Bài viết của ban biên tập “Chúc bạn bình an”
[MINH HUỆ 31-08-2024] Trung thu sắp đến, một vầng trăng sáng chiếu khắp thiên hạ. Nói đến Tết Trung thu, mọi người thường liên tưởng đến bánh Trung thu và câu chuyện Thường Nga bôn nguyệt. Kỳ thực, ngoài ăn bánh Trung thu, thưởng nguyệt ra, vào ngày Tết Trung thu, người xưa còn có tập tục tế nguyệt, kính lão v.v. Những tập tục này không chỉ hàm chứa sự mong muốn được đoàn tụ với người thân, mà càng thể hiện ra ý kính ngưỡng của người xưa đối với trời đất Thần linh.
Nói đến nguồn gốc của Tết Trung thu, cần phải bắt đầu từ việc tế nguyệt. Trung thu trở thành ngày lễ, là từ việc tế Thần mặt trăng vào mùa thu phát triển ra. Trong “Lễ ký – Tế pháp” có ghi chép: “Mặt trời, mặt trăng, các vì sao, là những thứ mà con người chiêm ngưỡng”; “Đêm trăng là là tế nguyệt”. Chiểu theo tiết khí thời lệnh, người xưa có truyền thống “buổi sáng tiết Xuân phân, và buổi tối tiết Thu phân”, vào ngày Xuân phân này, ban ngày tế mặt trời; vào ngày Thu phân này, buổi tối tế mặt trăng. Ngày 18 tháng 8 (âm lịch), là chính giữa 3 tháng mùa thu, do đó người đời sau lấy ngày Trung thu (giữa mùa thu) làm ngày lễ tế mặt trăng.
Mùa thu là mùa ngũ cốc bội thu, cũng là lúc trái đất tiến vào thời kỳ nghỉ ngơi điều tức, nuôi dưỡng sức lực. Mọi người sau khi bận rộn thu hoạch, dùng trái cây tinh khiết và ngũ cốc để tế bái Thần Mặt trăng, cảm ơn một năm qua mưa thuận gió hòa, cảm tạ sự bảo hộ của trời đất Thần linh.
Nếu sau khi thu hoạch, không để đất đai nghỉ ngơi, vội vàng bắt đầu trồng trọt thì sẽ ra sao? Trong “Lễ ký – Nguyệt lệnh” có viết rằng: “Trọng thu thực hành xuân lệnh, thì mưa thu không rơi, cây cỏ sinh trưởng, quốc gia có mối lo”. Trọng thu nếu nếu thực hiện xuân lệnh (cày cấy) thì mưa thu sẽ ngừng rơi, cây cối lại ra hoa, quốc gia sẽ có khủng hoảng lớn.
Lễ của trời đất bốn mùa, đạo của âm dương hài hòa, không chỉ là nông nghiệp và trồng trọt, mà còn liên quan đến mọi phương diện, xuất phát từ các nguyên nhân như lợi ích, tham cầu v.v., con người có thể vào lúc thời cơ không thích hợp, làm những sự việc không thích hợp. Nếu không phù hợp với Lễ, rời xa khỏi thiên lý thiên Đạo, thế thì sẽ xuất hiện các sự tình mà Thượng Thiên cảnh báo như như tai họa, trời trừng phạt v.v. Lễ pháp như thế này được nói rất rõ ràng trong “Nguyệt lệnh”, nhưng thực sự làm được thì không dễ.
Lễ mùa thu không thể trái được
Trong Hán Thư, Hậu Hán Thư, tổng cộng có 16 lần dẫn dụng “nguyệt lệnh”, đều là vì một số viên quan quận, châu, phủ nào đó, “mùa hạ thực hiện lệnh mùa thu” hoặc “mùa thu thực hiện lệnh mùa xuân, trái với thiên thời, mà đã xuất hiện đủ các dấu hiệu cảnh báo của thiên tượng.
Những năm Hán Hòa Đế, một năm nọ, đã sắp đến mùa hạ, vốn là khí tương vạn vật hồi sinh, trái đất ấm áp, nhưng thời tiết vẫn lạnh lẽo thiếu hơi ấm. Quan đại thần Lỗ Cung quan sát được một số châu quân đã hành quyết tù phạm vào mùa hạ, chứ không phải vào mùa thu như truyền thống.
Theo ghi chép trong “Hạ lệnh”, người xưa cho rằng, mùa xuân vạn vật hồi sinh, nên không được bắt giết động vật, làm tổn hại cỏ cây; mùa thu ngũ cốc chín, vạn vật điêu linh, lúc này là thời cơ để thu hoạch, săn bắn. Đối với sinh mệnh con người thì cũng là đạo lý như thế, tuy nhiên nếu 1 người vào mùa hè phạm tội chết, cần phải thi hành, nhưng cũng chờ đến mùa thu mới xử tử. Như thế mới hợp với đạo của tứ thời. Đây là truyền thống mà người xưa lưu lại.
Do đó Lỗ Công can gián với Hán Hòa Đế rằng, chiểu theo những gì “Nguyện lệnh” nói, thì mùa hạ cần giảm nhẹ hình phạt, phóng thích phạm nhân tội nhẹ, vì việc nhà nông đang bận, nên để họ trở về hoàn thành cày cấy. Nếu mùa hạ thực hiện pháp lệnh mùa thu, xử tử hình, thế thì sẽ xảy ra hiện tượng mưa khổ liên tiếp, ngũ cốc không chính.
Lỗ Công nói tiếp, từ tháng 3 đến nay, khi hậu bất thường lạnh giá, cây trồng lẽ ra là bắt đầu sinh trưởng, nhưng tình hình sinh trưởng không tốt. Đây là biểu hiện của việc trên ngược thời khí, dưới tổn thương nông nghiệp.
Lỗ Cung lại thuật lại đạo lý của “Nguyệt lệnh”, đây là quy định do triều Chu chế định, kế thừa lễ nhà Hạ và nhà Thương. Triều đại tuy khác nhau, nhưng đạo lý này không thay đổi. Chính sự tứ thời, thực hiện đều như nhau. Trên thuận lòng Trời, dưới thuận mệnh vật, để đạt được sự hài hòa với thời tiết. Đây mới là đạo của vương giả.
Hán Hòa Đế nhận thấy Lỗ Cung nói có đạo lý, lệnh cho các châu quận không được thực thi hình phạt hà khắc vào mùa hạ, tuân theo trật tự của “Lễ ký – Nguyệt lệnh”, thuận theo thiên thời, hài hòa bách tính. Trong “Hậu Hán thư”, sử quan bình luận Hán Hòa Đế, nói rằng ông đã tuân theo truyền thống của tổ tiên, trừng phạt đại ác, tuyển chọn người hiền năng, đã làm tròn trách nhiệm của thiên tử.
Đến những năm Hán An Đế, một năm nọ, kinh thành và một số quận quốc liên tiếp mưa, ảnh hưởng đến thu hoạch. Hán An Đế xuống chiếu, “năm nay vốn hoa màu bội thu, sắp đến thu hoạch, nhưng mưa liên miên, e rằng sẽ ngập làm tổn hại ngũ cốc. Trẫm trằn trọc suy nghĩ tại sao lại xảy ra việc này, mưa không ngớt, là do nhân dân oán hận”.
Thời cổ đại, mỗi khi gặp thiên tai bất trắc, đều là triều đình để quần thần trực ngôn nói ra những tệ nạn. Sau khi hiểu rõ tình hình, Hán An Đế nói: “Quan võ lạm dung uy quyền ngược đãi thuộc hạ, quan văn thi hành chính sách hà khắc, quan lại mượn việc công làm điều gian, khiến bách tính hoạn nạn thống khổ. Sẽ trừng phạt công khai với những quan lại bê trễ, khinh mạn này”.
Hán An Đế lại nhấn mạnh một sự việc quan trọng, “hiện nay đã đến mùa thu, chiểu theo những ghi chép trong “Nguyệt lệnh”: ‘Giữa thu nuôi dưỡng bảo hộ người già yếu, tặng ghế và gậy cho người già, tặng cháo cho họ’. Hiện nay là tháng 8, chiểu theo hộ khẩu đăng ký, tặng ghế và gậy và cháo cho người già, nhưng đại bộ phận các quận hiện không thực hiện. Cũng có nơi phát cháo, nhưng trong cháo có lẫn vỏ trấu và lúa lép. Tình trạng như thế này, quan lại địa phương lại không đôn đốc kiểm tra, đích thân xử lý. Đây là trái với truyền thống mùa thu kính dưỡng người già. Tình hình như thế này cần phải lập tức sửa chữa, kính phụng người già, sửa chữa bù đắp lỗi lầm”. Các địa phương lại kiểm tra lại hộ khẩu đối chiếu những người già, phát bổ sung ghế, gậy và cháo.
Trong “24 bộ sử”, các triều đại đều lấy “Nguyệt lệnh” làm lễ, khi thiên tai nhân họa thì phản tỉnh bản thân, đó là cách làm phổ biến. Từ ‘nguyệt lệnh’ xuất hiện trên 260 lần.
Tử Du vấn lễ
Tại sao “Nguyệt lệnh” lại được coi trọng như vậy? Đạo lý của lễ tứ thời là thế nào? Tử Du – học trò của Khổng Tử, từng hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy, cái gọi là lễ, có phải là trị sửa tà ác, bảo toàn mỹ đức tốt lành không?”
Khổng Tử nói: “Là như thế”.
Tử Du hỏi: “Vậy trị sửa tà ác và bảo toàn mỹ đức như thế nào?”
Khổng Tử nói: “Tế lễ ở ngoại ô vào sáng ngày Xuân phân và tối ngày Thu phân, là sự kính úy đối với Thượng Thiên. Tế tự tông miêu là sự tưởng nhớ đối với tổ tiên. Lễ tặng cúng tế, là biểu thị hiếu hạnh đối với người đã chết. Lễ hương xạ (bắn cung) và hương ẩm (uống rượu), là biểu thị nhân ái đối với dân chúng xóm làng. Lễ thết đãi là biểu thị sự tôn kính đối với tân khách”.
Tại sao có thứ tự trước sau như thế này? Khổng Tử nói tiếp: “Nếu hiểu rõ ý nghĩa lễ tế trời đất ở ngoại ô, hiểu tế lễ tông miếu mùa xuân và mùa thu, thế thì đối với việc trị sửa quốc gia, thì đã nắm rõ như lòng bàn tay rồi. Do đó, sinh hoạt hàng ngày có lễ, từ đó có sự phân biệt rõ lớn nhỏ già trẻ. Vì vậy, nội bộ gia đình có lễ, thì một gia đình 3 thế hệ hòa thuận. Triều đình có lễ, thì quan chức và tước vị có trật tự. Việc săn bắn có lễ, thì việc diễn tập quân sự thành thục. Do đó, có lễ thì cung đình có thước đo, dụng cụ đong đo và tế lễ có tiêu chuẩn, ngũ vị điều hòa cũng có sự phối hợp tứ thời, âm nhạc có tiết chế, xe cộ có quy luật phù hợp, quỷ thần ai nấy đều được hưởng cúng tế. Việc tang có thể biểu đạt được sự bi ai phù hợp. Biện luận trò chuyện cũng có trình tự thứ bậc. Bá quan ai giữ chức phận người ấy, chính sự được thi hành thuận lợi. Đem lễ vận dụng vào hành động của bản thân và hết thảy việc trước mắt, như thế thì tất cả đều có thể làm được tốt”.
Khổng Tử đã nói ra đạo lý “đại lễ và trời đất cùng tiết tấu”: “Lễ là trật tự của trời đất. Hài hòa cho nên trăm vật đều biến hóa, trật tự nên mọi vật đều khác biệt”. Vạn vật mỗi cái đều khác nhau, nhưng lại vận hành chiểu theo trật tự. Lễ là thước đo và nhịp điệu vận hành của vạn vật.
Hơn 2000 năm qua, “tế trời đất vào buổi sáng Xuân phân và buổi tối Thu phân” là đại lễ tế ngoại ô quan trọng nhất của các triều đại, truyền đạt cho thiên hạ tinh thần kính Trời, kính Thần, tạ ơn Trời, tạ ơn Thần. Tế lễ trời đất, mặt trời, mặt trăng, đã trở thành nội dung quan trọng “Kính trời, và làm theo tổ tiên”, và dần dần diễn biến thành những ngày lễ dân gian. Bằng các loại hình thức khác nhau, biểu đạt sự kính phụng đối với Thần và sự cảm ân đối với Thượng Thiên, đồng thời dùng đó làm quy phạm đạo đức luân lý nhân gian.
Ngày lễ tết truyền thống là tài sản quý báu trong văn hóa dân tộc Trung Hoa, thể hiện mạch Thần truyền của văn hóa Trung Hoa. Thời xưa, trên từ thiên tử, dưới đế bách tính, không ai là không tôn kính “Trời”, và lấy đó làm cơ điểm để quan sát và hành sự. Thế là mới có sự xuất hiện lý luận hoàn chỉnh “Thiên – nhân hợp nhất”, có một loạt nghi lễ kính Trời lễ Thần. Còn Trung Cộng thực hiện đấu với trời, đấu với đất, đấu với người, trong Cách mạng Văn hóa đã nhổ tận gốc văn hóa truyền thống. Năm 1999, Trung Cộng còn bức hại những học viên Pháp Luân Công tín ngưỡng Chân Thiện Nhẫn, khiến cho đạo đức xã hội biến mất, lòng người lãnh đạm. Chúng ta chỉ có vứt bỏ Trung Cộng, thoái xuất khỏi các tổ chức đảng đoàn đội của Trung Cộng, thì mới thuận ứng với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, thì mới xây dựng lại được trật tự xã hội bình thường, thì mối quan hệ giữa người với người mới hài hòa, gia đình mới có thể hạnh phúc mỹ mãn.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/31/481399.html
Đăng ngày 07-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.