người đều nói về việc làm thế nào cho tốt hơn, làm sao để trở thành một người tốt hơn nữa; khi phát sinh mâu thuẫn thì bản thân có chỗ nào chưa tốt. Tất cả mọi người đều thiện lương, bình hoà, nét mặt tươi cười. Sự thuần tịnh đó thực sự là một miền tịnh thổ. Quả thực đúng như Sư phụ giảng:

“Ngoài ra, mọi người trong quá trình tu luyện đều biết được môi trường này của chúng ta là cực kỳ tốt, tại điểm luyện công mọi người có thể mở rộng nội tâm nói hết những lời muốn nói, điều này trong bất kỳ một nơi nào trong xã hội nhân loại đều không thể [có]. Cho nên mỗi một học viên đều có thể cảm nhận được, chỉ cần tới điểm luyện công của Đại Pháp sẽ cảm thấy như bước vào một nơi tịnh thổ, bước vào một nơi thần thánh nhất. Mọi người đều cùng nhau bạn quan tâm tôi, tôi quan tâm bạn, điều đó trong bất kỳ môi trường nào của nhân loại cũng đều không thể tìm thấy. Vì sao có thể như vậy được? Chính là vì mỗi một đệ tử Đại Pháp đều đang tu luyện bản thân. Xuất hiện vấn đề, xuất hiện mâu thuẫn mọi người đều xét lại nguyên nhân của bản thân, có phải do bản thân làm không tốt tạo thành không.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

Trường đại học thường xuyên có khách đến thăm. Một lần, khi chúng tôi đang luyện công, có vài người đi từ trên đoạn đường nhỏ đến chỗ chúng tôi. Một thanh niên trong đó đã hỏi đây là công pháp gì? Cậu ấy còn hào hứng kể với chúng tôi rằng cậu ấy nhìn thấy một dải ánh sáng đỏ bao phủ, khung cảnh rất đẹp.

Thuận theo sự hồng truyền của Đại Pháp, người đến điểm luyện công ngày càng nhiều nên điểm luyện công trong rừng cây cũng không chứa hết được nhiều người như vậy nữa. Dì Hoàng khuyên các học viên mới ở ngoài trường nên tìm một điểm luyện công tương đối tốt ở gần nhà họ, như vậy, cũng thuận tiện cho việc hồng truyền Đại Pháp và sẽ giúp được nhiều người hữu duyên hơn nữa liễu giải được Đại Pháp.

Hồi tưởng lại những sự kiện và cảnh tượng này, giọng nói và tiếng cười của các đồng tu tại điểm luyện công, cũng như khung cảnh tường hòa khi luyện công cùng nhau, tất cả dường như vẫn ở ngay trước mắt tôi:

Một chú bất ngờ bị đau lưng dữ dội, phải mất một giờ đồng hồ mới lên được xe hơi, nhưng nhờ chính niệm kiên tín vào Đại Pháp, cơn đau ở lưng của chú đã biến mất mà không cần điều trị; một bác thân hình cao ráo, dáng thẳng tắp, phải nói là sinh lực tràn trề, cả gia đình đều tu luyện, rất hoan nghênh mọi người đến nhà ông để học Pháp và chia sẻ; Một dì bất hòa với chồng trong nhiều năm nhưng sau khi tu luyện đã biết cần nhẫn khi gặp chuyện; Một bác thường thích đi chơi, không muốn trông cháu cho con dâu, nhưng sau khi tu luyện bà đã biết bản thân cần phải làm một người mẹ chồng tốt; một nhân viên trường đại học ban đầu học Mật tông nhưng sau này đã khẳng định Pháp Luân Công là Phật Pháp chân chính và kiên định tu luyện; rất nhiều học viên âm thầm luyện công và làm người tốt; còn có những sinh viên trẻ lấy việc giúp người làm vui, nhiệt tâm hồng Pháp, học tập xuất sắc và trợ giúp lẫn nhau…

Các đồng tu, hiện tại mọi người đều tốt cả chứ? Trong hơn 20 năm Trung Cộng bức hại tàn khốc đối với Đại Pháp, chúng ta đã mất liên lạc. Những đồng tu đã từng luyện công ở sân trường, mọi người vẫn kiên trì tu luyện, vẫn đang hồng truyền Đại Pháp phải không? Hy vọng chúng ta trước sau như một, tu luyện thật tốt, đồng thời để nhiều người hơn nữa minh bạch chân tướng về Đại Pháp, để nhiều người hơn nữa được thụ ích và đắc cứu. Đó là mong nguyện chung của chúng ta.

(Bài viết được chọn đăng để mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới trên Minghui.org)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/29/477788.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/7/218514.html

Đăng ngày 27-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share