Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Liêu Ninh, Đại lục

[MINH HUỆ 20-01-2025] Công việc của tôi là làm ba ca trông coi máy nghiền bi, mỗi ca hai người, khi làm việc, cứ nửa tiếng phải đi tuần kiểm tra một lần, và phải dùng xẻng xúc phần vật liệu rơi vãi từ băng chuyền lên, tuy không quá mệt nhưng rất bẩn, phải xúc rất nhiều lần trong một ca, hơn nửa tiếng lại phải xúc phần vật liệu bị rò rỉ từ máy nghiền bi vào xe đẩy tay, khi xe đầy thì cùng (đồng nghiệp) đẩy ra đổ ở bãi rác. Lúc tan ca còn phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ trong ngoài phòng.

Trong công việc, đâu đâu cũng có chuyện để đề cao tâm tính. Đồng nghiệp A cùng ca với tôi vừa lười vừa tham ăn, hễ mở miệng là mắng chửi người, mà còn mắng chửi rất khó nghe. Từ khi làm chung với cô ấy, về cơ bản những công việc trên đều do tôi làm, A thì ở phòng nghỉ ăn vặt, còn thường xuyên dẫn bạn khác giới của cô ấy đến phòng nghỉ của chúng tôi. Đôi khi trong tâm tôi rất bất bình. Nhưng nghĩ mình là đệ tử Đại Pháp, nhớ lại Sư phụ giảng trong sách ‘Chuyển Pháp Luân’: “Những công nhân sau khi học Pháp Luân Đại Pháp của các ông, đến sớm về muộn, làm việc hết sức cẩn thận, lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà; [họ] cũng không tranh [giành] lợi ích.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân). Vì vậy tôi đã chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp.

Khi chúng tôi làm ca đêm (12 giờ), thì thay phiên nhau ngủ nửa ca đầu và nửa ca sau. Vì nửa đêm trước đã ngủ ở nhà rồi, nên lúc mới nhận ca cũng chưa ngủ được ngay. Do đó, khi nhận ca không ai muốn ngủ nửa ca đầu. Tôi liền chủ động nói với A: Hay là tôi sẽ ngủ trước nhé. Ban đầu trằn trọc mãi không ngủ được, đến khi vừa ngủ thiếp đi thì lại phải dậy đổi ca. Chúng tôi thường dậy đổi ca lúc 3g30 sáng, lúc đó thật sự rất buồn ngủ! Cảm thấy được ngủ thêm một phút cũng là hạnh phúc. Còn tôi thì hầu như ngày nào cũng dậy lúc 3 giờ, để cho A ngủ thêm một lát.

Tôi chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp, nhường hết mọi sự thuận tiện cho A, đến nỗi đồng nghiệp ở các tổ khác cũng thấy khó chấp nhận. Một lần làm xong việc, ra ngoài xưởng nghỉ ngơi, các đồng nghiệp ở tổ khác cũng đang hóng mát ở đó, một người nói với tôi: “A chỉ bắt nạt chị thôi, việc gì cũng để chị làm, chúng tôi đều thấy không ưa nổi, đừng chiều cô ấy nữa, chị cũng đừng làm nữa.”

Có một lần thiết bị gặp sự cố, vật liệu rơi vãi rất nhiều trên mặt đất, một mình tôi xúc từng xẻng từng xẻng đổ vào trong, mồ hôi đầm đìa, vừa bẩn vừa mệt. Còn A thì ở trong phòng ăn vặt. Trong tâm tôi cũng rất tức giận, nhưng nghĩ mình là đệ tử Đại Pháp, tu Chân-Thiện-Nhẫn, thôi thì nhẫn vậy! Các đồng nghiệp khác thấy không chịu được nữa, hỏi A sao không làm việc. Cô ấy mở miệng là nói lời dơ bẩn, mắng rằng tự tôi muốn làm.

Thỉnh thoảng tôi có việc phải đổi ca với đồng nghiệp khác, thấy đồng nghiệp ở ca khác – hai người tranh nhau làm việc, không ai lười biếng, trong tâm tôi cảm thấy một sự chênh lệch rất lớn. Mọi người ở hai ca kia tốt như vậy, sao tôi lại gặp phải đồng nghiệp như thế này? Tâm tính bị xung kích hết lần này đến lần khác. Tôi dùng Pháp lý của Đại Pháp để nhắc nhở bản thân, hết lần này đến lần khác ma luyện bản thân trong sự khó nhẫn. Có lần ở chỗ làm, A ăn đồ hộp loại có vòng kéo mở nắp, lập tức bị cắt một vết dài trên lòng bàn tay, phải khâu năm mũi. Tôi bảo cô ấy về nhà nghỉ ngơi. Trong tâm tôi nghĩ: Dù sao cô cũng chẳng làm việc mấy nên cũng không sao. Vì vậy trong tâm không có chút gợn sóng nào.

Nhưng từ sau khi bị thương ở tay, dường như cô ấy có chút suy ngẫm lại, cảm thấy bản thân đã làm quá đáng, và nói với tôi: Thật ngại quá, lần này mọi việc đều phải nhờ chị làm rồi, cảm ơn chị nhé. Tôi nói: Không sao đâu, tay chị bị thương mà, để tôi làm hết là được. Lần này, cô ấy vẫn có thể làm chút việc dù đang phải mang cánh tay bị thương. Tôi không cho làm, cô ấy vẫn tranh làm một ít.

Một năm sau, một đồng nghiệp ở vị trí khác nói với tôi: Chị đi cùng em đến chỗ giám đốc xưởng để làm lệnh thuyên chuyển, em chuyển sang đơn vị khác, không làm ở đây nữa. Tôi liền đi cùng cô ấy. Sau khi làm xong lệnh chuyển, cô ấy nói: “Chị đến làm vị trí này của em nhé, giao cho người khác em thấy tiếc lắm. Em đã gọi điện cho anh cả rồi. Anh cả đã nói việc này với lãnh đạo của chúng ta rồi.” Thế là tôi thuận lợi chuyển đến vị trí mà ai cũng đều ngưỡng mộ. Vị trí mới mỗi ca chỉ có một người, tôi đã có môi trường học Pháp thuận tiện hơn.

Các đồng nghiệp ở ca khác biết tôi chuyển đi, liền chỉ vào mũi A mà nói: “Lần này cô hưởng hết phúc rồi.” Sau đó A làm chung với ai cũng không được, đều cãi nhau. Cô ấy chạy đến vị trí mới của tôi và nói: “Người khác không bằng một chút xíu của chị.” Vừa nói cô ấy vừa dùng tay ra hiệu bằng đầu ngón út. Tôi nói: “Tôi là người học Đại Pháp, có thể giống người khác sao được?” Dần dần, chúng tôi trở thành bạn tốt.

Sau này A đổi công việc, ở vị trí mới lại cãi nhau với tổ trưởng, ca nào cũng cãi nhau, lần nào cũng cãi lên đến lãnh đạo, lãnh đạo cũng hết cách. Một lần A làm ca đêm (12 giờ), tôi bảo cô ấy đến nhà tôi ở, vì nhà tôi rất gần đơn vị. Cô ấy đến, tức giận nói: “Vào ca là cãi nhau với tổ trưởng.” Tôi nói: “Tạm thời đừng nghĩ nhiều như vậy, chị xem chương trình biểu diễn Shen Yun nhé.” (Lúc đó được phép phát đĩa DVD Shen Yun) Cô ấy xem xong nói: “Trong tâm tôi thấy rất thoải mái, không muốn cãi nhau với bà ấy nữa.” Và A đã đắc Pháp từ đó.

Vài năm sau, tôi lại được chuyển đến một vị trí công việc nhẹ nhàng hơn, có thể học Pháp, luyện công, phát chính niệm đều không bị chậm trễ. Tôi nghiêm khắc yêu cầu bản thân theo tiêu chuẩn của người luyện công, nhờ Đại Pháp khai trí khai huệ, tôi chỉ mất vài ca là nắm vững những kỹ năng mà vị trí mới yêu cầu. Khi tôi đang làm ca thứ ba, lãnh đạo cấp trên đến đơn vị chúng tôi kiểm tra chế độ trách nhiệm tại các vị trí công việc, (nhân viên) phải thuộc lòng hai chương chính. Tổng cộng hơn 10 lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo đơn vị cùng đến. Lãnh đạo đơn vị chúng tôi sợ tôi mới đến không qua được bài kiểm tra, liền giới thiệu với lãnh đạo cấp trên rằng tôi mới chuyển đến vị trí này. Vượt ngoài sự mong đợi của họ, tôi đã đọc thuộc lòng một cách trôi chảy, lãnh đạo cấp trên rất hài lòng. Đồng nghiệp cùng ca với tôi phải nhắc đi nhắc lại mấy lần mới đọc thuộc được vài câu.

Lần này cả đơn vị đều biết, nhân viên an toàn nói với lãnh đạo chúng tôi: Lần này đơn vị các anh được rồi đấy, có một người rất giỏi đến đây. Ở vị trí mới, kỹ năng nghiệp vụ của tôi được lãnh đạo và đồng nghiệp công nhận, một đồng nghiệp nói: “Có một mình chị ở vị trí này là đủ rồi.” Sở dĩ tôi có thể có biểu hiện siêu thường như vậy, là nhờ trí huệ mà Đại Pháp đã ban cho tôi.

Chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, quản lý kỷ luật không nghiêm, đồng nghiệp đến muộn, về sớm, bỏ vị trí là chuyện thường ngày. Tôi nghiêm khắc chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp, tuân thủ kỷ luật lao động, không lẫn lộn với người thường, cho dù là vệ sinh trong hay ngoài xưởng của ca nào, tôi làm được thì đều làm. Lãnh đạo đều nhìn thấy hết. Các kỳ thi kỹ năng và các kỳ thi khác của cấp trên hoặc của đơn vị về cơ bản đều để tôi tham gia. Một lần toàn công ty kiểm tra kiến thức phòng cháy chữa cháy, tổ trưởng đề cử tôi đi. Tôi nói với lãnh đạo: Đơn vị mình có nhiều người trẻ 20 mấy, 30 mấy tuổi, hay để họ đi nhé, tôi đã ngoài 40 tuổi rồi. Lãnh đạo nói: Chỉ tin tưởng vào chị thôi. Một lần họp, tổ trưởng nói: “Trong số các anh chị, chỉ có chị AA (chỉ tôi) là tốt, vì chị ấy học Pháp Luân Công.”

Thuận theo sự biến hóa của hình thế Chính Pháp và việc các đệ tử Đại Pháp giảng thanh chân tướng ngày càng sâu rộng, hiện nay người minh bạch chân tướng ngày càng nhiều. Bây giờ rất nhiều người nhìn thấy đệ tử Đại Pháp liền hô lên: Pháp Luân Đại Pháp hảo!

Lần nọ, tôi và đồng tu đang về nhà, nhìn thấy hai người nam nữ trên đường, chúng tôi bước đến chào hỏi và tặng cho họ một cuốn chân tướng nhỏ, hy vọng họ có thể liễu giải chân tướng. Lúc đó người nam nói: “Là Pháp Luân Công phải không?” Chúng tôi nói đúng rồi. Anh ấy nói: “Tôi thích đọc sách của Pháp Luân Công, những điều trong đó toàn là thật.”

Một hôm, tôi và đồng tu đang đi trên đường, bỗng nhiên nghe thấy có người hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Quay lại nhìn, hóa ra là tài xế taxi quen, mỗi lần anh ấy nhìn thấy đệ tử Đại Pháp mà anh ấy quen biết, anh ấy đều hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”, bất kể xung quanh có bao nhiêu người, anh ấy đều hô như thế cả.

Còn có lần ở chợ, một người dân minh chân tướng gặp tôi và nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Tôi nói: “Chân-Thiện-Nhẫn hảo! Thường niệm nhiều hơn sẽ có phúc báo.” Hai chúng tôi đều mỉm cười rạng rỡ.

Mỗi năm khi phát hành lịch để bàn Minh Huệ, những chúng sinh minh chân tướng ở đây, đều tranh nhau lấy. Chúng tôi thường lấy một túi lịch lớn và đặt xuống đất, mọi người đều tranh nhau lấy, có người còn tặng cho họ hàng, bạn bè, con trai con gái, nhà nhà đều có một cuốn lịch chân tướng. Một số người thậm chí còn đặt lịch cho năm sau.

Pháp Luân Đại Pháp đã thấm sâu vào lòng người, thế nhân đắm mình trong hồng ân của Đại Pháp. Sư phụ từ bi vĩ đại đã mang đến hy vọng được cứu cuối cùng trong loạn tượng loạn thế chưa từng có này, đây cũng là hồng ân hạo đãng của Sư phụ.

(Phụ trách biên tập: Hồng Dương)

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2025/1/20/人們認為我這個學法輪功的人好-485698.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/3/18/225883.html

Đăng ngày 22-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share