Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Đài Loan

[MINH HUỆ 11-02-2025] Cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã được hơn 100 triệu người trên toàn thế giới đón đọc. Một số người cho biết cuốn sách đã giúp họ hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa nhân sinh. Có người chia sẻ rằng cuốn sách đã giúp họ vượt qua những thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời. Độc giả đều nhận xét Chuyển Pháp Luân có tác động tích cực đến cuộc sống của họ. Được xuất bản cách đây 30 năm vào tháng 4 năm 1995 tại Bắc Kinh, đến nay, cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã được dịch ra 50 ngôn ngữ và giúp thay đổi cuộc đời của hơn 100 triệu người.

Dưới đây là chia sẻ của các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan về việc cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã thay đổi cuộc đời họ như thế nào.

Chuyển Pháp Luân là cội nguồn của hạnh phúc

Ông Hồng Triêu Phú là một giáo sư cao cấp đã nghỉ hưu. Ông biết đến Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2000, sau khi vợ của ông bắt đầu tu luyện pháp môn này. Tuy nhiên, với nền tảng là tiến sĩ công nghệ cao, ông Hồng quan niệm rằng “thấy mới tin”, thế nên ban đầu ông Hồng vẫn bán tín bán nghi.

Mãi đến năm 2005, khi bị mắc bệnh gút di truyền nghiêm trọng và gần như không thể đi lại được nữa, ông mới dành một ngày đọc xong toàn bộ cuốn sách. Trong khi đọc sách, ông có thể cảm nhận rõ rệt Pháp Luân đang xoay chuyển tại những vùng bị đau nhức trên cơ thể. Cảm thụ được sự thần kỳ và siêu thường của Đại Pháp, ông Hồng đã thực sự bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp kể từ đó.

20250219-490593-2025-2-9-taiwang-studyfa_01.jpg

Một gia đình năm người cho biết mối quan hệ của họ đã trở nên hòa thuận sau khi họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Ông Hồng cho biết sau khi bước vào tu luyện, nhờ không ngừng đọc sách Chuyển Pháp Luân,ông đã nâng cao tâm tính và các Pháp lý đã giúp ông thản nhiên đối mặt và vượt qua nhiều khó khăn và khảo nghiệm trong cuộc sống. Đối với ông, Chuyển Pháp Luân là một cuốn bảo thư có nội hàm bác đại tinh thâm và Sư phụ Đại Pháp từ bi vô lượng. Khi không ngừng học Pháp, tầng thứ của ông không ngừng đề cao và ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Ông Hồng chia sẻ, từ nhỏ ông đã thường tự hỏi tại sao ông lại có mặt ở thế gian này và tại sao kiếp nhân sinh lại nhiều thống khổ đến vậy. Ông đã tìm thấy đáp án trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Ông hiểu rằng con người chịu khổ là để hoàn trả nợ nghiệp và có cơ hội tu luyện quay trở về cội nguồn của sinh mệnh.

Ông Hồng nói ông từng là người nóng tính. Sau khi bước vào tu luyện, nhờ chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, ông đã có thể đứng trên góc độ của người khác mà suy nghĩ. Ông không còn chấp trước vào danh tiếng hoặc truy cầu lợi ích cá nhân nữa và xem chúng thật nhẹ. Nhờ vậy, ông có thể vượt qua nhiều khó khăn và hoá giải được nhiều nguy cơ trong cuộc sống.

Khi đảm nhiệm chức viện trưởng của Học viên Quản lý, ông Hồng đối mặt với áp lực tuyển sinh do dân số giảm. Ông nói ông không thể ép các trưởng khoa khác phải chấp hành nhiệm vụ của họ được. Thông qua học Pháp, ông nhận ra rằng để giải quyết vấn đề thì không thể chỉ nhìn trên bề mặt, mà phải hướng nội để tìm ra bản chất cốt lõi của vấn đề. Khi ông nghĩ cho người khác trước, tỷ lệ tuyển sinh nâng cao, và các giảng viên bắt đầu tích cực tham gia nghiên cứu, thuận lợi được thăng cấp.

Ông Hồng nói ông sẽ tu bản thân thật tốt để xứng với ân cứu độ của Sư phụ.

Sự chuyển ngoặt của cuộc đời

Bà Hoàng Thụy Nga là một giáo viên đã nghỉ hưu. Năm bà ngoài 30 tuổi, mẹ của bà đã qua đời sau một vụ tai nạn. Biến cố bất ngờ này khiến bà thấm thía sự vô thường của kiếp nhân sinh. Bà từng tham gia vào một đội nhóm và đã vay mượn hơn 10 triệu Đài tệ. Nhà của bà bị tòa án tịch thu, gia đình rơi vào cảnh bế tắc, cuộc đời bà rơi vào vực sâu không lối thoát.

May thay, bước chuyển ngoặt của cuộc đời bà đã lặng lẽ xuất hiện khi con trai của bà 10 tuổi. Lúc đó cậu bé bị một con ong bắp cày đốt ở trường học. Trên đường đưa con đi khám, họ dừng chân ở một nhà hàng và bà gọi mỳ cho con trai. Cậu bé ăn xong thì vết thương do ong bắp cày đốt cũng đã khỏi một cách thần kỳ. Hai vợ chồng chủ nhà hàng giải thích rằng họ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đã cho bà mượn sách Chuyển Pháp Luân. Kể từ đó, gia đình ba người của bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Bà Hoàng chia sẻ rằng lần đầu tiên đọc sách Chuyển Pháp Luân, bà cảm động sâu sắc và cảm thấy nội tâm tĩnh tại chưa từng có. Cuối cùng, bà đã tìm thấy điều mình hằng tìm kiếm bấy lâu nay rồi. Trải nghiệm lầm đường lạc lối trước kia khiến bà càng trân quý cơ duyên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Một điều thần kỳ đã xảy ra sau khi bà bắt đầu tu luyện, đó là ngôi nhà vốn bị tranh chấp pháp lý và không thể giao dịch thì nay lại bán được một cách thuận lợi, và bà đã trả được toàn bộ nợ nần. Bà xúc động nói: “Chuyển Pháp Luân đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi, tôi sẽ không bao giờ ngừng đọc cuốn sách này”.

Được các học viên khác khích lệ, bà bắt đầu học thuộc sách Chuyển Pháp Luânvà đã có thể ghi nhớ toàn bộ cuốn sách trong 234 ngày. Bà nói: “Ngày tôi học thuộc xong toàn bộ sách Chuyển Pháp Luân, tôi cảm thấy như tất cả sinh mệnh trong tiểu vũ trụ của tôi và các tế bào nội trong thân thể tôi đều đang reo hò, cổ vũ cho tôi”. Từ năm 2012 đến nay, bà luôn duy trì học thộc Pháp mỗi ngày. Nhờ vậy, mỗi khi gặp mâu thuẫn, Pháp lý thường rất tự nhiên mà hiển hiện trong tâm trí bà, giúp bà nhanh chóng nhận ra sai sót và điều chỉnh bản thân mình.

Trở thành một người tốt hơn, nhân sinh càng thêm ý nghĩa

Anh Hứa Đình Thạc, 34 tuổi, là một nhà thiết kế nội thất. Gia đình anh sở hữu một nhà hàng ở gần trường Đại học Y Đài Bắc. Có một sinh viên thường đến nhà hàng của anh dùng bữa và cậu ấy đã tặng cho chị gái của Đình Thạc một cuốn Chuyển Pháp Luân. Không lâu sau, gia đình bốn người họ đã bước vào tu luyện Đại Pháp.

Hành trình tu luyện của Đình Thạc có một khởi đầu mang đậm nét hồn nhiên của trẻ thơ. Khi ấy, Đình Thạc đang học lớp 8, mẹ anh đã lấy đồ chơi làm điều kiện để khuyến khích anh đọc sách Chuyển Pháp Luân.Nhưng khi đọc sách, anh bị cuốn hút đến mức quên cả phần thưởng mà mẹ đặt ra ban đầu và cứ như vậy anh bước vào tu luyện.

Tuy nhiên, một sự kiện xảy ra năm lớp 9 mới khiến Đình Thạc thực sự hạ quyết tâm tu luyện. Một người bạn cùng lớp vì oán hận chuyện cũ mà cố gắng trả thù một người bạn cùng lớp khác. Thấy người bạn này khóc trong tuyệt vọng, Đình Thạc cảm thấy đau lòng và không hiểu tại sao người bạn học đó lại ôm giữ oán hận trong lòng lâu đến thế. Anh cảm nhận rõ sự phức tạp trong các mối quan hệ giữa người với người và điều này càng củng cố quyết tâm tu luyện của anh. Từ đó, cuốn sách Chuyển Pháp Luânluôn đồng hành cùng Đình Thạc từ khi anh còn ngồi trên ghế nhà trường đến khi đi làm. Anh chú trọng việc đề cao tâm tính và cố gắng trở thành một người tốt hơn nữa.

Là một nhà thiết kế nội thất, thời gian làm việc của anh với khách hàng thường kéo dài từ nửa năm đến hơn một năm— từ khâu thiết kế ban đầu cho đến khi dự án hoàn thành. Là một học viên, anh luôn giữ tinh thần trách nhiệm, trung thực và đứng trên góc độ của khách hàng mà suy xét vấn đề. Nhờ đó, anh tạo dựng được tín nhiệm và nhiều khách hàng đã trở thành bạn bè của anh. Họ còn hiểu chân tướng Pháp Luân Đại Pháp và một số đã đi xem Shen Yun. Anh chia sẻ, vì là người tu luyện, anh luôn đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân và giữ tâm thái bình hoà khi đối diện với khó khăn thử thách, đồng thời giúp đỡ nhiều người hơn nữa. Anh nói, bây giờ anh cảm thấy cuộc sống của mình thật ý nghĩa.

Từ bi và tường hòa

Anh Chu Thiên Tống là sinh viên năm thứ ba đại học. Ba năm trước, mẹ của anh đã nói với anh về Pháp Luân Đại Pháp. Thiên Tống thích đọc sách Chuyển Pháp Luân và nói: “Tôi biết Chuyển Pháp Luân là một cuốn bảo thư. Trong quá trình đọc đi đọc lại cuốn sách, tôi nhận ra thất tình lục dục, những thói quen xấu của mình và loại bỏ chúng. Bây giờ tôi trở nên từ bi và tường hòa”.

Anh chia sẻ một số trải nghiệm tu luyện của mình. Đầu năm nay vào dịp Tết Nguyên đán, khi chở mẹ đi thăm bà thì rẽ nhầm lối ra trên đường cao tốc. Mẹ anh vì sốt ruột nên lớn tiếng trách mắng anh không nghe lời bà. Nếu là trước kia anh sẽ lập tức phản bác. Nhưng giờ đây, khi đã tu luyện Đại Pháp, anh chỉ im lặng và tập trung lái xe. Kết quả là, trên suốt đường về nhà giao thông thuận lợi, không xảy ra kẹt xe–đây là điều hiếm thấy trong dịp Tết Nguyên đán. Thiên Tống nhận ra rằng nếu bản thân luôn bảo trì tâm thái từ bi và hòa ái, mâu thuẫn sẽ dễ dàng được hóa giải.

Ngẫm lại trước kia khi còn học tiểu học, Thiên Tống từng tật đố khi thấy các bạn cùng lớp có điện thoại, máy tính và đồ chơi điều khiển từ xa. Nhưng khi bản thân cuối cùng cũng có được những thứ này thì lại muốn những thứ cao cấp hơn nữa. Lúc đó, anh không cảm thấy như vậy là sai. Nhưng hiện giờ, Thiên Tống hiểu rằng những tâm chấp trước ấy là không tốt, anh cần đề cao bản thân và loại bỏ tâm tham lam của mình. Nhờ đọc sách Chuyển Pháp Luân, Thiên Tống nhận ra cái gì là của mình thì sẽ là của mình, cái gì không phải của mình thì có cưỡng cầu cũng không được, hà tất phải chấp trước vào nó.

Thiên Tống biết nhiều học viên lâu năm đã đọc sách Chuyển Pháp Luân hàng trăm lần và cảm thấy cuốn sách này dù đọc bao nhiêu lần cũng rất xứng đáng. Vì vậy, dù đắc Pháp muộn, anh cảm thấy mình cần phải tu luyện tinh tấn, học Pháp thật nhiều để có thể bắt kịp các học viên đắc Pháp sớm hơn.

Tu luyện Đại Pháp là phúc phận lớn nhất của cuộc đời

Bà Lương Hoa Anh là một học viên lâu năm. Bà đã bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ hơn 20 mươi năm trước. Từ thủa nhỏ, bà đã tìm kiếm một công pháp tu luyện. Bà từng nghĩ nếu trên đời không có phiền não, khổ đau thì thật tốt biết bao. Trong một cơ duyên đặc biệt, bà biết Pháp Luân Đại Pháp và hiểu được ý nghĩa của việc chân chính tu luyện.

Bà chia sẻ rằng mỗi ngày bà đều đọc sách Chuyển Pháp Luân và cuốn sách đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của bà. Qua đó, bà đã minh bạch ý nghĩa nhân sinh, cách giải quyết oán duyên và thống khổ nơi thế gian con người, cách đối mặt với mâu thuẫn và làm thế nào để trở thành một người tốt chân chính.

Bà Lương chia sẻ rằng Pháp Luân Đại Pháp khác với các các công pháp khác. Học viên không cần phải vào núi sâu rừng già, không cần vào chùa, không cầu xuất gia. Mọi sự việc hay bất cứ ai mà chúng ta gặp trong cuộc đời đều không phải là ngẫu nhiên, mà đều chứa đựng những nhân tố giúp đề cao tâm tính trong đó. Bà nói, sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà trở nên dung nhẫn hơn, mở rộng tấm lòng và buông bỏ tâm bất mãn đối với chồng. Bà không còn oán trách mà chỉ nhìn vào những ưu điểm của chồng. Đồng thời, bà cũng buông bỏ tâm chấp trước vào con trai và con dâu, vì hiểu rõ đạo lý rằng mỗi người đều có vận mệnh của mình và mọi chuyện nên thuận theo tự nhiên. Bà không còn can thiệp quá mức vào cuộc sống riêng của họ nữa, nhờ vậy mà giờ đây gia đình bà chung sống hòa thuận. Các con cũng tôn trọng và giúp đỡ bà nhiều hơn.

Bà ngộ ra rằng chấp trước lớn nhất của mình chính là tình, kỳ thực, bản chất ẩn sâu của tình chính là vị tư, là điều mà bà phải tu bỏ cho đến khi đạt đến cảnh giới vô tư vô ngã, cân nhắc đến người khác và tu xuất tâm đại từ bi.

Bà nói, đại phúc lớn nhất của cuộc đời bà là được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tu luyện giúp bà có được thân thể khỏe mạnh và tâm tính ngày càng đề cao, bà cảm thấy đây là sự may mắn. Bà vô cùng biết ơn Sư phụ đã truyền Pháp độ nhân và hy vọng sẽ có nhiều nhiều người hơn nữa đọc được cuốn bảo thư Chuyển Pháp Luân,cũng được cảm thụ vẻ đẹp của Đại Pháp.

Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/11/490593.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/19/225547.html

Đăng ngày 07-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share