[MINH HUỆ 12-08-2000] Để giúp các đồng tu thanh tỉnh hơn, nhận rõ âm mưu của đặc vụ nhằm đàn áp Pháp Luân Công, tôi đã đặc biệt viết bài này.
Ngày 22 tháng 7 năm ngoái, tôi đã đích thân trải qua toàn bộ quá trình. Vào ngày “22/7” ấy, hàng ngàn vạn người tốt đã bị bắt, bị đánh, Đại Pháp vũ trụ dạy người hướng thiện, hồi thăng đạo đức đã bị vu khống, bôi nhọ, phỉ báng. Trong phút chốc, toàn bộ Trung Hoa đại địa bị bao phủ bởi những lời dối trá, vu khống, và tà ác, mây đen áp xuống thành phố như muốn sập, chính bị nói thành tà, tốt bị nói thành xấu, thiện bị nói thành ác.
Tôi nhớ trong bộ phim điện ảnh “Nero đốt thành Rome” có một câu chuyện như thế này. Hoàng đế La Mã Nero, để xây dựng thành Rome mới đặt theo tên của mình là Nero, đã phóng hỏa thiêu hủy thành Rome cũ. Để xoa dịu sự phẫn nộ của bách tính không còn nhà để quay về, họ đã bịa đặt và tung tin đồn rằng các tín đồ Cơ Đốc đã thiêu hủy thành Rome. Do đó, các tín đồ Cơ Đốc đã bị bắt, bị cho sư tử đói ăn thịt, bị thiêu sống, bị đóng đinh vào thập tự giá, tạo nên một cảnh tượng tham thương, bi tráng trong lịch sử Cơ Đốc giáo.
Lịch sử đôi khi giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Trong một năm qua, ở Trung Quốc Đại Lục, những người tu luyện Pháp Luân Công bị đàn áp, lục soát nhà, kết án, cải tạo lao động, thậm chí bị đánh đập đến chết… Khi nhìn từ góc độ lịch sử, chúng ta sẽ càng sáng tỏ, càng thanh tỉnh hơn.
Ngày 22 tháng 7 năm ngoái, các phụ đạo viên Pháp Luân Công các nơi đã bị truy bắt, cuối cùng cái gọi là “tính sổ sau” mà một số ít người trong chính phủ Trung Quốc định ra sau sự kiện ngày “25/4” đã thực hiện được. Trước tình thế quân cảnh và đặc vụ đã chuẩn bị đầy đủ từ trước, hàng ngàn vạn học viên Pháp Luân Công không sợ tà ác, không sợ cường bạo, đã đứng lên, dùng sinh mệnh để can gián, để khôi phục sự trong sạch của Pháp Luân Đại Pháp, để lên tiếng cho hàng ngàn vạn học viên Pháp Luân Công vô tội bị giam giữ, bị bức hại tàn khốc, dùng sinh mệnh để bảo vệ chính nghĩa, dùng sinh mệnh để thức tỉnh thế nhân, dùng máu thịt để chịu đựng roi da, gậy gộc, dùi cui điện, tra tấn tàn khốc… đã viết nên pho sử thi chấn động vũ trụ.
Tôi nhớ mấy ngày “22/7” đó, rất nhiều đồng tu cũng đã trải qua khi đi thỉnh nguyện: Các học viên từ khắp nơi trên cả nước lần lượt đến Bắc Kinh, ở khu vực gần Trung Nam Hải, Thiên An Môn, đâu đâu cũng có học viên của chúng ta. Quân cảnh và đặc vụ đã thực hiện âm mưu gài bẫy hãm hại các đệ tử Pháp Luân Công, hãm hại những người dân lương thiện trong biển người mênh mông này. Dưới đây là một đoạn mà chính tôi đã trải qua.
Sau khi đến Văn phòng Khiếu nại Trung Nam Hải để thỉnh nguyện, tôi bị đưa đến sáu nơi, cuối cùng lại được thả ra — tôi đâu ngờ một kế hoạch nham hiểm đã bắt đầu như thế.
Tôi gọi một chiếc taxi, đi thẳng đến nhà một học viên, định tá túc ở đó một đêm. Tôi vừa bước chân vào cửa chưa được bao lâu, liền có một đám người đến. Họ tự xưng là đệ tử từ nơi khác đến Bắc Kinh. Chúng tôi hỏi họ một vài câu trong “Luận ngữ”, họ trả lời được, nên chúng tôi cho họ vào. Lúc ấy, tôi đâu có ngờ rằng, đặc công chui vào từ lâu cũng có thể thuộc “Luận ngữ”.
Mọi người ngồi xuống, bắt đầu giao lưu. Lúc đó, tôi đang trong giai đoạn vô cùng khổ sở, không biết phải làm sao, trong vòng hai ngày mà cả hàng ngàn vạn đệ tử đi thỉnh nguyện bị bắt, bạn bè xung quanh tôi cũng không biết tung tích ở đâu. Bản thân tôi, ban đầu ở Tây Tứ cùng mấy ngàn đệ tử bị bắt, sau khi được thả, lại đến gần Văn phòng Khiếu nại của Quốc Vụ Viện, rồi tìm cảnh sát để hỏi họ Văn phòng Khiếu nại cụ thể ở đâu, tôi muốn đến đó để phản ánh tình hình thực tế. Lập tức sáu, bảy cảnh sát bao vây tôi, thế là tôi lần lượt bị đưa đến sáu nơi, mãi đến hơn 9 giờ tối mới được thả. Mặc dù đến đâu tôi cũng cố gắng hết sức để giải thích rõ tình huống cho họ, nhưng trong tâm tôi cũng hiểu rõ, đây không phải là thỉnh nguyện, đây là thẩm vấn, con đường thỉnh nguyện của chúng tôi đã bị chặn mất rồi. Vậy tiếp theo phải làm sao đây?
Đang lúc tôi chưa biết phải làm sao, thì có một đám người đến. Tôi hỏi họ làm sao tìm được đến đây, họ đưa ra một mảnh giấy nhỏ mà hôm trước tôi viết cho một cô gái từ nơi khác đến, trên mảnh giấy viết vội mấy con số. Lúc ấy, cũng vì cô gái kia nói là đệ tử từ một huyện nào đó ở Hà Bắc đến, sợ ngày hôm sau cô ấy không tìm được đường về, nên tôi đã viết cho cô ấy mảnh giấy này, nói với cô ấy tòa nhà số mấy, cửa số mấy. Nhưng chỉ dựa vào mảnh giấy với mấy con số đơn giản này, mà lúc đó đã là 9-10 giờ tối rồi, cô gái hôm trước cũng không đi cùng, họ lại đều là người ở nơi khác, làm sao tìm được vị trí này, tìm được khu nhà này, tìm được căn phòng này, lại đến ngay sau khi tôi vừa vào cửa không lâu? Đây đều là những điểm đáng ngờ. Đáng tiếc là, lúc đó chúng tôi đang nóng lòng duy hộ Pháp, lại không lý trí, nên không thể trầm tĩnh mà suy nghĩ kỹ hơn.
Họ mang theo kinh văn giả, (lúc đó, tôi không biết là kinh văn giả, sau này mới biết là giả). Họ đề nghị đến Thiên An Môn. Tôi đồng ý, và nói rõ ngày hôm sau tôi sẽ đi thông báo cho các học viên Bắc Kinh, còn họ sẽ đến Quảng trường Thiên An Môn để thông báo cho các học viên từ nơi khác đến. Tối hôm đó, có học viên khác đã phát hiện có cảnh sát mặc thường phục ở cửa, còn tôi mãi đến hơn 6 giờ sáng hôm sau xuống lầu mới phát hiện có cảnh sát mặc thường phục ở hành lang. Bởi vì trong thời gian từ ngày “25/4” đến “22/7”, tôi thấy khá nhiều cảnh sát mặc thường phục, cũng thường nghe những chuyện như nghe lén, theo dõi…, nên tôi cũng không quá để tâm. Thế là tôi ra ngoài, tìm cách thông báo cho những học viên có thể tìm được.
Trong quá trình này, có rất nhiều chuyện nguy hiểm, như xe của chúng tôi bị truy đuổi, v.v…, ở đây tôi không kể chi tiết nữa. Tôi đã cố gắng hết sức để thông báo cho những người tôi có thể tìm được, cho đến khi có đồng tu thẳng thừng ngăn lại, tôi mới đột nhiên hiểu ra là mình đã rơi vào cái bẫy, những điểm nghi vấn từ đầu tới giờ đột nhiên triển hiện ra trước mắt tôi.
Hôm trước, khi tôi và các đệ tử đi từ Tây Tứ đến phố Phủ Hữu, ngã tư Tây Tứ đã bị cảnh sát chặn lại, đang dùng xe để chở người, các đệ tử đi cùng tôi đều bị chặn lại ở ngã tư Tây Tứ. Tôi nói với cảnh sát, tôi muốn đi qua đằng kia (chỉ sang phố Phủ Hữu), họ liền thả tôi đi. Từ phố Phủ Hữu đến Tây Tứ, con đường dài một cây số mà không có một đệ tử nào, chỉ có một mình tôi, hai đầu phố Phủ Hữu và Tây Tứ đều bị cảnh sát chặn lại. Lúc đó, tôi còn tưởng là mình đang trừ bỏ tâm sợ hãi, tôi tự nhủ: không sợ. Một tiếng đồng hồ sau, khi tôi từ phố Phủ Hữu trở về Tây Tứ cũng thấy vậy, các học viên khác đều bị chặn lại và đưa lên xe, chỉ thả tôi (rồi tôi lại kéo thêm hai người). Tối hôm đó, sau khi được thả từ sân vận động về, tôi ra công viên luyện công, luyện xong, một cô gái tầm 20-30 tuổi tới chỗ tôi. Cô ấy nói cô ấy từ một huyện nào đó ở Hà Bắc đến thỉnh nguyện, cũng không biết làm sao lại tìm ra công viên này, tìm thấy chúng tôi, chúng tôi liền đưa cô ấy về chỗ ở. Cô ấy nói với chúng tôi, cô ấy là giáo viên, để con nhỏ mới hơn một tuổi ở nhà để đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, trên tàu suýt chút nữa bị đuổi xuống, nhưng nghĩ có đi bộ cũng phải đến được Bắc Kinh. Chúng tôi rất cảm động, huyện mà cô ấy nói tôi đã từng đến. Sáng hôm sau, lúc chia tay, tôi sợ cô ấy không tìm được đường về, nên đã viết mấy con số đó để nhắc nhở cô ấy.
Mãi sau này, tôi hỏi một học viên thường ở huyện đó ở Hà Bắc, anh ấy nói hoàn toàn không có người này. Vì nơi đó là nông thôn, văn hóa lạc hậu, tìm một đệ tử có văn hóa, học Pháp tốt là rất khó. Học viên học Pháp thời gian khá dài, có văn hóa khá cao như cô ấy thì sẽ là người phụ trách, mà người phụ trách ở đó anh ấy đều quen biết, nhưng không có người mà tôi nói.
Tôi bừng tỉnh. Đây là cái bẫy do người có dụng ý xấu bày ra. Họ đã chuẩn bị sẵn đội quân hùng hậu ở Thiên An Môn, rồi dụ chúng tôi mắc câu. Họ tìm cớ để gia tăng đàn áp Pháp Luân Công, đàn áp người dân vô tội, nên vu khống, hãm hại, dụ chúng tôi mắc câu.
Tôi không phải là người phụ trách, chỉ là nhiệt tâm hồng Pháp, hộ Pháp, cộng thêm quen biết nhiều người, không ngờ suýt chút nữa đã rơi vào cái bẫy do họ giăng ra mà phạm sai lầm lớn. Dụng tâm của họ hiểm ác vậy đó.
Tôi lại liên tưởng đến sau sự kiện ngày 25 tháng 4 (“25/4”) năm ngoái, trước “ngày 1 tháng 5” đã lan truyền tin đồn các học viên Pháp Luân Công sẽ đến Hương Sơn tự sát tập thể. Lúc đó, chúng tôi đều cười khẩy, cho rằng tin đồn này quá hoang đường: Học viên Pháp Luân Công làm sao có thể tự sát? Tự sát, sát nhân đều là có tội. Nhưng dần dần, tôi mới cảm nhận được sự hiểm ác của tin đồn này: tự sát, họ có thể giết bạn rồi nói với người khác rằng bạn tự sát! Bạn tôi đã từng bị đe dọa như vậy! Trước đây, tôi cũng từng nghe nói Bộ An ninh Quốc gia có một bộ phận chuyên môn tạo ra tin đồn…
Lại nhớ hôm trước, một người bạn đã kể cho tôi nghe một trải nghiệm như thế này: Một hôm, anh ấy vừa ra khỏi cửa văn phòng và vào thang máy, mà không biết thế nào lại quay lại. Chuông điện thoại trong phòng reo. Anh ấy nhấc điện thoại lên, liền nghe thấy một giọng nữ ở bên kia: “Thông rồi, thông rồi”. Sau đó là âm thanh bận. Anh ấy đặt điện thoại xuống, biết chuyện gì đã xảy ra: Điện thoại của mình đã bị nghe lén.
Có lần, tôi hẹn gặp một người bạn đang bị giám sát nghiêm ngặt. Lúc chúng tôi đang trò chuyện trên phố thì không chú ý đến những gì xảy ra xung quanh. Nhưng sau đó, một đồng tu đứng quan sát ở xa kể với tôi: Lúc các anh nói chuyện, có một anh chàng đeo kính râm đi đến, tới trước mặt các anh thì cứ dán mắt vào các anh, rồi lại ra một quầy hàng bên cạnh, nhưng mắt anh ta không nhìn vào quầy hàng, mà cứ dán vào các anh.
Còn nhớ một chuyện dở khóc dở cười nữa. Một hôm, một bà bác đã về hưu ở điểm luyện công hỏi tôi có việc gì cần bà ấy làm không, bà ấy thích làm việc với tôi nhất. Bà ấy nói thế khiến tôi không biết phải làm sao. Tôi hỏi bà ấy: Làm việc gì? Bà ấy nói, bà ấy hồi trước đi học, có được học một chút tiếng Anh, nên có thể giúp đỡ chúng tôi. Tôi ngạc nhiên quá, tôi và bà ấy trước nay không qua lại gì, làm sao bà ấy biết tôi từng ở trong tổ phiên dịch? (Hơn nữa, tổ phiên dịch đã giải tán từ mấy năm trước rồi.) Bà bác này đã nghỉ hưu, lại không có văn hóa gì, nói năng còn hay đệm lời nói tục, tôi còn tưởng là do bà ấy bình thường học Pháp không tốt nên mới vậy, bình thường cũng thường thấy bà ấy luyện công hay nhìn ngang ngó dọc, tôi còn tưởng bà ấy là học viên mới, nào ngờ… Sau chuyện đó, tôi hỏi người phụ trách điểm của bà ấy, mới biết bà ấy là vợ của trưởng đồn công an chỗ chúng tôi, thảo nào.
Tôi lại liên tưởng đến ngày “22/7”, trong đội ngũ thỉnh nguyện ở Tây Tứ, khi cảnh sát kéo, lôi học viên lên xe, một giọng nói từ trong đám đông truyền ra: “Lên đi, lên đi”. Thế là các học viên lương thiện liền lần lượt lên xe. Đến sân vận động, khi các học viên không xuống xe, lại có một giọng nói, “Xuống đi, xuống đi”. Thế là lúc ấy, vì lòng tốt mà không nỡ nghi ngờ người khác, các học viên lại bị dẫn dắt xuống xe.
Cũng giống như sự kiện “25/4”, cảnh sát vũ trang chỉ dẫn học viên đứng vây quanh Trung Nam Hải thành một vòng, vì thế mà thành thế bao vây, lại cho Hà Tộ Hưu đi đi lại lại trong đám đông ở Trung Nam Hải như để khiêu khích gây sự. Những cái bẫy và âm mưu đối với các học viên ngây thơ, thiện lương giăng ra hết lần này đến lần khác, quá nhiều quá nhiều, trong khi rất nhiều học viên của chúng ta cũng quá thiện lương, quá nhẹ dạ cả tin.
Quả thực, là người tu luyện, chúng ta có thể rút ra được rất nhiều bài học từ đó. Sở dĩ thế lực tà ác có thể phá hoại, hoành hành một thời, cũng là vì chúng ta có sơ hở, có chỗ tu chưa tốt. Nhưng đối với những học viên Pháp Luân Công vô tội, thiện lương mà áp dụng thủ đoạn gài bẫy hèn hạ như thế thì quá thâm độc, hiểm ác — đây là tội ác.
Cùng với thời gian, khi các đệ tử của chúng ta trong hoàn cảnh hiểm ác, khi thế nhân từ những tin đồn rợp trời dậy đất ngày càng có khả năng phân biệt rõ chân ngụy, thì chân tướng nhất định sẽ đại hiển trước thiên hạ, hết thảy tà ác cuối cùng sẽ không còn chỗ đứng nơi thế gian nữa.
Hỡi các đồng tu, hãy tinh tấn! Mong rằng chúng ta sẽ dùng trí huệ tu xuất được từ trong Phật Pháp để phá trừ những cái bẫy của những kẻ âm mưu, “trợ Sư thế gian hành” tốt hơn nữa.
Đệ tử Đại Pháp
Ngày 11 tháng 8 năm 2000
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2000/8/12/3253.html
Đăng ngày 25-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.