Bài viết của một một đệ tử tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-03-2008] Mỗi người trong những đệ tử chúng ta là một lạp tử rất nhỏ của Đại Pháp của Sư Phụ. Trong quá trình Chính Pháp, là một sinh mệnh độc lập, mỗi đệ tử cũng là một phần nhỏ bé của vũ trụ mới mà đã được tạo ra bởi Đại Pháp. Tuy nhiên, những chư thần có thể nhìn thấy rằng các đệ tử Đại Pháp sẽ trở thành những vị thần chân chính rất vĩ đại. Nhưng bất kể căn cơ của chúng ta tốt như thế nào hay chúng ta đến từ cao đến mấy, nếu không có Chính Pháp của Sư Phụ, sẽ không có gì cả, và mọi thứ sẽ bị giải thể với cựu vũ trụ. Sư Phụ đã nói rằng đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp là vĩ đại. Tôi tin rằng đây là sự khuyến khích của Sư Phụ và Sư Phụ trân quý mỗi người trong chúng ta. Khi đối diện với Sư Phụ và trong Chính Pháp, chúng ta nên giữ trạng thái cung kính. Nếu chúng ta giữ trạng thái tư tưởng này, chúng ta sẽ đặt mình đúng vị trí một cách đúng đắn và loại bỏ những chấp trước vào bản thân, đặc biệt là đối với những đệ tử là những điều phối viên hoặc những người chịu trách nhiệm về những dự án và có một số thành tựu.
Là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, nếu chúng ta không cung kính và không có những hiểu biết rõ ràng về Pháp, chúng ta có thể dễ dàng bắt đầu tập trung vào những năng lực cá nhân của chúng ta và những hiểu biết của cá nhân chúng ta. Như vậy, chúng ta có thể vô ý trở nên chấp trước vào việc đặt chúng ta trên các đệ tử khác. Chấp trước này sẽ là một chướng ngại lớn ảnh hưởng đến khả năng hướng nội nhìn vào bên trong của chúng ta.
Tôi thấy rằng khi nhiều đồng tu hiểu được một vài nguyên lý qua việc học Pháp, có thể họ không nghĩ là họ nên chỉnh sửa lời nói và hành động của họ theo Pháp và thăng tiến tâm tính của họ, thay vào đó họ lại nghĩ rằng một đồng tu nào đó có một chấp trước nào đó và anh ấy hay cô ấy nên thăng tiến cải thiện tâm tính về phương diện này. Cũng có một số đồng tu, mà khi chia sẻ trong nhóm học Pháp, ngay khi hướng nội nhìn vào bên trong được nêu ra họ nói: “Chúng ta đã không dựa trên Pháp và chúng ta nên thăng tiến đề cao”. Họ không xem xét chính bản thân họ, nhưng lại xem xét “chúng ta”. Có vẻ như là họ đang hướng nội nhìn vào bên trong, nhưng trên thực tế họ đang soi xét người khác và cố tìm ra những yếu điểm, thiếu sót của người khác. Đây thực sự không phải là hướng nội tìm kiếm bên trong mình, mà là dùng việc hướng nội tìm kiếm bên trong mình như một lý do cho việc hướng ngoại của họ. Những học viên khác chia sẻ với những người khác và hướng nội tìm kiếm ở bên trong, nhưng đầu óc của họ lại không chính lại bản thân họ, mà lại thể hiện rằng họ đã khám phá ra những yếu điểm và thiếu sót và do vậy thể hiện rằng họ đã tu luyện tốt. Họ đã vô ý có những tư tưởng ý niệm đặt họ trên những người khác. Thực tế nếu họ có loại suy nghĩ này thì không phải họ thực sự xem xét bản thân họ.
Theo tôi, hướng nội tìm bên trong mình liên quan đến việc tìm ra những yếu điểm và thiếu sót trong tu luyện của cá nhân và chỉnh sửa lại, chính lại bản thân chúng ta một cách vô điều kiện và hài hoà vào thể thống nhất. Chúng ta không nên yêu cầu người khác phải thăng tiến theo Pháp mà chúng ta hiểu, và phải hoà hợp với những suy nghĩ cá nhân của chúng ta. Trên thực tế, khi chúng ta có loại suy nghĩ này thì chấp trước đặt mình trên người khác của chúng ta đang biểu hiện ra, và chúng ta đang muốn thay đổi người khác, chứ không phải thay đổi chúng ta.
Trên đây là một vài hiểu biết của tôi về những nguyên lý của Pháp về việc hướng nội tìm kiếm bên trong mình. Vui long chỉ ra những gì không đúng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/3/28/175272.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/4/17/96508.html
Đăng ngày 20-4-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.