Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 22-01-2008] Người thân trong gia đình tôi là người Công giáo trong nhiều thế hệ. Ông nội tôi chết đã lâu. Ông chú tôi, anh lớn nhất của cha tôi, đi theo quân đội của chính quyền Cộng hoà Trung Quốc (1). Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chiếm lấy, ông chú tôi rời nhà và đi trốn. Kết quả, những kẻ của chế độ ĐCSTQ khép gia đình tôi vào loại ‘chống cách mạng’. Chế độ ĐCSTQ không khoan hồng cho những người mà khác với họ. Cha tôi nhắc lại họ thường tổ chức những “buổi họp phê bình” sau đó, mà công khai bức hại các chủ điền. ĐCSTQ nuôi dưỡng và tăng trưởng khía cạnh tà ác của con người trong các buổi họp đó. Trong một buổi họp đó, một số người trong đám đông thậm chí mang một đứa bé còn bú sữa mẹ từ người mẹ nó và đạp chết đưa bé trên đất. Vì vị giám mục trong làng chúng tôi kiên định trong đức tin của ông trong Công giáo, các viên chức của chế độ buộc ông làm việc nặng nhọc trong một hầm mỏ. Vị giám mục cuối cùng bị chết vì kết quả của sự tra tấn.

Bà nội tôi và cha tôi sống trong sự sợ hãi vô cùng. Bà nội tôi chết vì đứng tim. Cha tôi sau đó quyết định rời nhà và trở nên vô gia cư. Các viên chức ĐCSTQ làm một cuộc ‘điều tra lịch sử’ trên cha tôi trong thời Đại Cách mạng Văn hoá(2). Vì những người trong gia đình tôi tu luyện Công giáo và ông chú tôi trước làm lính trong Quân đội Cộng hoà, họ vu khống, xếp loại cha tôi là ‘chống cách mạng’. Vì vậy cha tôi bị tù. Ông gần chết trong tù. Gia đình tôi sống dưới đám mây đen của sự đàn áp bức hại của ĐCSTQ trong 50 năm. Đó là lý do vì sao gia đình tôi đặc biệt sợ hãi khi ĐCSTQ quyết định đàn áp Pháp Luân Công mà tôi tu luyện.

Tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công năm 1997. Nó đã thay đổi cuộc đời của tôi. Đó là thời gian trong đời tôi không thể quên nhất. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu ngày 20 tháng bảy 1999, tôi đi Bắc Kinh hai lần để khiếu nại công lý cho Pháp Luân Công, nhưng bị hộ tống trở về mỗi lần trước khi tôi đi đến nơi đó. Đối diện với các lý lẽ thuyết phục của ông chủ tôi, các lo lắng của người cha già của tôi, và đôi mắt vô tội của con tôi, tôi gần bị cảm động lúc bấy giờ. Nhưng sau khi bình tĩnh học Pháp, tôi dần dần kiên định trở lại và giữ vững đức tin của tôi. Như lời Sư phụ nói, ”Kiên tu Đại Pháp, tâm bất động” (“Kiến chân tính” từ Hồng Ngâm II, bản dịch B)

Nghe ĐCSTQ tuyên bố rằng Pháp Luân Công là ‘tà giáo’, tôi quyết định đi Bắc Kinh để khiếu nại. Nói lên ý định của tôi cho một bạn tu, tôi cảm thấy các lo lắng trong quá khứ của tôi thình lình biến mất. Tôi rất thoải mái. Sau khi thu xếp các việc ở nhà và ở sở làm, tôi đi Bắc Kinh cùng ngày đó.

Nhưng sâu trong tâm trí tôi tôi có nhiều tư tưởng ích kỷ, và tôi bị bắt và bị giam tại sở cảnh sát Qiliqu tại Changping, một ngoại ô của Bắc Kinh, nơi đây tôi bị đánh đập tàn bạo. Cảnh sát hứa thả tôi ra ngay nếu tôi nói với họ địa chỉ nơi chỗ ở của tôi. Vì tôi muốn họ ngưng đánh tôi, tôi nói với họ địa chỉ nhà tôi. Họ nói láo! Thay vì thả tôi ra, họ hộ tống tôi đến một nhà tù tạm mà họ đã lập ra để đặc biệt giam các học viên Pháp Luân Công. Nơi đây tôi gặp các học viên khác từ khắp các nơi Trung Quốc mà cũng bị giam giữ và từ chối nói với cảnh sát địa chỉ của họ. Qua một vài ngày chia sẻ kinh nghiệm, tôi nhận thấy ra sự yếu đuối của tôi. Kinh nghiệm càng gia tăng quyết định của tôi giải thích sự thật của Pháp Luân Công.

Khi hộ tống trở về nhà, tôi bị kết án đi lao động cưỡng bức. Tôi là người học viên đầu tiên trong vùng tôi mà bị kết án lao động cưỡng bức. Lúc bấy giờ, các lính canh các nhà tù đó mà chỉ giam giữ các học viên là rất thích dùng cùi điện để tra tấn các học viên. Người lính canh đó nhìn tôi như là một cơ hội cho y để được thăng chức hoặc tăng lương. Để ‘chuyển hoá’ tôi, y mang tôi đến một phòng và dùng một cùi điện để đánh vào các cây sắt trên cửa. Tôi có thể nhìn thấy chớp loé điện rất mạnh và một tiếng ‘ét’ lớn. Tôi cũng có thể nghe một tiếng ghê gớm từ bên ngoài phòng. Trái tim tôi rung động: tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì như thế này trong đời tôi. Đôi chân tôi cảm thấy mềm nhũn nhưng tức thời tôi nhớ ra rằng một học viên Pháp Luân Công không thể bị sợ. Tôi gọi Sư phụ. Lính canh tù chợt đứng bất động. Y ra lệnh cho tôi trở về phòng giam và làm như không có chuyện gì xảy ra. Sau đó tôi không nhìn thấy y trong một thời gian lâu. Tôi nghe nói từ một số tù nhân mà đã được lệnh ‘kìm kẹp’ các học viên rằng người lính canh tù đó đã vi phạm luật và vì vậy đã bị xuống cấp. Sau đó tôi bị thuyên chuyển đến một đội nơi mà y làm việc và giải thích sự thật với y. Y tỏ ra một số hiểu biết đối với các học viên.

Các lính canh tù luôn tra tấn và khảo đảo tinh thần các học viên. Một ngày kia tôi thình lình không thể cử động các chân cẳng. Để đổ trách nhiệm, các lính canh có ý đổ lỗi cho một cá nhân. Tôi kiên quyết từ chối chấp nhận các lý lẽ có ý định của họ và nói với họ rằng các học viên chỉ nói sự ‘thật’. Từ đó cho đến lúc thả ra, cá nhân này ngưng tham gia khủng bố các học viên. Sau khi tôi rời nhà tù, y thậm chí còn giúp tôi chuyển một số bài giảng của Sư phụ đến những học viên còn bị tù.

Về nhà từ trại lao động, tôi hiểu được rằng, vì áp lực từ Phòng 610, người chủ hãng trước của tôi đã sa thải tôi. Tôi không còn cách nào khác ngoài đi Bắc Kinh để giúp một người thân nơi đó. Tôi làm những công việc này nọ để giúp gia đình tôi. Tôi ngủ trong một nhà trọ to nơi sở làm cùng với 20 nhân công khác. Tôi phải chờ cho đến khi mọi người đều đi ngủ trước khi tôi có thể học Pháp dưới ánh đèn rất tối. Tôi ngồi định trên một cái giường.

Điều làm tôi lo lắng nhất là đã mất đi cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm với các bạn học viên. Tôi không thể tìm thấy các học viên tại Bắc Kinh. Mọi người quanh tôi đều từ xa đến. Tôi thậm trí còn lo lắng không có được các bài giảng mới nhất của Sư phụ kịp thời, và không thể có được ‘Tuần báo Minh Huệ’. Tôi chỉ có thể dựa vào các bạn học viên từ thành phố quê hương của tôi gửi cho tôi các bài giảng qua bưu điện. Tôi luôn cảm thấy buồn và muốn đi về nhà, nhưng vì nhiều lý do tôi không thể. Đôi lúc tôi cầu Sư phụ giúp tôi.

Sau đó, cái công ty mà tôi làm các công việc này nọ hợp đồng với một công ty khác, và tôi được chuyển đến một phòng chứa máy tính. Điều này giúp tôi bắt đầu học các kỹ năng về máy tính. Sau này, tôi có thể dùng Internet tại nhà. Một số học viên từ thành phố quê hương của tôi bảo cho tôi cách mở một hộp thư điện tử từ mạnh lưới hải ngoại. Họ cũng gửi cho tôi phần mềm để giúp tôi vượt qua rào cản Internet. Chỉ cần một vài giây là tôi có thể đi vào mạng lưới trang web Minh Huệ. Hơn nữa, tôi cũng có thể vào các trang web mà bị chế độ phong toả.

Sư phụ lại một lần nữa đã giúp tôi vượt qua khó nạn và hơn nữa khai mở các địa hạt để tôi tu luyện.

Tôi truy cập vào các mạng lưới trang web Pháp Luân Công hằng ngày, in xuống các tin tức làm sáng tỏ sự thật, và đôi lúc viết bài cho các mạng lưới để phơi bày sự khủng bố mà các học viên chịu đựng. Đồng thời tôi cũng nhìn thấy các chấp trước của chính tôi để tôi có thể không ngừng sửa chữa các lỗi lầm của mình.

Ghi chú:
(1) Cộng hoà Trung Quốc là chính phủ chính thức của Trung Quốc trước khi ĐCSTQ nắm lấy chính quyền năm 1949.
(2) Đại Cách Mạng Văn hoá kéo dài trong mười năm, từ 1966 đến 1976. Mọi điều đều ngưng, và chính quyền ĐCSTQ dẫn đầu bởi Mao Trạch Đông đi vào một cuộc ‘Cách mạng’ chống các truyền thống, triết lý và văn hoá Trung Quốc.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/1/22/170768.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/12/94275.html

Đăng ngày 13-3-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share