[MINH HUỆ 17-02-2000] [Lời của Ban Biên tập] Bài viết này được cung cấp bởi học viên lâu năm đã tận mắt chứng kiến và đích thân tham gia từ ngày đầu Pháp Luân Công được truyền xuất đến hầu hết các sự kiện trọng đại hiện nay. Trước sự dối trá và công kích Pháp Luân Công từ tứ phía, dưới hình thế nghiêm trọng khi cuộc đàn áp mang tính chính trị này dần thăng cấp, chúng tôi công bố bài viết này để thế gian biết được tình huống chân thực về mấy lần ma nạn mà Pháp Luân Công đã trải qua ở chốn nhân gian, để những người chưa hiểu về Pháp Luân Công, những người chưa minh bạch chân tướng mà sinh ra hiểu lầm Pháp Luân Công được biết đến chân tướng sự thật.

(Ghi chú: Trước khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát đoạn phim dối trá “Con người và cuộc đời của Lý Hồng Chí” vào ngày 22 tháng 7, bài viết này đã làm rõ bối cảnh ra đời và tình huống chân thực của bộ phim này. Đáng tiếc là, các học viên Pháp Luân Công, tuy hết sức chân thành khi đến các phòng ban chính phủ liên quan và đài truyền hình để phản ánh tình huống, với hy vọng có thể ngăn chặn việc phát tán bộ phim này, ngăn chặn sự việc phát triển theo hướng ác tính, song một số lãnh đạo trung ương không đoái hoài gì đến lòng dân mà đã chọn nhất định phải mạnh tay.)

Phơi bày âm mưu của một số ít người tại Trường Xuân

Sau sự kiện Trung Nam Hải ngày 25 tháng 4 (25/4), Pháp Luân Công đã trở thành tiêu điểm được người dân khắp nơi trên thế giới quan tâm. Rất nhiều người thiện lương trước đây chưa từng có cơ hội tiếp xúc với Pháp Luân Công, nhờ sự kiện đó đã đắc Pháp, bước vào tu luyện, khiến số học viên ở các quốc gia trên thế giới tăng mạnh. Có người trong chính quyền các nước bắt đầu nghiên cứu về Pháp Luân Công, tới tấp gửi lời khen tặng và khẳng định —— tán dương Pháp Luân Công đã mang lại cho người dân thế giới thân thể khỏe mạnh và sự tường hòa, khẳng định Pháp Luân Công có tác dụng cực lớn trong việc đề cao tiêu chuẩn đạo đức trong toàn xã hội, vì thế mà đã trao tặng cho Pháp Luân Công những danh hiệu và phần thượng vinh dự.

Mặt khác, những tuyên truyền chống Pháp Luân Công trên mạng thì muôn hình vạn trạng, thậm chí có một số cơ quan chức năng còn lợi dụng chức quyền để phát tán, gửi đi các tài liệu chống Pháp Luân Công. Trong đó, tài liệu mà thế lực chống Pháp Luân Công coi là tốt và lợi dụng hơn cả là cái gọi là “tài liệu vạch trần” của Tống Bỉnh Trần, Triệu Kiệt Dân, Lưu Phụng Tài. Từ cuối 1994, những người này đã bắt đầu cực lực công kích Pháp Luân Công, đến nay đã được nhiều cơ quan sai khiến và hậu thuẫn, nên càng tích cực hơn, còn câu kết với nhau, mưu đồ lập ra ra cái gọi là “Đại Liên minh Thế giới Chống Pháp Luân Công”.

Bởi vậy, chúng ta nhất định phải xem xét chân tướng sự thật từ những phương diện sau:

  1. Ba người Tống, Triệu, Lưu ở Trường Xuân rốt cuộc là ai?
  2. Loạt tin đồn mà họ bào chế ra và phát tán rốt cuộc là món hàng gì?
  3. Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công vì sao lại tung ra những vu cáo của Triệu và Tống?
  4. Mấy cuộc vây quét lớn trên toàn quốc đều thất bại thảm hại, họ đành bất lực lôi lại tin đồn xác sống.

1. Ba người Tống, Triệu, Lưu tại Trường Xuân rốt cuộc là ai?

Năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí đã công khai truyền thụ Pháp Luân Đại Pháp ra xã hội vì muốn dẫn dắt con người lên cao tầng, giải quyết vấn đề tồn tại xưa nay là tu luyện mãi mà không đề cao lên được. Sư phụ Lý đã dùng phương pháp giản dị nhất: bắt đầu từ khởi điểm thấp nhất. Khi ấy, vì để tìm hiểu những vấn đề không thuộc giới khí công, như làm sao để mở lớp, Sư phụ Lý đã tham dự một số lớp học do các khí công sư mở, để hiểu được tình huống bấy giờ. Trong tình huống không quen biết các cơ quan hữu quan, Ngài đã từ hai bàn tay trắng mà liệu cơm gắp mắm, bắt đầu từ các hoạt động ngoài công viên. Một số người nhiệt tình đã dần nhận ra đây là cao nhân, liền muốn trợ giúp Ngài xử lý các loại thủ tục cần thiết, rồi bắt đầu mở lớp học Pháp Luân Công ở Trường Xuân khóa thứ nhất, rồi đến khóa thứ hai.

Họ Triệu kia chính là thuộc lô những người tham gia lớp học đầu tiên. Họ vốn tưởng rằng, đi theo một người có bản sự như thế, thì tương lai nhất định mình cũng sẽ là đại khí công sư, ảo tưởng về tiền đồ danh lợi sau này của mình. Họ tự cho mình là công thần lập quốc, đi đến đâu cũng xuất hiện với diện mạo đặc biệt của “người có công”. Nhưng vì nguyên tắc tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp là “buông bỏ danh-lợi-tình”, nên tư lợi và tham vọng cá nhân của họ vẫn luôn bị ngăn trở, không sao thực hiện được.

Người này từng đảm nhận vị trí người phụ trách tổng trạm Pháp Luân Công tại Trường Xuân. Vì để xã hội nhanh chóng liễu giải được Pháp Luân Công, Sư phụ Lý cũng bồi dưỡng cá biệt một số học viên, cho họ có có công năng trị bệnh. Nhưng ấy là vì để chứng thực khí công, chỉ trong tình huống đặc biệt, như tham gia hoạt động hội triễn lãm sức khỏe quốc gia quy mô lớn, hoặc khi đến những địa khu mới để truyền công, giới thiệu công pháp thì thi thoảng sử dụng, còn bình thường thì tuyệt đối không cho phép bất kỳ ai tùy ý dùng công năng trị bệnh để hiển thị bản thân mà hủy hoại tu luyện, càng không cho phép dùng nó để phát tài, mưu cầu danh lợi cá nhân. Nhưng họ Triệu kia và mấy người khác lại muốn dùng công năng này để mở phòng khám trị bệnh, nhằm đạt mục đích phát tài cá nhân. Tâm chấp trước trị bệnh khiến họ dù gặp người qua đường không quen biết cũng muốn kéo vào để trị bệnh, còn nhờ học viên giúp đi khắp nơi giới thiệu bệnh nhân đến xem bệnh. Sư phụ Lý đã kiên quyết ngăn cấm hành vi trị bệnh phát tài của họ, nên trong tâm họ sinh ra bất mãn.

Sư phụ Lý từng bồi dưỡng một số người phụ trách ở Trường Xuân, đưa họ đến các nơi trên khắp cả nước để mở lớp, khai triển công tác truyền Pháp. Thế nhưng, những người này vì tâm danh lợi bị bành trướng, và nhiều phương diện phối hợp không tốt, không những không tiếp thu giáo huấn, mà ngược lại còn phát tán lời đồn đại vô căn cứ rằng người nơi khác bắt nạt người Đông Bắc, muốn Sư phụ Lý trở về Đông Bắc. Khi mưu kế không thành, họ cũng thất vọng, tiêu trầm, không muốn làm việc cho trạm phụ đạo Trường Xuân nữa. Nhưng sau đó, thấy Pháp Luân Công phát triển mạnh mẽ khắp cả nước, lại hoảng hốt: Nếu không tổ chức nữa, thì địa vị “người có công”, “công thần” ngày trước sẽ hoàn toàn tan vỡ. Thế là họ nhanh chóng nghĩ cách, làm các trò bịp mới, cách tân, cải biến công pháp để hiển thị thành tích của bản thân, dựng lên hình tượng “công thần” mới.

Họ nào biết hành động ấy đã biến tốt thành xấu, là cải biến công pháp, phá hoại môn tu luyện huyền diệu, phức tạp ở không gian cao tầng, đó là hành vi loạn Pháp nghiêm trọng, vì thế nên lại bị Sư phụ Lý phê bình lần nữa.

Khi ấy, vào thời đầu Pháp Luân Công không có tiền để in sách, khó khăn lắm mới vay được 40.000 Nhân dân tệ để in sách, đợi đến lúc thu được tiền bán lô sách đầu tiên rồi mới trả được nợ, rồi còn muốn in lô sách thứ hai. Để lôi kéo nhân tâm, họ đã tùy tiện đem tặng tới mấy ngàn cuốn kinh sách cho mọi người. Đến nay, khoản tiền sách trị giá 20.000 tệ vẫn mất tăm mất tích. Hồi ấy, Pháp Luân Công xuất bản sách rất gian nan, bản thân họ lại tự làm số hiệu sách để bán cho Pháp Luân Công. Khi các cơ quan chức năng kiểm tra, nói số hiệu sách là giả, thì chúng tôi yêu cầu họ trả lại số tiền bán số hiệu sách, họ lại đùn đẩy nói là tiền tiêu hết rồi, từ chối trả lại tiền.

Trong bọn họ, có người nguyên là cư sỹ trong Phật giáo, cho rằng Pháp Luân Công chính là Phật giáo, rồi lôi kéo bừa các tín đồ Phật giáo đến học Pháp Luân Công, lôi kéo học viên vào chùa quy y, phá hoại nguyên tắc tu luyện phải chuyên nhất. Bọn họ có người sùng bài công năng, cho rằng cứ đi theo khí công sư này thì mình cũng sẽ học được công năng đặc thù, có thần thông rồi thì sẽ vơ vét đủ thứ lợi ích và hưởng thụ đặc biệt chốn nhân gian. Thế nên, họ đến đâu cùng bày ra chiêu thức tôn quý cho bản thân, đòi học viên đưa đón bằng xe hơi. Bản thân họ cũng hay dùng xe công để làm việc riêng, có lần vì vi phạm luật giao thông mà bị tông xe. Đây vốn là sự trừng phạt tự nhiên, đáng ra nên thanh tỉnh mà nhân ra rằng đó là dạy cho họ cần phải trừ bỏ tư lợi cá nhân, nhưng ngược lại họ lại oán hận Phật sao không dùng thần thông để bảo hộ họ, nói nếu Phật không cho họ thứ tốt, họ hà tất gì phải học Phật.

Đủ loại biểu hiện như thế đã đi ngược lại quá xa nguyên tắc tu luyện của Pháp Luân Công, bởi vậy, không thể nào để họ đảm nhiệm vị trí người phụ trách trạm phụ đạo Trường Xuân nữa. Đối với họ mà nói, đây vốn là một cơ hội để tĩnh tâm lại, thực tu cho tốt, là cơ hội tốt để đề cao nhận thức cá nhân. Bởi Pháp Luân Công chỉ giảng phụng hiến, không có chức quan, rất nhiều người phụ trách trạm phụ đạo cũng đã trải qua điều này, sau khi nhận thức ra thì lại tu luyện tinh tấn hơn, hiệu quả hơn, rồi lại bước ra phục vụ mọi người. Thế nhưng, mấy người này lại bỏ lỡ cơ hội lần nữa, ngộ nhận là vì Sư phụ Lý đả kích họ, họ bèn viết thơ phản kháng, viết những thứ như “Kim hầu phấn khởi kim cô bổng” (Khỉ vàng hăm hở, kim cô siết) để đối kháng lại. Qua mấy lần giáo huấn, cuối cùng vẫn không hối cải. Họ cho rằng cứ tiếp tục như thế thì không thể tìm được con đường danh lợi cá nhân tại Pháp Luân Công nữa, cuối cùng đã dấn vào đến chỗ thề sống chết đấu với Pháp Luân Công đến cùng, không đạt được mục đích triệt để hãm hại Pháp Luân Công, thề không dừng tay.

2. Loạt lời đồn do họ chế ra và phát tán rốt cuộc là món hàng gì?

Tình huống trong giới khí công Trung Quốc vẫn luôn phức tạp, nên chính phủ luôn cực kỳ quan tâm, chỉnh đốn những họa loạn trong giới khí công, tìm cách tiêu diệt những môn khí công giả thiểu số làm mê tín, lừa tiền hại người, điều này là vô cùng đúng đắn và hoàn toàn cần thiết.

Đám người thiểu số này ở Trường Xuân đã nhìn thấy được hình thế lớn này. Họ đã quyết tâm hãm hại Pháp Luân Công thì không tiếc bất cứ thứ gì để móc nối trên toàn quốc và thu thập các tài liệu vu cáo. Cuối năm 1994, họ đã viết ồ ạt ra mấy chục vạn chữ, ba quyển sách, liệt ra 12 tội trạng để vu cáo Pháp Luân Công đến 13 cơ quan ở trung ương, chụp chiếc mũ lớn đến sợ, song không có cái nào trong đó là sự thật. Nhưng những cái gọi là tài liệu vạch trần này cũng từng góp phần tạo nên cục diện “Mây đen áp thành, thành muốn sụp”.

Trước tình huống cấp bách, chúng tôi đã đến tất cả các lãnh đạo ban ngành hữu quan, thực ra là để trình bày về tình huống của Pháp Luân Công. Sau khi chúng tôi giải thích từng điều từng điều cho đến khi giải thích hết mọi vấn đề, các lãnh đạo ban ngành đều cực kỳ kinh ngạc. Họ nói: Thì ra Pháp Luân Công tốt như vậy, sao các vị không liên hệ với chúng tôi chứ? Chúng tôi mãi mà không biết các vị! Mong rằng từ nay về sau, các vị sẽ liên hệ nhiều hơn. Thế là, vụ tài liệu vạch trần vu cáo cuối năm 1994 xem như đã được giải quyết. Vì vậy, ngày 9 tháng 2 năm 1995, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc đã viết báo cáo chi tiết gồm ba phần gửi đến Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc (cùng các phòng ban liên quan), trong đó có một phần giải thích từng điều một về chân tướng sự thật nhắm thẳng vào vụ tài liệu vạch trần của 8 người ở Trường Xuân. Cần phải nói rằng, loại lời đồn này khi ấy đã bị dẹp bỏ triệt để, mọi vấn đề từ đó mà ra đã được giải quyết.

Sau này còn có một số ít cơ quan chức năng mấy lần làm ra phong trào vây quét Pháp Luân Công trên toàn quốc, họ lại đi khắp nơi thu thập tội trạng của Pháp Luân Công, rốt cuộc vẫn chỉ như dùng rổ tre múc nước, không có được chứng cứ xác thực nào. Nhưng đã đặt điều phê phán trên toàn quốc mà không có tài liệu cũng không được, chỉ đành thông đồng từ trên xuống dưới, lật lại phiên bản của cái gọi là tài liệu vạch trần của mấy người ở Trường Xuân vốn đã bị dẹp từ lâu.

Chuyện đã cũ, vốn không đáng để nhắc lại, nhưng vì hoạt động của mấy người này đã truyền độc ra toàn thế giới, nên chúng tôi cũng đành bắt đầu từ gốc, chẳng ngại nói lại từ đầu.

Trong báo cáo ngày 9 tháng 2 năm 1995 của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc gửi Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, chúng tôi đã phân tích và bình luận từng điều trong cái gọi là tài liệu vạch trần như sau:

(1) Lấy ngày tháng năm sinh trên chứng minh thư, hộ khẩu làm đại tội hàng đầu là điều cực kỳ nực cười.

Ngày tháng trên chứng minh thư, sổ hộ khẩu bị ghi sai, e rằng cả nước có mấy trăm nghìn người đã gặp, vốn không đáng phải trưng ra để hỏi tội như thế. Rốt cuộc người ghi sai ngày tháng là ai chứ? Rốt cuộc tội ở chỗ nào chứ?

Sư phụ Lý Hồng Chí trước đây khi đi bộ đội, ngày sinh bị bộ đội điền sai, sau này đã được sửa lại, vả lại ngày 20 tháng 10 năm 1994 đã làm chứng minh thư mới tại Công an Triều Dương thuộc Công an Thành phố Trường Xuân, ghi rõ là sinh ngày 13 tháng 5 năm 1951, số hiệu là: 220104510513361, chứng minh thư cũ đã bị hủy bỏ. Việc sửa lại ngày tháng này bị một số người có dụng ý xấu thổi phồng lên, liên hệ với ngày Phật đản nào đó, mượn đó để làm lớn chuyện.

Ngày Phật đản xưa nay đều tính theo âm lịch, mà cứ bịa đặt liên hệ với suy luận nào đó, đều là chiêu trò của chính những kẻ tạo tin đồn. Nếu ngày này có ý nghĩa trọng đại gì, e là số người sinh vào ngày này ở Trung Quốc ít nhất cũng có mấy trăm nghìn người, lẽ nào họ đều là Phật cả sao? Hơn nữa, người “tự nhận mình cao hơn cả Phật Tổ”, chẳng lẽ lại đi dùng việc sinh cùng ngày với Phật là có thể nâng cao bản thân mình sao?

(2) “Tài liệu” này vu cáo về vấn đề công năng của Sư phụ Lý Hồng Chí.

Sư phụ Lý Hồng Chí trước giờ chủ trương không tùy tiện vận dụng công năng, Ngài chủ trương tu nội. Vậy nên lấy việc Sư phụ Lý Hồng Chí không biểu diễn công năng để hạ thấp tầng thứ trí huệ và năng lực của Ngài chẳng có ý nghĩa gì. Sư phụ Lý trước sau như một — chủ trương không hiển thị công năng siêu thường trong người thường. Có những công năng, nếu vận dụng trong xã hội người thường, thì sẽ phá hoại trạng thái của xã hội người thường, điều này là không được phép. Ví như nói có người tâm tính bất hảo, một khi được trang bị công năng ban vận, thì chuyện xấu nào họ cũng có thể làm, cơ mật quốc gia không giữ kín được; ngân hàng có toàn là tiền, anh ta có thể lấy đi một chút, chuyện như thế là tuyệt đối không được phép. Vì thế, Sư phụ Lý trước nay chưa từng biểu diễn công năng, ngoại trừ những nghiên cứu khoa học quan trọng (Sư phụ từng làm thí nghiệm với cơ quan nghiên cứu khoa học). Pháp Luân Công cũng như vậy, nghiêm khắc yêu cầu học viên không được có tâm lý hiển thị, tránh gây khó hiểu cho xã hội.

Nhưng có người vì mù quáng truy cầu công năng mới đến học Pháp Luân Công, cho rằng học được công pháp Phật gia rồi, thì “Phật” có thể bảo hộ họ vạn sự như ý, phát tài, sinh con trai, một khi phát hiện ra “Phật” không cho họ sự hưởng thụ đặc biệt, liền sinh ra cảm giác thất vọng do mộng tưởng bị sụp đổ, từ đó oán trách Sư phụ Lý.

(3) “Tài liệu” này nói nào là “trái đất nổ tung”, nào là “trì hoãn 30 năm”, còn được trình lên các đồng chí lãnh đạo Trung ương.

Loại thủ đoạn hãm hại chính trị này cực kỳ độc ác, hoàn toàn là dựng chuyện ăn không nói có. Bởi vậy cũng không cần đề cập đến.

Chúng tôi là lô học viên lâu năm đi theo Sư phụ Lý, từ trước đến nay chưa từng nghe Sư phụ nói đến chuyện trái đất nổ tung, càng không hề nghe chuyện các lãnh đạo trung ương mời Sư phụ đến gặp vì chuyện này. Kiểu ăn nói hồ đồ này thật không nên, đây không chỉ là vu khống một cách méo mó về Sư phụ Lý, mà còn là không tôn trọng các lãnh đạo Trung ương.

Cái gọi là vấn đề vũ trụ nổ tung trước giờ vẫn luôn là vấn đề giới khoa học trong ngoài nước quan tâm, nghiên cứu thảo luận, đến nay vẫn chưa có kết luận. Có học thuyết vũ trụ cho rằng: Vũ trụ được hình thành từ vụ nổ lớn, đến nay đã có 14 tỷ năm lịch sử; có nhà khoa học lại nói: Vũ trụ đến nay vẫn liên tục xảy ra các vụ nổ, hình thành các thể hệ phức tạp có kết cấu thời không khác nhau; có người đang nghiên cứu những nhân tố dẫn đến sự giãn nở của vũ trụ. Đây đều là những vấn đề học thuật được công nhận là chưa có cách giải quyết.

Cá biệt có người từng nêu ra vấn đề này với Sư phụ Lý, Ngài luôn nói: Mọi người đừng hỏi những chuyện giật gân như vậy, những chuyện này không liên quan đến tu luyện, không liên quan đến thân thể khỏe mạnh. Nhắm thẳng vào những lời đồn của một số tà giáo, nhắm vào một số cách nói về đại kiếp nạn, Sư phụ Lý đã nhiều lần nói rõ kiếp nạn này đã không còn tồn tại nữa. Sư phụ Lý nghiêm khắc phê bình những lời đồn đại kích động nhân tâm, thái độ nghiêm túc của Ngài về phương diện này đã khởi tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc phá trừ các loại tà giáo và chấn an lòng người.

Vì vấn đề này vốn mang tính kích động chính trị, mấy năm qua vẫn luôn là tài liệu dối trá được trích dẫn, đúng là chuyện đau lòng.

(4) “Tài liệu” này nói Sư phụ Lý Hồng Chí lập môn phái tôn giáo khác; đây cũng hoàn toàn là ăn không nói có.

Trước hết, cần nói rõ chúng tôi là tu luyện, không phải là tôn giáo. Chúng tôi là công pháp Phật gia, là Đại Pháp tu luyện chân truyền, không liên quan gì đến tôn giáo, cũng không phải Phật giáo.

“Tài liệu” này đưa ra vấn đề: luyện Pháp Luân Công thì không được luyện cùng công pháp khác, đây thực ra là vấn đề về nguyên tắc căn bản của giới tu luyện: Tu luyện phải chuyên nhất, chỉ có thể tu một môn; đây không phải là đạo lý của riêng Pháp Luân Đại Pháp, mà là đạo lý phổ biến trong tất cả các môn tu luyện. Chẳng qua thế gian con người không có ai truyền thụ đạo lý tu luyện chân chính, nên người thường không biết mà thôi. Người thường chỉ biết phương pháp rèn luyện thân thể khỏe mạnh, có thể lấy sở trường của đủ loại môn phái để rèn luyện cho thân thể khỏe mạnh thì dùng biện pháp nào cũng được, nhưng đó không phải tu luyện lên tầng thứ cao.

Tu luyện Pháp Luân Công không cần quy y (Phật giáo). Nếu vừa luyện công, vừa quy y, thì không chỉ là không chuyên nhất, mà còn phá hoại quy tắc tu luyện của cả hai pháp môn. Nhưng cũng không phải nói bạn phải luyện Pháp Luân Công, bạn muốn quy y thì cứ quy y, đây là giảng về đạo lý tu luyện phải chuyên nhất. Chúng tôi cho rằng, luyện công cũng được, quy y cũng được, đây đều là chuyện cá nhân, không ai cưỡng ép được ai. Trong mấy người ở Trường Xuân kia, có người là cư sỹ cứ lôi kéo học viên đến chùa của hòa thượng để quy y, cách làm ấy đương nhiên phải bị Pháp Luân Công phê bình. Đây chính là nguyên do vì sao họ dựng lên lời dối trá rằng Pháp Luân Công lập môn phái tôn giáo khác.

(5) “Tài liệu” này nói Sư phụ Lý Hồng Chí mở lớp nhưng “chưa nộp một đồng thuế nào”, đây cũng hoàn toàn trái với sự thật.

Tháng 5 năm 1992, Pháp Luân Công bắt đầu truyền công, liền lập tức báo cáo với Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc về mục đích và nội dung truyền công, và đã nhận được sự khẳng định của các lãnh đạo của cơ quan này. Các lớp học mở tại Bắc Kinh đều do cơ quan này đứng ra tổ chức, nhiều lần có lãnh đạo phát biểu tổng kết, phê chuẩn việc quảng bá công pháp tốt ra cả nước và thế giới, hơn nữa còn được kết nạp thành công phái trực thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc. Khi ấy, chúng tôi đã thương lượng rõ các lớp học do Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc đứng ra tổ chức thì đơn vị tổ chức sẽ nộp thuế. Sau này, Pháp Luân Công mở lớp, không ngừng tích lũy kinh nghiệm, bắt đầu từ nửa cuối năm 1993, đã có thỏa thuận chính thức với đơn vị tổ chức. Do địa phương khác nhau có quy định nộp thuế khác nhau, nên phân hội Pháp Luân Công sẽ phân chia tổng thu nhập từ việc mở lớp, gửi cho đơn vị tổ chức thêm 10% nữa, tức là tăng lên thành 40%, như vậy là đã giao số tiền thuế mà chúng tôi cần nộp cho đơn vị tổ chức đi nộp. Với cách làm này, đơn vị tổ chức cũng rất hài lòng.

Tình huống mỗi khóa một khác, nhưng đều chú ý giải quyết vấn đề đóng thuế.

Theo quy định của Sư phụ Lý, toàn bộ thu nhập từ việc mở lớp đều dùng vào việc nghiên cứu lý luận của công pháp này, thí nghiệm khoa học, và kiến thiết cơ bản…, không hề quy về sở hữu cá nhân của Sư phụ Lý. Sổ sách kế toán là do phân trạm của Pháp Luân Công quản lý, bất kỳ ai cũng không được sử dụng khoản tiền này. Những quy định và cách làm này, Triệu Kiệt Dân đều biết rõ, vì khi mở lớp tại Trường Xuân, chính là do Triệu Kiệt Dân giúp sức.

Từ tháng 5 năm 1992, Sư phụ dành trọn thời gian vào việc mở lớp truyền công, nên các chi phí khi đi truyền công, chi phí sinh hoạt của Ngài đều thanh toán cùng chi phí kiến thiết công pháp hoặc do phân trạm sắp xếp.

Pháp Luân Công mở lớp học, mỗi khóa gồm 10 buổi, học viên mới chỉ thu phí 40 Nhân dân tệ (khoảng 5 đô la Mỹ), học viên cũ thu phí 20 Nhân dân tệ (khoảng 2.5 đô la Mỹ). Đây là lớp khí công có mức học phí thấp nhất trên toàn quốc. Do hình thành sự tương phản quá lớn với mức thu phí tiêu chuẩn của các lớp khí công khác trong xã hội, nên các khí công sư khác đều có ý kiến. Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Sư phụ Lý nâng mức học phí, nhưng Sư phụ Lý suy xét đến khả năng tài chính của học viên, nên một mực kiên trì không nâng học phí.

(6) “Tài liệu” này nói thu nhập từ việc mở lớp của Sư phụ Lý Hồng Chí, ngoài khoản chi tiêu rất nhỏ, còn lại nhét hết vào túi riêng, không quyên tặng một đồng nào.

Tại đây, chúng tôi xin trình bày rõ sự thật.

Ngày 17 tháng 12 năm 1993, tại Hội Triễn lãm Sức khỏe Đông Phương 1993, Sư phụ Lý đã mở một buổi báo cáo khoa học khí công, thu được 4.000 Nhân dân tệ, toàn bộ đóng góp cho “Quỹ Dũng cảm Hành động vì Việc nghĩa Trung Hoa”.

Ngày 14-15 tháng 5 năm 1994, Sư phụ Lý được mời đến một buổi báo cáo quyên góp do “Quỹ Dũng cảm Hành động vì Việc nghĩa Trung Hoa” tổ chức. Tại sảnh lớn Trường Đại học Công an Bắc Kinh, Sư phụ đã thực hiện hai buổi báo cáo học thuật khí công, thu được gần 60.000 tệ, toàn bộ quyên tặng cho “Quỹ Dũng cảm Hành động vì Việc nghĩa Trung Hoa”, đồng thời tặng 1.000 cuốn “Pháp Luân Công Trung Quốc”, trị giá 6.600 tệ, cho quỹ này để gửi tặng cho các thư viện các nơi.

Ngày 27 tháng 8 năm 1994, Sư phụ Lý đã mở lớp học tại khu tự trị cho người tộc Triều Tiên ở khu vực biên giới, thu được 7.000 Nhân dân tệ, toàn bộ quyên tặng cho Hội Chữ Thập Đỏ địa phương.

Những đóng góp này đều có số hiệu và chứng từ có thể chứng minh rõ.

Ngoài ra, tại buổi báo cáo của Sư phụ Lý tổ chức tại Trường Đại học Công an, có hai người giấu tên, vì cảm động trước những Pháp lý tu luyện của Sư phụ Lý, một người đã quyên tặng 100.000 tệ, vị còn lại quyên tặng 1.500 tệ.

Sư phụ Lý không chỉ nhiều lần quyên tặng cho “Quỹ Dũng cảm Hành động vì Việc nghĩa Trung Hoa”, mà còn người được tôn kính trong tổ chức này. Tháng 8 năm 1993, Ban Tuyên truyền Trung ương phối hợp với Bộ Công an tổ chức Đại hội Toàn quốc Khen thưởng Nhân vật Tiên tiến Dũng cảm vì Việc nghĩa lần thứ ba. “Quỹ Dũng cảm Hành động vì Việc nghĩa Trung Hoa” đã thỉnh mời Sư phụ Lý trị liệu sức khỏe bằng khí công cho các nhân vật tiên tiến trong thời gian diễn ra đại hội. Lời mời này khi ấy đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Bí thư Trương Kiến, Phó Bí thư Quản Khiêm, Chủ tịch Phí Đức Tuyền của Ủy ban Công lý Công pháp thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc. Ngày 31 tháng 8 Sư phụ Lý dẫn theo một nhóm đệ tử đến trị bệnh cho gần trăm đại biểu. Ngày 31 tháng 8, Bộ Công an đã gửi công hàm cảm ơn đến Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, trong công hàm viết: Trong gần trăm người được trị liệu, trừ một người bị bệnh nhẹ không có cảm nhận rõ ràng, còn lại tất cả những người khác đều có hiệu quả trị liệu rõ ràng ở mức độ khác nhau.

Ngày 21 tháng 3 năm 1993, ”Công an Nhân dân Nhật báo” đã đăng bức ảnh của Phó cục trưởng Công an Bắc Kinh Lý Hiểu Tân chụp cùng Sư phụ Lý. Trong phần chú thích ảnh còn có lời của Sư phụ Lý: “Hễ là Nhân vật Tiên tiến Dũng cảm vì Việc nghĩa trên cả nước đã được “Quỹ Dũng cảm Hành động vì Việc nghĩa Trung Hoa” xác nhận thì đều đủ tư cách được công pháp này trị liệu miễn phí.” Ngày 16 tháng 5 năm 1994, “Pháp chế Nhật báo” đã dẫn lời của Bí thư Chu Thi Thường của “Quỹ Dũng cảm Hành động vì Việc nghĩa Trung Hoa” rằng: “Quan điểm công-đức của Pháp Luân Công Trung Quốc do Ngài Lý Hồng Chí truyền thụ có tôn chỉ giống với chúng ta.” Không khó để nhận thấy sự ủng hộ của Sư phụ Lý đối với “Quỹ Dũng cảm Hành động vì Việc nghĩa Trung Hoa”, mỗi người chính trực đều sẽ tự có nhìn nhận công bằng.

(7) “Tài liệu” này nói Sư phụ Lý Hồng Chí chỉ có thể giảng Pháp, không biết trị bệnh.

Sư phụ Lý có thể trị bệnh hay không, điều này không cần phải nói thêm nữa, trong trước tác của Ngài đã có nhiều ví dụ minh chứng cho điều này. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến tình huống trị bệnh của Sư phụ Lý và Pháp Luân Công tại hai lần Hội Triễn lãm Sức khỏe Bắc Kinh.

Để ủng hộ hoạt động khí công quy mô lớn của quốc gia, Sư phụ Lý đã dẫn theo đệ tử tham gia hoạt động trị bệnh tại Hội Triễn lãm Sức khỏe Đông Phương năm 1992. Tại Hội nghị, Tổng Chỉ huy Lý Như Tùng và Cố vấn trưởng Giáo sư Khương Học Quý đã có những bình luận khách quan về công lực của Sư phụ Lý và hiệu quả trị bệnh của Pháp Luân Công. Ông Lý Như Tùng nói: “Tại hội nghị này, Pháp Luân Công được biểu dương nhiều nhất, hiệu quả trị bệnh rất tốt.” Giáo sư Khương Học Quý nói: “Có thể nói, Ngài Lý Hồng Chí là ngôi sao sáng tại Hội Sức khỏe Đông Phương 1992. Tôi thấy Sư phụ Lý đã làm nên rất nhiều kỳ tích tại triển lãm lần này; những bệnh nhân phải chống nạng, ngồi xe lăn, hay đi lại bất tiện, sau khi được Sư phụ Lý điều trị, liền đứng dậy và đi lại được một cách kỳ diệu. Quả đúng như người ta nói: Pháp Luân Công có hiệu quả trị bệnh thần kỳ. Là tổng cố vấn của Hội nghị, tôi có trách nhiệm giới thiệu Pháp Luân Công tới mọi người, tôi cho rằng công pháp này thật sự mang lại cho mọi người thân thể khỏe mạnh và diện mạo tinh thần mới.

Nưam 1993, Sư phụ Lý lại nhận lời mời tham gia hoạt động trị bệnh của Hội Triễn lãm Sức khỏe Đông Phương 1993. Sư phụ Lý được đề cử vào thành viên ban tổ chức, Pháp Luân Công trở thành “công phái đặc biệt”. Trong vòng 10 ngày trị bệnh cho mấy ngàn lượt người, số trường hợp có tác dụng ngay trong thời gian ngắn đạt trên 95%; Sư phụ Lý đã ký tên kỷ niệm cho hơn 10.000 lượt người, là công phái tiếp đón nhiều lượt người đến tham quan nhất trong lần triển lãm năm ấy. Vì Sư phụ Lý và Pháp Luân Công đã có những cống hiến xuất sắc cho triển lãm này, nên ban tổ chức và hội đồng chuyên gia đã đưa ra quyết định: Đại hội sẽ trao giải thưởng cao nhất “Giải thưởng Khoa học Liên ngành Tiên tiến” cho Sư phụ Lý; đồng thời, còn trao tặng cho Sư phụ Lý “Giải Vàng đặc biệt” cùng danh hiệu “Đại sư khí công được quần chúng hoan nghênh nhất”. Tham gia hội triển lãm năm ấy có đến 50-60 môn phái khí công, Sư phụ Lý là vị khí công sư nhận được nhiều giải thưởng nhất. Đây là sự thật rõ như ban ngày.

Triệu Kiệt Dân, Tống Bỉnh Thần ban đầu cũng người đầy bệnh tật, khi được Sư phụ Lý trị cho khỏi, bọn họ lập tức quỳ xuống dập đầu, xúc động đến vậy, chân thành đến vậy đó. Lưu Phong Tài từng nói: “Từ khi tôi luyện Pháp Luân Công, toàn thân ấm áp thoải mái, nhiều bộ phận trên thân đều có Pháp Luân xoay chuyển, đầu óc cực kỳ tỉnh táo, từng thức 7 ngày đêm liền để làm tài liệu, mỗi đêm chỉ ngủ 2 tiếng, mà không hề có chút cảm giác buồn ngủ nào.” Vậy mà, vì sao chỉ một năm sau lại triệt để vong ân phụ nghĩa, làm ra sự việc thương thiên hại lý như thế? Chẳng phải chính là vì giấc mộng mở phòng khám, dùng Pháp Luân Công để trị bệnh, phát tài của bọn họ bị cản trở, bèn quay ra bôi nhọ Pháp Luân Công không trị được bệnh sao? Đây chẳng phải là tự lừa mình, tự vỗ về mình sao? Chẳng phải mặt ác trong nhân tính của họ đang bộc phát ra sao?

(8) Nhóm người Triệu Kiệt Dân còn “vạch trần” những vấn đề như Sư phụ Lý Hồng Chí tâng bốc bản thân, có tâm tật đố, Pháp Luân Công đã sổ lồng… chúng tôi không muốn lãng phí giấy mực cho những thứ này nữa.“Tài liệu” này còn lôi ra đủ loại đủ dạng vấn đề, không có cái nào đáng để kể ra phân tích. Ví như bức tranh nào đó mang màu sắc mê tín, gì mà bà mẹ nói ông không có công năng, trước khi xuất sơn đã học lớp khí công gì đó, v.v. Những chuyện này thật không đáng để tốn giấy mực, đều chỉ là những hiện tượng đơn giản nhất trong khí công.

Trên đây có nói khi truyền Pháp ra xã hội, để hiểu tình huống về các lớp khí công trong xã hội, Sư phụ Lý đã tham gia một số lớp khí công bằng thân phận học viên và tìm hiểu một cách khiêm tốn. Đây chẳng phải là biểu hiện của sự khiêm tốn hay sao? Sao có thể dựng chuyện thành học công pháp khác rồi chế bừa ra công pháp của bản thân được chứ?

Vừa hay khi chúng tôi đến báo cáo tình hình cho hai cấp tổ chức khí công ở thành phố Trường Xuân và tỉnh Cát Lâm, có một vị nguyên là chủ tịch hội khí công của tỉnh, trước đây từng mở lớp khí công. Sư phụ Lý đã tham gia lớp của ông ấy. Sau này, ông ấy học Pháp Luân Công mới biết Pháp Luân Công thâm sâu đến vậy, bèn bỏ dạy môn phái cũ và chuyên tâm học tập Pháp Luân Công. Ông đã trực tiếp báo cáo câu chuyện của chính mình với hội khí công địa phương, cực kỳ sinh động và rất có sức thuyết phục.

Quay lại chuyện bức tranh có đài sen, trên đầu có hào quang bị nói là “mê tín”. Thực ra, những người từng có chút trải nghiệm luyện công trong rất nhiều công pháp khí công, khi đả tọa, đều nhìn thấy đài sen ba tầng, chín tầng, thấy trên đầu có vòng hào quang, trên người có ánh sáng, còn có những cảnh tượng phong phú, thù thắng. Đây là tình huống chân thực khi tu luyện khí công, vậy nên triển hiện ra bằng tranh là chuyện rất bình thường.

Hơn nữa, lịch sử đã có nhiều câu chuyện về các môn tu luyện khí công, đều nói có người luyện công mấy chục năm, mà giữa vợ chồng không biết đối phương đang mật tu. Hơn 20 vị sư phụ dạy công pháp cho Sư phụ Lý đều là công pháp mật luyện đơn truyền độc tu, làm sao có thể để cho người khác biết Ngài đang luyện công được chứ? Còn có những tình huống phức tạp khi đi sâu vào tu luyện khí công, đả tọa, tu luyện trong giấc ngủ, người không tu luyện không cách nào tưởng tượng được. Người khác nếu biết được, thì còn gọi gì là mật luyện nữa? Ngay như mẫu thân của Sư phụ Lý vẫn luôn tự hào về Ngài, không nên đi nói những lời khó nghe về bà, vô duyên vô cớ làm tổn thương bà lão vốn được mọi người tôn kính, mà như vậy là có ý gì chứ?

Bất kỳ âm mưu nào cũng đều không chịu nổi ánh mặt trời, bất kỳ lời dối trá nào cũng không thể trụ được trước sự thật, thế nên đến cuối năm 1994, những lời dối trá kia đã bị tất cả cơ quan chức năng dập tắt. Hội khí công của thành phố Trường Xuân và tỉnh Cát Lâm đã điều tra kỹ lưỡng, lắng nghe ý kiến từ nhiều phương diện, cuối cùng đều kiên quyết ủng hộ Pháp Luân Công, phê bình sự lệch lạc của những kẻ gây chuyện. Hai hội khí công này đều chủ động yêu cầu thành lập các tổ chức như phân hội, tổ chuyên môn Pháp Luân Công, đồng thời rất vui mừng, quang vinh vì quê hương mình có một môn công pháp được hồng dương ra khắp cả nước, khắp thế giới.

Khi ấy, Ủy ban Thể thao Quốc gia, Bộ Công an, Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc đều ủng hộ Pháp Luân Công, muốn nhanh chóng hoàn thiện một đoàn thể tổ chức học thuật để điều phối công việc của một công phái lớn mang tính toàn quốc. Nhưng xét theo quy định của Sư phụ Lý: Tu luyện là chuyện của cá nhân, chúng ta không liên quan đến chính trị, không làm thành tổ chức, không làm thành thực thể, thế nên Pháp Luân Công vẫn luôn bước trên con đường vô hình.

Bấy giờ, kẻ tung tin đồn dối trá khắp nơi vấp phải tình cảnh rất không tốt, gặp người thì không saongẩng cao đầu. Hãm hại Pháp Luân Công bất thành, bọn họ liền quay sang có ý kiến lên lãnh đạo các cấp, chứ không từ bỏ, chỉ là chờ đợi thời cơ. Họ có người làm tác gia viết tiểu thuyết, dựng chuyện công kích, có người hạ quyết tâm mấy chục năm cũng phải đối đầu đến cùng.

3.Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc bác bỏ vu cáo của nhóm Triệu, Tống

Năm 1992, Pháp Luân Công Trung Quốc được công khai truyền thụ ra xã hội, đã nhận được sự ủng hộ tích cực và khen ngợi hết lời của các cấp lãnh đạo của Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc.

Sau khi mở lớp học khóa đầu tiên và khóa thứ hai tại Trường Xuân vào tháng 5 năm 1992, Sư phụ Lý đã báo cáo với Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc tại Bắc Kinh về mục đích ra truyền công và nội dung giảng dạy, và nhận được sự khẳng định mạnh mẽ của cơ quan này, hơn nữa còn mở lớp dưới sự chủ trì của cơ quan này. Mỗi lần mở lớp đều có các lãnh đạo lên phát biểu, khi kết thúc cũng có lãnh đạo lên tổng kết, khẳng định, và phê chuẩn việc quảng bá công pháp ưu tú này khắp trong ngoài nước. Năm 1993, Pháp Luân Công trở thành công phái trực thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, hơn nữa cơ quan này còn chế tác băng hình dạy công lần đầu tiên để công khai phát hành.

Trong quá trình hợp tác mật thiết đó, chúng tôi vẫn nhớ những cống hiến của một loạt lãnh đạo, như Chủ tịch Trương Chấn Hoàn, Bí thư Trương Kiện, Bí thư Lý Chi Nam, trong việc quảng bá Pháp Luân Công. Bí thư Lý Chi Nam còn chuyên đi cùng Sư phụ Lý đến Tề Tề Cáp Nhĩ mở lớp, lãnh đạo các cấp cũng từng được mời làm khách quý đến tham dự các buổi truyền Pháp. Ông Trương Kiện cùng các lãnh đạo còn nhận lời mời tham gia lần truyền Pháp trong nước cuối cùng của Sư phụ Lý ở Quảng Châu vào tháng 12 năm 1994, cũng như buổi ra mắt cuốn “Chuyển Pháp Luân” và đại hội tổng kết việc truyền Pháp trong nước cử hành tại hội trường của Trường Đại học Công an Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 1 năm 1995. Tại đại hội này, Sư phụ Lý đã tuyên bố kết thúc toàn bộ việc truyền Pháp trong nước.

Từ năm 1992 đến năm 1994, Pháp Luân Công đã tổ chức tổng cộng 54 lớp truyền Pháp trên cả nước, các lớp học mở sau này mỗi lần có đến 4.000-5.000 học viên tham dự, quy mô lớn chưa từng có, song cũng có không ít can nhiễu và phá hoại. Can nhiễu thời đầu là vì một số người cá biệt trong nội bộ Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, ban đầu thì kéo Sư phụ Lý về quê mình để mở lớp, nhưng sau lại muốn mở bệnh viện trị bệnh bằng Pháp Luân Công ở quê mình, v.v, khi hành vi đi ngược lại với tôn chỉ của Pháp Luân Công bị ngăn cản, họ lại chuyển hướng sang phản đối Pháp Luân Công. Chúng tôi rất cảm ơn các lãnh đạo của Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc đã một lần nữa nghiêm túc phê bình những hành vi sai lệch của các nhân viên kể trên.

Theo kế hoạch của Sư phụ Lý thì Pháp Luân Công truyền công ở Trung Quốc trong thời gian hai năm, lẽ ra phải kết thúc vào tháng 6 năm 1994, nhưng sau đó vì đáp ứng yêu cầu mạnh mẽ của các địa phương, nên đã mở thêm các lớp vào tháng 8 ở vùng biên Cát Lâm, rồi tháng 12 ở Quảng Châu. Đến tháng 9 Sư phụ Lý thông báo cho Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc rằng việc truyền công trong nước của Ngài đã kết thúc, nên xin rút khỏi Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công. Bắt đầu từ năm 1995, Sư phụ Lý chỉ mở lớp truyền Pháp ở nước ngoài, không còn tổ chức bất kỳ hoạt động khí công nào ở trong nước nữa.

Tháng 3 năm 1996, Sư phụ Lý cử ba học viên đến báo cáo với tập thể các lãnh đạo của Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, chính thức xin rút Pháp Luân Công khỏi Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công, lý do là vì năm 1994 đã kết thúc việc truyền công trong nước, năm 1995 cũng kết thúc việc truyền công ở nước ngoài, đến đây không còn tiến hành các hoạt động của khí công sư nữa, sau này sẽ chuyên tâm dồn sức vào nghiên cứu Phật Pháp, vì thế xin rút khỏi Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc.

Khi ấy, lãnh đạo đương nhiệm của Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc có Phó Chủ tịch Trương Kiện, ông Khâu Ngọc Tài, v.v. Các lãnh đạo một mực muốn níu giữ, nói khi khí công chân chính bị đả kích, bị bôi nhọ các kiểu, thì Pháp Luân Công lại đang trên đà phát triển tấn tốc, cần phải dũng cảm đứng lên, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ khí công, vì sao lại muốn rút khỏi tổ chức khí công? Hơn nữa, họ còn hết lời khen ngợi Pháp Luân Công, nói rất nhiều điều ghi nhận Pháp Luân Công là tốt. Chúng tôi giải thích rằng vì Sư phụ muốn chuyên tâm nghiên cứu Phật Pháp, không còn thời gian để bận tâm đến các việc về khí công nơi thế gian nữa, vậy nên chúng tôi kiên trì xin rút khỏi Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, sau đó có được xác nhận chính thức, rồi làm các thủ tục để rút khỏi tổ chức này.

Đề tài thứ hai của lần báo cáo ấy là sau khi Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công rút khỏi Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, đông đảo người học Pháp Luân Công muốn tổ chức một học hội của người tu luyện, làm sao để xin làm đơn vị trực thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc. Khi ấy, chúng tôi được trả lời là trước hết phải tìm một đơn vị cấp bộ làm đơn vị chỉ đạo chuyên môn, rồi đến Bộ Nội vụ xin thành lập đoàn thể xã hội, sau đó lấy danh nghĩa tập thể hội viên để xin làm đơn vị trực thuộc của Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc. Vậy nên, mọi sự bấy giờ đều tiến triển rất hữu hảo và ổn thỏa.

Mãi đến tháng 6 năm 1996, tờ “Quang Minh Nhật Báo”bắt đầu phê bình Pháp Luân Công, quảng đại học viên đã viết thư đến “Quang Minh Nhật Báo” để phản ánh những lợi ích mà bản thân có được từ khi học Pháp Luân Công. Cũng có khá nhiều học viên gửi thư đến Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc. Hội Khí công Cát Lâm, Hội Khí công Thành phố Trường Xuân, sau khi nhận được thư, đã đứng ra giới thiệu tích cực về Pháp Luân Công. Do phương hướng và ý đồ chính trị bấy giờ, chủ tịch mới nhậm chức của Hội Nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc và một số ít những người khác nóng lòng muốn lập công, bèn bắt đầu ra sức phê phán Pháp Luân Công. Chủ tịch mới không nắm rõ tình huống phức tạp của giới khí công, nên sau khi nhậm chức đã đặt ra chính sách đầu tiên là một mực yêu cầu tất cả các khí công sư giao hết thu nhập cho Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, để lãnh đạo cho thống nhất, hơn nữa còn yêu cầu thành lập các tổ chức đoàn đảng trong các công phái khí công, tăng cường sự lãnh đạo tập trung của Đảng… hoàn toàn xa rời thực tế.

Đến nửa cuối năm 1996, quốc gia tiến hành cái cách về mặt thể chế trong công tác quản lý khí công, giao cho Ủy ban Thể thao Quốc gia tiếp quản toàn diện. Vì thế, bản thân Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc đã mất đi giá trị tồn tại, trở thành tổ chức dân gian cần bãi bỏ. Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc vốn trực thuộc Hiệp hội Khoa học Trung Quốc, nay cũng không được đơn vị lãnh đạo đó thừa nhận nữa.

Thế là chính Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc cũng đang đứng bên bờ vực giải thể. Trong một loạt hoạt động phản đối việc Ủy ban Thể thao Quốc gia quản lý khí công, hội này đã lấy việc phê phán Pháp Luân Công làm phương sách cứu vãn sự sinh tồn của mình, đã viết cái gọi là tài liệu viết vào tháng 11 năm 1996 để đăng báo, ý nói đã gạch tên Pháp Luân Công rồi. Thử hỏi, một tổ chức đã tự động rút đi vào tháng 3 năm 1996, làm sao đến cuối năm lại cần phải gạch tên gì nữa chứ? Hơn nữa, vì để công kích Pháp Luân Công, họ đã không ngại lật lọng, lôi lại mấy lời vu cáo mà chính họ đã triệt để dập tắt từ đầu năm 1995. Đây khẳng định không phải là hành vi chính nghĩa tôn trọng sự thật và đạo lý.

Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc lấy tài liệu vu cáo hãm hại chính trị của người cá biệt làm kết luận của tổ chức để đăng báo, là sai lầm nghiêm trọng về mặt chính trị. Hiện những tài liệu này đã truyền ra khắp nơi trên cả nước, trở thành chứng cứ công kích, bôi nhọ Pháp Luân Công của những kẻ có dụng ý khác. Nguy hiểm hơn nữa là, những tài liệu bôi nhọ dối trá này lại được chọn làm văn kiện chính thức của chính quyền để đàn áp Pháp Luân Công, từ đó gây hậu quả nghiêm trọng. Những người cá biệt kia trong Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc khó mà thoát tội, thiên lý không dung.

4. Mấy lần vây quét lớn trên toàn quốc đều thất bại thảm hại, đành bất lực lôi lại tin đồn xác sống

Pháp Luân Đại Pháp được hồng dương rộng khắp trong ngoài nước, nhận được sự chào đón của toàn thế giới. Điều này lại càng kích động thần kinh của những kẻ có âm mưu. Bọn họ muốn mượn việc công kích Pháp Luân Công để đạt được mục đích chính trị cá nhân, mà không ngại năm lần bảy lượt bày ra sự kiện bức hại Pháp Luân Công, mưu đồ gây rắc rối, dẫn động hỗn loạn trong xã hội.

Người cá biệt kia nhúng tay vào Bộ Công an, vào tháng 1 và tháng 7 năm 1997 đã có hai đợt điều tra cái gọi là “hoạt động tôn giáo phi pháp” của Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc, giăng lưới sắp đặt chứng cứ phạm tội để định tội “tà giáo”. Kết quả, sau khi cục công an các nơi trên cả nước dốc sức điều tra, đều báo cáo lên cấp trên rằng “chưa phát hiện ra vấn đề gì”. Tháng 7 năm 1998, Bộ Công an càng phạm pháp khi định tội trước cho Pháp Luân Công là “tà giáo”, rồi mới tổ chức thu thập chứng cớ phạm tội trên toàn quốc, gây hỗn loạn khắp cả nước, nhưng kết quả vẫn không tìm được gì. Điều khiến họ kinh ngạc là, bao nhiêu địa phương trên cả nước, mà đến một tội nhỏ của Pháp Luân Công cũng không tìm ra.

Ngay cả những kẻ vẫn luôn phản đối Pháp Luân Công ở Trường Xuân kia, bọn họ năm lần bảy lượt đồn đại cũng không có kết quả gì, cục công an đều thấy họ thật vô vị, chẳng có giá trị gì. Như thế chỉ còn cách để Hà Tộ Hưu xuất đầu lộ diện, lần lượt kích động sự kiện Đài Truyền hình Bắc Kinh, rồi sự kiện Thiên Tân. Dưới sự phối hợp chặt chẽ cả văn lẫn võ của bọn họ, họ lại đạo diễn ra sự kiện Trung Nam Hải. Song, những hành động cao thượng theo Chân-Thiện-Nhẫn của các học viên Pháp Luân Công đã khiến sự việc lắng dịu lại.

Kẻ âm mưu tính kế không thành lại nghĩ kế mới, lừa gạt trung ương, phát tán tin đồn rằng Pháp Luân Công theo thuyết khủng bố, rồi dựng lên “vụ tự sát tập thể ở Hương Sơn ngày 5 tháng 1”, tung tin đồn về “vụ tập trung lớn để tự sát tại Hương Sơn ngày 22 tháng 5”, rồi “vụ tập trung lớn vào tháng 6”. Song mấy âm mưu này đều lần lượt bị phá sản. Thế là bọn họ lại bất lực lôi cái xác sống kia ra.

Dưới sự chỉ huy mưu mô của nhóm nhỏ những kẻ cầm quyền trong Bộ Chính trị và Pháp luật, cục công an nọ lại lần nữa ra mặt tìm đến Đài Truyền hình Vũ Hán, câu kết với Tống Bỉnh Thần, Triệu Kiệt Dân ở Trường Xuân để bào chế và diễn lại âm mưu vốn đã bị lật tẩy vào cuối năm 1994, ảo tưởng muốn lặp lại lời nói dối ngàn lần sẽ thành chứng cứ định tội. Đây chỉ có thể kẻ ngốc nói mơ. Thời gian và lịch sử cuối cũng sẽ triển hiện cho mọi người sự phán xét công bằng và chính nghĩa.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng là: Nhóm nhỏ những kẻ âm mưu đã lợi dụng danh nghĩa trung ương, dùng lời dối trá “Trung ương đã định tội cho Pháp Luân Công là tà giáo” để ra lệnh cho Đài Truyền hình Vũ Hán đang không minh bạch chân tướng dựng các đoạn phim phê phán tà giáo, mưu đồ phát sóng trên các đài truyền hình quyền uy của trung ương. Nguy hiểm hơn nữa là: đây hoàn toàn chỉ là lời vu cáo ác ý của một nhóm nhỏ, nhưng lại bị lầm tưởng là quyết sách của các lãnh đạo trung ương. Vì thế, chúng tôi ắt phải khẩn cấp kêu gọi các lãnh đạo trung ương tối cao hết sức ngăn chặn những kẻ âm mưu dối trên lừa dưới, mưu đồ gây hỗn loạn lớn trên toàn quốc kia.

Trên trang web của Pháp Luân Công Trường Xuân đã đăng các bài phản ánh các tình huống liên quan. Theo tin tức mới nhất, mấy người thiểu số kia ở Trường Xuân còn tiếp tục phối hợp với Đài Truyền hình Vũ Hán để bào chế tài liệu chống Pháp Luân Công trên quy mô lớn hơn nữa. Họ còn muốn câu kết làm cái gọi là “Đại Liên minh Thế giới Chống Pháp Luân Công”, mưu đồ dấy lên sự hỗn loạn lớn hơn nữa. Họ lại dựng những tin đồn bậy như Sư phụ Lý là “đặc vụ của Mỹ”, “lừa tiền rồi nhập cư vào Mỹ để đầu tư”, “được thế lực nước ngoài hậu thuẫn”… đều là những điều xàm xí không đáng nói.

Dối trá vĩnh viễn chỉ có thể là dối trá, nhưng dối trá sẽ tạm thời làm mê hoặc những ai chưa rõ chân tướng, thậm chí cung cấp tài liệu giả cho trung ương, khiến trung ương sai lầm trong quyết sách mà gây ra những thảm họa không thể vãn hồi. Vì thế, tất cả những người thiện lương đều cần phải dẫn dắt sự việc phát triển theo hướng đúng đắn, tránh để sai lại càng sai, mà gây tổn thất cho hình tượng của Trung Quốc trên trường quốc tế và xã hội Trung Quốc.

Học viên Pháp Luân Công chúng tôi nhất quán với nguyên tắc “Chân-Thiện-Nhẫn”, không can dự chính trị, không phản đối chính phủ, chúng tôi đều là những người tốt yêu nước. Chúng tôi lấy làm hết sức khó hiểu: Vì sao làm người tốt trên đời này lại khó đến vậy? Người tu luyện chúng tôi chưa từng có yêu cầu gì nhiều đối với thế gian con người, chúng tôi chỉ yêu cầu để cho chúng tôi được tuân theo đức tin và theo đuổi chân lý của mình, được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà chúng tôi trân quý. Chớ đả kích, bức hại, đàn áp chúng tôi một cách khó hiểu như thế. Chúng tôi hy vọng được trả lại những quyền cơ bản nhất, đó là quyền tự do tư tưởng, quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2000/2/17/2117.html

Đăng ngày 04-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share