Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 01-02-2025] Bấy lâu nay, về vấn đề đối đãi với việc luyện công, giữa các đồng tu có những cách nhìn và cách thực hiện khác nhau.
Tôi thấy được các tình huống sau: Một là, một số học viên cho rằng bản thân đã tu rất cao rồi, đạt đến một tầng nào đó rồi, không cần luyện động tác nữa, vì thế họ không luyện công trong một thời gian dài. Trong số đó có không ít người vì không luyện công, trường kỳ bị bệnh nghiệp dày vò nhưng cũng không ngộ ra từ Pháp. Một loại khác là viện đủ loại lý do, luyện công kiểu “ba ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới”, hoặc là luyện qua loa chiếu lệ, không nghiêm túc đối đãi. Tình huống này có khá nhiều ở những người trẻ tuổi và trung niên, có người bận công việc, có người bận kinh doanh, có người thậm chí lẫn lộn với cuộc sống người thường, không muốn luyện công chịu khổ.
Còn có những học viên coi luyện công là biểu hiện của tu luyện tinh tấn, là phương cách chủ yếu để trừ “nghiệp bệnh”, truy cầu thời gian luyện công, truy cầu cảm giác khi luyện công, có những học viên còn so sánh với nhau. Có người nói: Tôi mỗi ngày đả tọa hai tiếng; có người nói: Tôi đả tọa ba tiếng, bài bão luân luyện hai tiếng (mỗi động tác nửa tiếng), khi giao lưu cùng nhau thì bàn luận sôi nổi về cảm giác luyện công của bản thân tốt thế nào. Nhiều học viên trong số họ là các đồng tu cao tuổi. Bởi thế có những học viên mỗi ngày riêng luyện công và phát chính niệm đã đến hơn năm, sáu tiếng đồng hồ. Nghe nói còn có người coi luyện công như là ngủ nghỉ vậy, v.v. các loại tình huống đều có.
Trong sách “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng:
“Một bộ công pháp tính mệnh song tu hoàn chỉnh, nó yêu cầu cả tu, yêu cầu cả luyện. Tôi nghĩ rằng mọi người đã hiểu rõ được công kia là từ đâu; công quyết định một cách chân chính tầng cao hay thấp của chư vị, hoàn toàn không hề từ luyện mà có được, mà là từ tu.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Sư phụ trong mỗi lần giảng Pháp ở các nơi hầu như cũng đều nhấn mạnh phải học Pháp cho tốt. Sư phụ giảng:
“Nhất định học Pháp thật tốt. Trong quá trình học Pháp, chư vị [mới] có thể không ngừng thanh trừ những nhân tố bất hảo của mình, cải biến những điểm cuối cùng mà chưa cải biến. Vì sao trước đây tôi rất nhấn mạnh rằng mọi người học Pháp, học Pháp, học Pháp thật tốt? Nó vô cùng quan trọng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York)
Tôi nhận thức rằng: Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, bất kể chúng ta làm gì, nói gì, đều phải dĩ Pháp vi Sư, Sư phụ yêu cầu chúng ta làm thế nào thì chúng ta làm thế đó. Đừng tự mình làm theo ý mình, muốn làm gì thì làm nấy, muốn làm thế nào thì làm như thế; hơn nữa khi làm các việc chúng ta không nên đi sang cực đoan, như vậy dễ làm loạn con đường tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho đệ tử, gây trở ngại cho việc làm tốt ba việc của đệ tử Đại Pháp.
Trên đây là thể ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào không thỏa đáng mong các đồng tu chỉ giúp.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/1/488841.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/3/30/226029.html
Đăng ngày 06-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.