Bài viết của Chương Thiên Nghĩa

[MINH HUỆ 01-04-2025] 1298 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) triển khai Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) nhằm đẩy mạnh hệ tư tưởng và ảnh hưởng kinh tế của nó trên phạm vi toàn cầu, một thực trạng khắc nghiệt về “lợi thế nhân quyền thấp” của nó đã trở nên rõ ràng.

Những sự cố do Sáng kiến Vành đai và Con đường

Myanmar nằm ở giao lộ của “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Bán đảo Đông Dương” và “Hành lang kinh tế Bangladesh – Trung Quốc – Ấn Độ – Myanmar” trong BRI. Thái Lan cũng nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng. Trung Quốc và Thái Lan đã hợp tác chặt chẽ kể từ khi ĐCSTQ đề xuất BRI vào năm 2013. Theo ĐCSTQ, tính đến năm 2023, đã có gần 700 công ty Trung Quốc đầu tư vào Thái Lan.

Ngày 28 tháng 3 năm 2025, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra ở Myanmar và ảnh hưởng đến Thái Lan. Tòa nhà mới của Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Thái Lan do [chính phủ] Thái Lan và Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt số 10 Trung Quốc hợp tác xây dựng, trong đó bên Trung Quốc chịu trách nhiệm thi công tổng thể, đã đổ sập khiến 3 công nhân thiệt mạng và 43 người bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Năm ngoái, tòa nhà này đã được cất nóc, như vậy có nghĩa là kết cấu chính của tòa nhà đã hoàn thiện. Đây là tòa nhà cao tầng duy nhất bị sập trong trận động đất ngày 28 tháng 3 ở Bangkok, Thái Lan.

Ở Châu Âu, Serbia, một nước trên Bán đảo Balkan, đã tích cực hợp tác với BRI. Ngày 1 tháng 11 năm 2024, mái của nhà ga xe lửa Novi Sad ở miền Bắc Serbia bị sập, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng. Dự án này do Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc và Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc hợp tác xây dựng.

Đi về phía Nam, Kenya là cửa ngõ quan trọng để BRI thâm nhập vào châu Phi và là quốc gia thể hiện rõ quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Châu Phi trong dự án BRI. Ngày 26 tháng 6 năm 2017, cầu SIGIRI ở Kenya bị sập, làm ít nhất 27 người bị thương. Dự án này do Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt số 10 Trung Quốc xây dựng.

Các thảm họa liên tiếp này cho thấy hậu quả của việc hợp tác với ĐCSTQ. Các công trình kém chất lượng, ở Trung Quốc thường được gọi là “công trình đậu phụ”, không chỉ gây họa cho người dân Trung Quốc mà còn cho người dân ở các quốc gia khác.

“Một quá trình lây lan nạn tham nhũng”

Ông Trịnh Cương, từng tham gia xây dựng một tuyến đường cao tốc dài 28 km ở thị trấn Nhiệt Thủy, huyện Nhữ Thành, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào năm 2017 đã chia sẻ một số thông tin sau khi ông rời Trung Quốc sang Hoa Kỳ. Theo thiết kế ban đầu, cần phải lắp đặt hai ống cống bê tông tiêu chuẩn dài 2 mét để ngăn lũ quét. Tuy nhiên, đơn vị thi công đã không tuân thủ thiết kế mà thay thế bằng bốn ống cống có đường kính nhỏ hơn là 60 cm. Khi khu vực này xảy ra lũ quét, nước không thoát kịp, khiến đường cao tốc bị ngập, có nơi ngập sâu đến hơn 2 mét. Hai tài xế lái ô tô đi qua đã bị mắc kẹt trong nước, họ không thoát ra ngoài được nên đã tử vong.

Tại sao lại thay ống cống rộng theo thiết kế bằng ống có kích thước nhỏ hơn? Ông Trịnh cho biết các quan chức các cấp đều nhận hối lộ nên hầu hết các ban ngành đều yêu cầu có tiền lại quả để dự án được triển khai. Sau khi xảy ra tai nạn, các quan chức cấp cao đã ban hành một số chỉ thị nhằm che đậy sự việc.

Ông Trịnh đã có 30 năm kinh nghiệm làm trong ngành xây dựng nên hiểu rất rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Vốn đầu tư cho dự án đường cao tốc này là 120 triệu Nhân dân tệ, nhưng khi dự án hoàn thành, chi phí thực tế đã lên tới 270 triệu Nhân dân tệ, nghĩa 150 triệu Nhân dân tệ đã bị tham ô. Số tiền biển thủ. Số tiền biển thủ còn cao hơn cả chi phí thực tế của dự án. Đây là điều khá phổ biến ở Trung Quốc.

Ông Trịnh cho biết: “Một số bạn bè và đồng nghiệp của tôi cũng từng làm việc trong các dự án BRI. Đó là dự án xuất khẩu gian lận, hàng hóa kém chất lượng, và tham nhũng của ĐCSTQ ra nước ngoài. Không hề quá lời khi nói rằng BRI là một quá trình lây lan nạn tham nhũng. Tương tự như tình hình ở Trung Quốc, những người liên quan có thể sẽ nhanh chóng bị tha hóa bởi thứ văn hóa tham nhũng bại hoại của ĐCSTQ trong vòng chưa đầy sáu tháng. Nhìn bề ngoài thì BRI đang xuất khẩu dự án, nhưng trên thực tế là đang xuất khẩu văn hóa của ĐCSTQ.”

Nếu trận động đất ở Myanmar xảy ra muộn hơn một năm, khi tòa nhà bị sập ở Bangkok đang có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người ở trong đó, thì sẽ có bao nhiêu người thiệt mạng?

Không trân quý sinh mệnh

Trong con mắt của những người cộng sản thì sinh mệnh là gì? Năm 1883, Friedrich Engels đã viết: “Sự sống chỉ là phương thức tồn tại của một cơ thể protein.” Khi một người chết đi thì đơn giản chỉ là một đám protein đã thay đổi hình thức tồn tại. Chủ nghĩa cộng sản bài xích lý niệm truyền thống trong văn hóa phương Đông và phương Tây cho rằng con người là do Thần tạo ra với các quyền cố hữu. Mối liên hệ thiêng liêng của con người với Thần đã trở thành mê tín phong kiến. Trong con mắt những người vô thần thì nhìn thấy thì mới tin, không thấy thì không tin. Thượng Đế ở đâu? Luật luân hồi ở đâu?

Nhưng Plato từng nói: “Cái hữu hình chỉ là cái bóng của cái vô hình”. Nếu tin vào Thần, thì người ta sẽ cảm thấy tội lỗi sau khi làm điều sai trái và lo sợ phải đối mặt với sự trừng phạt của Thần hoặc quả báo nghiệp lực. Nhưng nếu không có niềm tin này, con người có thể dễ dàng bị xui bẩy làm hại người khác mà không cảm thấy tội lỗi.

Mao Trạch Đông nói: “Người theo chủ nghĩa duy vật triệt để thì không có gì phải sợ.” Kể từ khi ĐCSTQ đoạt chính quyền, nó đã gây ra cái chết bất thường của 80 triệu người Trung Quốc. Tuy nhiên, dù nhiều người Trung Quốc đã hiểu rõ sự thật lịch sử này, họ vẫn cho rằng số người tử vong cũng chỉ là những con số.

Một số người có thể coi đường sắt cao tốc, hàng hóa giá rẻ và sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc là kết quả của hiệu quả và tốc độ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng chi phí xã hội, tình trạng tham nhũng, lãng phí, lạm dụng quyền lực và coi thường sinh mệnh lại vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác. Thông tin mà ĐCSTQ trình bày với thế giới đều bị kiểm duyệt và thao túng chặt. Sự thịnh vượng này thực sự đến từ đâu? Đâu là sự thật mà người ngoài không được phép nhìn thấy?

Phía sau bức màn

Người dân ở các quốc gia khác có thể không biết rằng đường sắt cao tốc, các tòa nhà cao tầng và hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc được tạo ra bởi lao động giá rẻ dưới hình thức công nhân nhập cư (lao động di cư). Một số học giả gọi đây là “lợi thế nhân quyền thấp” của ĐCSTQ. Dưới bức màn sắt của chủ nghĩa cộng sản, người ta không biết gì mấy về bộ phận người lao động nhập cư của Trung Quốc:

Nông dân là nguồn lao động giá rẻ chính ở Trung Quốc

Hầu hết mọi người đều cho rằng lao động trẻ em và lao động nô lệ là bị tước đoạt tự do cá nhân và buộc phải làm việc trong các nhà tù hay các nơi khác. Trên thực tế, nông dân Trung Quốc là tầng lớp lao động thấp kém nhất. Sau khi bị coi là đã mất giá trị, thì chờ đợi họ là bệnh tật và cái chết.

Số liệu thống kê chính thức do ĐCSTQ công bố cho thấy tỷ lệ tự tử ở người già ở nông thôn Trung Quốc cao gấp bốn đến năm lần mức trung bình của thế giới, và nhiều người tự tử khi bị bệnh.

Lương hưu của nông dân Trung Quốc chỉ từ 100 đến 200 Nhân dân tệ mỗi tháng, trong khi lương hưu trung bình của công nhân thành thị là hơn 3.000 Nhân dân tệ. Khi nông dân già đi, họ không còn khả năng nuôi thân, chứ chưa nói đến việc chi trả chi phí điều trị bệnh nặng.

Khoảng năm 2014, bà Lưu Yên Vũ, một nhà xã hội học tại Đại học Vũ Hán, đã dành sáu năm để đến khảo sát hơn 40 ngôi làng ở 11 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có Hồ Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Sơn Tây, Hà Nam và Quý Châu. Bà đã có những phát hiện rùng mình rằng tỷ lệ tự tử ở nông dân cao đến mức dân làng đã trở nên dửng dưng với vấn đề này.

Chẳng hạn, một người con trai đi làm xa nhà, xin nghỉ phép bảy ngày để về quê sau khi biết tin cha mình bị bệnh nặng. Khi tình trạng của người cha khá hơn, người con trai hỏi ông: “Cha có định chết hay không? Con chỉ xin nghỉ được bảy ngày thôi, là bao gồm cả thời gian lo đám tang cho cha đấy.” Sau đó, người cha đã tự tử.

Trong một trường hợp khác, một ông lão ở huyện Kinh Sơn, tỉnh Hồ Bắc mặc quần áo sạch sẽ, rồi ngồi giữa nhà, vừa tự đốt vàng mã cho mình trong một cái lư, vừa uống thuốc trừ sâu. Khi vàng mã cháy được nửa chừng, ông lão đã bất tỉnh. Khi mọi người tìm thấy ông, ông đã không còn thở nữa. Dân làng nói: “Ông ấy sợ sau khi chết, con cái sẽ không đốt vàng mã cho mình, nên tự đốt.”

Nghe thật rùng rợn, nhưng nhiều chuyện tương tự cũng đang diễn ra ở nông thôn Trung Quốc. Sau nhiều thập kỷ bị ĐCSTQ tẩy não, thiện lương và đạo đức, vốn là một thành tố trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, giờ đã biến mất. Tước đoạt sinh mạng của cha mẹ là điều không thể ngay cả trong thế giới động vật, nhưng nó lại thực sự đang diễn ra ở Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Cổ Thụ Hoa từ Đại học Y khoa Đại Liên từng phát hiện qua một cuộc điều tra rằng “90% số người tự tử ở khu vực nông thôn chưa bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ, mà sự hỗ trợ chính thức mà gia đình những người tự tử nhận được thông qua các kênh quốc gia và chính phủ gần như bằng không.”

Một bài báo đăng trên tạp chí BMC Public Health vào tháng 4 năm 2020 cho thấy tỷ lệ chi tiêu y tế do tai nạn ở người trung niên và người cao tuổi ở Trung Quốc là 20,3%, cao hơn các nước có thu nhập thấp và trung bình khác, như Colombia là 9,6% và Ấn Độ là 7%. Tỷ lệ chi tiêu y tế do tai nạn đối với các hộ gia đình nông thôn và thành thị ở Iran lần lượt là 0,5%-14,3% và 0,48%-13,27%.

Dữ liệu từ Tân Hoa Xã của ĐCSTQ vào tháng 10 năm 2020 cho thấy trong số các hộ nghèo đã đăng ký của Trung Quốc, hơn 42% bị nghèo đói hoặc tái nghèo do bệnh tật, đây là nguyên nhân chính gây nghèo đói trong dân cư nông thôn.

Nông dân chiếm gần một nửa dân số Trung Quốc, là lực lượng lao động chính tham gia xây dựng đường sắt cao tốc, thành phố, và nhà ở thương mại giá rẻ. Tuy nhiên, sau khi rời công trường hay nhà máy, họ lại trở thành một bộ phận dân cư bị bỏ rơi hoặc bị coi là “vô dụng”. Nông dân Trung Quốc chỉ được đối xử như công cụ, ĐCSTQ cũng không buồn quan tâm đến sống chết của họ.

Mua bán bao cấp kiểu xã hội chủ nghĩa không phải là lợi thế thể chế, mà là cơn ác mộng của xã hội

Kể từ những năm 1950, ĐCSTQ đã thi hành chế độ bao cấp tập trung, đã đẩy nông dân vào cảnh sống trong địa ngục, xã hội chủ nghĩa đối với nông dân không khác gì cơn ác mộng. Nhưng thu mua bao cấp mới chỉ là một mặt xích để chủ nghĩa cộng sản thống trị nông dân Trung Quốc.

Năm 1950, ĐCSTQ tiến hành kinh tế kế hoạch: công nhân phụ trách sản xuất sản phẩm công nghiệp, còn nông dân phụ trách cung cấp lương thực. Nghe thì chẳng qua là phân công khác nhau, nhưng ĐCSTQ không chỉ coi công cụ sản xuất — đất đai của nông dân — là công cụ sản xuất lương thực, mà còn là tài nguyên sinh hoạt nuôi sống chính người nông dân. Nông dân thường bị bắt nộp tô, đây là công việc của họ.

Trung tâm khu vực Đồng bằng Sông Dương Tử ở huyện Bình Hồ, tỉnh Chiết Giang nổi tiếng là “vùng đất phì nhiêu nhiều cá lắm thóc”. Trong phong trào “chỉnh phong” (chỉnh đốn tác phong) các cán bộ biên chế, tỉnh ủy Chiết Giang tiến hành trưng cầu dân ý, những người dám công khai đóng góp ý kiến đều trở thành mục tiêu đàn áp của phong trào Chống Cánh hữu này.

Chẳng hạn, trong cuốn “Tập hợp ngôn luận của các phần tử cánh hữu” (tháng 5 năm 1958), ông Từ Tiết Nguyên, cán bộ của Ủy ban Nhân dân xã Ôn Quyến, huyện Lâm Xuyên, có đóng góp ý kiến thế này: “[Các quan chức] làng tôi không thực sự cầu thị, mà đang bức tử dân, tịch thu hết sạch khẩu phần lương thực của dân, mà vẫn chưa tin. Ngày đông còn bắt dân cởi trần đi đẩy cối xay, địa chủ cũng không chịu đựng nổi mà treo cổ tự vẫn… Tôi thấy bao cấp tập trung rất không hợp lý, bao nhiêu người bị bức tử oan uổng rồi.”

Một người khác viết: “Chính quyền nhân dân yêu cầu nộp hết sạch lương thực. Cứ tuyên truyền đảng cộng sản tốt, mà đến ngày ba bữa cháo cũng chẳng có nổi mà húp, cứ bảo Tưởng Giới Thạch xấu, nhưng ngày ba bữa cơm trắng chẳng phải lo.”

Trong cuốn “Tập hợp ngôn luận của các phần tử cánh hữu” (tháng 7 năm 1957) của văn phòng chỉnh phong tỉnh ủy Sơn Đông, có ý kiến rằng: “Công nhân kiếm được 40 đến 50 nhân dân tệ mỗi tháng còn nông dân chỉ kiếm được 40 đến 50 nhân dân tệ mỗi năm. Tôi khẳng định như vậy là không ưu việt.”

Những ngôn luận thế này, ở xã hội tự do, chỉ là biểu đạt nhận thức của cá nhân, không gây nguy hại gì đối với an ninh quốc gia hay cuộc sống của nhân dân, mà còn là sự thực khách quan, nên căn bản không cấu thành tội trạng gì cả. Song trong phong trào Chống Cánh hữu, năm 1957, ĐCSTQ đã phát động phong trào chính trị quy mô lớn mang tính quần chúng đầu tiên hướng đến mọi giai tầng trong xã hội. Theo số liệu thống kê chính thức của ĐCSTQ về công cuộc “dẹp loạn lập lại trật tự”, toàn Trung Quốc đại lục có 552.973 người trực tiếp bị liệt vào diện “phần tử cánh hữu” và bị ức hại về mọi mặt.

Nông dân Trung Quốc vốn không có quyền tự do đi lại, thực tế là thuộc diện bị cầm tù trong “trại tập trung”. Thu nhập của họ không đủ nuôi thân, thấp hơn thu nhập của cư dân thành thị tới 15 đến 30 lần. Đây là cách ĐCSTQ đãi ngộ với nông dân Trung Quốc kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền thống trị Trung Quốc 70 năm trước cho đến nay. Nếu có suy ta ra người, bao nhiêu người có thể lý giải được nông dân Trung Quốc vì sao đau đớn đến tê liệt, vì sao phải sống thấp kém đến vậy?

Tô vẽ hào nhoáng bằng “tuyên truyền đối ngoại rầm rộ”

Tại sao mọi người lại dửng dưng với nỗi khổ này? Tất cả đều bắt nguồn từ “tuyên truyền đối ngoại rầm rộ” của ĐCSTQ, sự tô vẽ khéo léo, cùng việc sử dụng truyền thông nhà nước để khoe ra mặt hào nhoáng của nó ra thế giới. Kiểu không chế dư luận, khoa trương tuyên truyền đối ngoại rầm rộ là một bộ phận trọng yếu trong kế hoạch thống trị toàn cầu của ĐCSTQ. Trong khi đó, những bi kịch chân thực, những sinh mệnh khốn khổ của người dân thì bị coi là chuyện vặt, và còn có vô số góc khuất không thấy được ánh sáng.

Thêm nữa, hàng hóa giá rẻ do Trung Quốc xuất khẩu khiến phương Tây tin rằng ĐCSTQ dù có tệ đến đâu thì hàng hóa do nó sản xuất vẫn có chất lượng tốt và giá rẻ, nên chủ nghĩa cộng sản vẫn có những giá trị riêng. Bằng cách lợi dụng lao động giá rẻ, ĐCSTQ đã khiến phương Tây trở nên phụ thuộc và khiến nó trở thành một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ma túy và vũ khí

Tạp chí The Economist phát hiện ra rằng, vào tháng 1 năm nay, mặc dù ĐCSTQ tuyên bố đã đóng cửa một số trang web liên quan đến ma túy, nhưng các giao dịch hóa chất trực tuyến vẫn diễn ra tràn lan. Một nền tảng giao dịch hóa chất ở Thượng Hải là một ví dụ. Nền tảng này công khai quảng cáo “giao hàng an toàn đến Mexico và Hoa Kỳ” và quảng bá tiền chất fentanyl bị cấm là 1-boc-4-AP. Reuters đưa tin rằng chỉ cần bỏ ra 3.600 đô la để mua nguyên liệu thô và thiết bị từ một người bán hàng trực tuyến ở Trung Quốc, là có thể sản xuất ra 750.000 viên fentanyl (trị giá khoảng 3 triệu đô la).

Báo cáo tháng 4 năm 2024 của một ủy ban lưỡng đảng thuộc Hạ viện Hoa Kỳ đã chỉ ra vấn đề chính: Mặc dù ĐCSTQ mạnh về khả năng giám sát internet, nhưng nó chỉ trấn áp tội phạm ma túy nếu có liên quan đến lợi ích trong nước. Trong khi đó, nó sử dụng vấn đề fentanyl làm công cụ tuyên truyền để chỉ trích sự “tha hóa” của các nước dân chủ phương Tây.

Theo dữ liệu năm 2023 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong ba năm liên tiếp, số ca tử vong do sử dụng ma túy quá liều ở Hoa Kỳ đã vượt quá 100.000 người, trong đó sử dụng opioid tổng hợp chiếm 68%. Bà Katherine Keyes, một chuyên gia về lạm dụng ma túy tại Đại học Columbia ở Hoa Kỳ, cho biết con số này thật thảm khốc. “Đây là số ca tử vong do sử dụng quá liều mà chúng tôi chưa từng thấy ở đất nước này”, hãng tin Associated Press đưa tin.

Fentanyl đã trở thành một con bài mặc cả của ĐCSTQ. Chừng nào ĐCSTQ còn tồn tại, cuộc khủng hoảng fentanyl sẽ còn tiếp diễn.

ĐCSTQ coi nhân loại là địch, bất cứ người, vật, sự việc này cũng có thể trở thành vũ khí

Đảng Cộng sản không có giới hạn đạo đức nào, nó coi thường sinh mệnh, tiêu diệt tín ngưỡng và tìm cách kiểm soát mọi thứ. Nó sử dụng chủ nghĩa vô thần để hủy hoại văn hóa và đạo đức truyền thống, kiểm soát người dân bằng bạo lực và dối trá, đồng thời nô dịch tầng lớp thấp hơn để đổi lấy sự thịnh vượng bề ngoài.

ĐCSTQ không chỉ kiểm soát người dân Trung Quốc mà còn truyền bá các giá trị méo mó của nó ra thế giới thông qua BRI và “chiến tranh không giới hạn” trong các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, tiêu dùng, văn hóa v.v. Biến fentanyl thành vũ khí chỉ là một ví dụ.

Kết luận

ĐCSTQ thề lật đổ các giá trị truyền thống như nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Cái gọi là “ưu thế thể chế” và “lợi thế nhân quyền thấp” của nó chỉ là những lời dối trá dùng để lừa mị thế giới. Các quốc gia áp dụng hệ thống này có thể tận hưởng vinh quang ngắn hạn như ĐCSTQ, nhưng cái giá họ phải trả là dài hạn: mất lòng tin của dân, thể chế trở thành một vòng tròn tham nhũng của các nhóm lợi ích, và chính phủ luôn trong tình trạng trắng đen lẫn lộn, cắt câu lấy nghĩa, liên tục dối trá và điều hướng dư luận để che đậy sự thật.

Những nước áp dụng hệ tư tưởng phản nhân loại của ĐCSTQ cũng sẽ phải đối mặt với nguy hiểm cho tương lai. ĐCSTQ đã và đang gặp báo ứng dưới nhiều hình thức vì đã bức hại Chân-Thiện-Nhẫn. Nếu các quốc gia khác không quay trở lại các giá trị truyền thống thì những tai họa nghiêm trọng hơn cả động đất và sập công trình kiến trúc có thể sẽ sớm xảy ra.

Nghiệp lực của bản thân nhân loại đã quyết định rằng thế gian con người vĩnh viễn không thể thái bình, nhưng khi nhìn thấu mặt nạ của ĐCSTQ để thấy rõ bản chất thực sự của nó, người dân và các quốc gia mới có thể tránh được tác hại của chủ nghĩa Mác-xít, chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa cộng sản; chỉ khi đó những thứ bại hoại này mới có thể rời khỏi vũ đài lịch sử và không tiếp tục làm hại nhân loại nữa. Trước khi lịch sử lật sang một trang mới, hãy nhìn rõ chân tướng chân thực để có được cơ hội cho bản thân, và sáng tạo tương lai.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/1/492200.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/2/226077.html

Đăng ngày 21-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share