Bài viết củamột học viên Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-06-2012] (Tiếp theo phần 1)
Việc trình bày rõ ràng và cẩn thận ý tưởng tạo ra một nội dung có tính khả đọc
Phần cốt lõi của bất kì bài viết nào đó chính là nội dung có tính khả đọc. Đó là một thành tố thiết yếu và không thể xử lý tùy tiện. Chính vì thế, điều quan trọng là dành thời gian cho việc đó.
Tôi muốn chia sẻ một vài hiểu biết của mình với các bạn đồng tu chủ yếu về nhan đề và lời giới thiệu của một bài viết
1. Chuyển từ “logic” sang “tin tức”
Hầu hết những đọc giả nói chung đều thờ ơ trước một nội dung dựa trên lập luận và logic. Nội dung càng sống động thì càng thu hút được nhiều người.
Ví dụ, một bài viết về “Sự cố của Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai” có thể sử dụng những lời giới thiệu sau:“Những hành vi tham nhũng của Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai đang làm cả thế giới choáng váng. Bảo vệ Lãnh Sự Quán Mỹ và quân đội Trung Quốc đang đối đầu với nhau. Để tìm hiểu kỹ thêm, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phần mềm để vượt qua phong tỏa của mạng Internet để đọc những tin tức không bị kiểm duyệt.” Hoặc là:“Kể từ khi có sự cố về Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai, lưu lượng truy cập vào một trang tin tăng 8 lần và có hơn 100 triệu lượt truy cập trong một tháng. Đó là theo Dynaweb – phương tiện truyền thông chính thống về tin tức Trung Quốc. Hãy đọc những thông tin từ kênh truyền thông chính thống để làm một phần của xã hội chính thống!”
Tôi không hoàn toàn làm giảm đi hiệu quả của những phong cách viết trước kia, mà chỉ muốn nhắc nhở các học viên rằng nên sử dụng lối viết đa phong cách. Nếu mà thực đơn chỉ đưa ra một loại nước sốt cho tất cả các món ăn, thì khách hàng sẽ bỏ chạy đi nơi khác. Hơn thế nữa, những loại nước sốt đó nên phục vụ cho đại đa số để được tăng hạng, nhờ đó cải thiện được hiệu quả của các bài viết giảng chân tướng của chúng ta.
2. Biến chủ đề “mơ hồ” thành “thú vị”
Một trong những tin nhắn đa phương tiện từ Website Minh Huệ nói về “Hội chứng Stockholm”. Mặc dù nội dung tin nhắn dễ đọc, nhưng nhan đề nghe có vẻ mơ hồ và là một thuật ngữ nước ngoài. Điều này có thể khiến cho mọi người không đọc nó. Sẽ thế nào nếu ta thay đổi một vài điều thú vị hơn chẳng hạn như “Một hiện tượng tâm lý kì lạ”?
3. Chuyển từ tin tức nghe giống như một “bài học lịch sử nghiêm túc” thành “chủ đề phổ biến”
Website Minh Huệ đã đăng một bài viết với nhan đề “Đại hỏa hoạn ở Rome và vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn”. Tôi nghĩ mọi người sẽ không quen thuộc với thời kì La Mã cổ đại. Khi chúng ta đề cập tới lịch sử, hầu hết mọi người nghĩ nó rất nghiêm túc. Hầu hết mọi người ngày nay khá nông cạn và họ không quan tâm việc đọc về những điều dựa trên lập luận. Có lẽ nhan đề có thể thay đổi thành “Đạo diễn của một bộ phim hiện đại “Đám cháy giữa mùa đông” – Giang Trạch Dân.” (“Đám cháy giữa mùa đông” là một bài hát nổi tiếng của Trung Quốc.)
Dĩ nhiên, một vài người thích những bài viết nghiêm túc và trên cơ sở lập luận hơn. Để nhắm vào những đối tượng này, chúng ta có thể sử dụng tiêu đề nghe nghiêm túc hơn và lập luận với những sự kiện lịch sử và nội dung khách quan.
4. Chúng ta không nên quá thường xuyên sử dụng “Lá thư ngỏ” làm nhan đề
Có rất nhiều những bài viết ở địa phương chúng ta có nhan đề là “Một lá thư ngỏ đến xxx” chỉ trong có một năm. Khi sử dụng quá thường xuyên, mọi người có thể trở nên bị “chai lì” với nhan đề đó. Vào thời gian đầu của cuộc bức hại, nó đã là một công cụ rất hiệu quả để gây sốc và cảnh báo những người đàn áp. Tuy thế, nó đang trở thành một “sáo ngữ”, và nhiều người biết rằng những bài viết này đến từ các học viên Pháp Luân Công và có thể tránh đọc nó.
5. Một cốt truyện mạnh mẽ
Tôi thường nhìn thấy các bài viết có tiêu đề, “X bị bắt và bị bức hại nhiều lần”, với một nội dung khá dễ đọc. “Bảy năm chờ đợi một phán xét bất công” có một cốt truyện mạnh mẽ, mang nhiều giá trị tin tức hơn và nghe hấp dẫn người đọc hơn.
6. Các tiêu đề nên giới thiệu một khái niệm cơ bản có thể thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Đảng
Văn hóa của Đảng Cộng Sản Trung Quốc là rào cản chính ngăn chặn mọi người đọc những tài liệu giảng chân tướng. Chính vì vậy, tiêu đề của một bài viết cần phải hiệu quả như một mũi tên bắn xuyên qua ảnh hưởng của văn hóa Đảng và làm cho mọi người có thể nhìn thấy một giá trị phổ quát căn bản.
7. Sử dụng nhiều “câu dẫn dắt chủ đề”
Điều này có thể làm cho những bài viết của chúng ta hiệu quả hơn và tối ưu hóa việc sử dụng từ ngữ để miêu tả sự chân chính của Pháp Luân Đại Pháp, cho mọi người thấy sự đối lập giữa chúng ta và văn hóa Đảng.
“Câu dẵn dắt chủ đề” đứng trước các nhan đề. Chúng sẽ phân ra các khái niệm rõ ràng và đúng đắn cho người đọc và dần dần phá vỡ văn hóa Đảng. Một “phần mở đầu” tốt có thể giúp thay đổi những suy nghĩ của người đọc và dẫn họ đọc toàn bộ bài viết.
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/12/给咖啡加点糖(2)-258779.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/22/134556.html
Đăng ngày: 19-8-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.