Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-05-2024] Tôi là một đệ tử Đại Pháp ở Bắc Kinh, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1993, năm nay 82 tuổi. Nhờ sự gia trì của Sư phụ, tôi đã vượt qua nhiều thăng trầm trên con đường tu luyện hơn 30 năm qua. Thoáng chốc, Ngày vui Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13 tháng 5 đã qua và sắp đến ngày 31 tháng 5, điều này khiến tôi nhớ lại thời điểm này của 24 năm về trước. Khi đó, tôi đã tận mắt chứng kiến nghĩa cử to lớn của hàng trăm đệ tử Đại Pháp, họ tập trung tại Đài Truyền hình Bắc Kinh để duy hộ Đại Pháp. Tôi cảm khái muôn vàn trước sự chân thành, thuần tịnh, thiện lương và bình hòa của họ. Chính là Sư phụ từ bi đã mang vẻ đẹp của thế giới thiên quốc tới nhân gian bẩn đục đầy rẫy tội ác này, để những người thiện lương thấy được niềm hy vọng. Trải nghiệm này vô cùng quý báu, mãi mãi tôi không bao giờ quên.

Ngày 30 tháng 5: Tham gia vào cuộc thỉnh nguyện ôn hòa tại Đài Truyền hình Bắc Kinh

Trước tiên tôi xin giới thiệu ngắn gọn về toàn bộ câu chuyện về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Đài truyền hình Bắc Kinh: Ngày 23 tháng 5 năm 1998, chuyên mục “Tin nhanh Bắc Kinh” của Đài Truyền hình Bắc Kinh đã sử dụng những cảnh quay phỏng vấn các học viên giới thiệu những điều tốt khi tu luyện Pháp Luân Công tại điểm luyện công của các học viên Pháp Luân Công tại Ngọc Uyên Đàm. Tuy nhiên, sau đó đài lại phát đi những lời phỉ báng của nhà ngụy khoa học Hà Tộ Hưu, nói rằng Pháp Luân Công là mê tín phong kiến để lừa dối dân chúng. Sau khi chương trình được phát sóng, hàng trăm học viên Pháp Luân Công từ Bắc Kinh đến Hà Bắc đã gửi thư hoặc trực tiếp đến Đài Truyền hình Bắc Kinh để giảng chân tướng, chỉ ra nội dung của chương trình đó hoàn toàn sai sự thật. Ngày 2 tháng 6 năm 1998, sau khi Đài Truyền hình Bắc Kinh hiểu rõ tình huống, họ đã thừa nhận rằng chương trình về Pháp Luân Công lần trước là lần sai sót nghiêm trọng nhất kể từ khi thành lập đài và đã sa thải người phụ trách chương trình. Nhưng đến ngày 20 tháng 7 năm 1999, Trung Cộng bắt đầu công khai bức hại Pháp Luân Công, cơ quan ngôn luận của Trung Cộng lại bóc méo sự thật về sự kiện thỉnh nguyện tại Đài Truyền hình Bắc Kinh năm đó.

Năm 1998, số người luyện công tại điểm Tử Trúc Viện rất lớn, khoảng 8.000 người và chia ra hai điểm luyện công Mẫu Đơn Đình và Tây Nam Môn, với hàng chục nhóm học Pháp. Khi đó tôi là phụ đạo viên tại điểm luyện công Tử Trúc Viện, tại điểm luyện công Tây Nam Môn chỗ tôi có hơn 2.000 người.

Ngày 30 tháng 5 năm 1998, sau khi luyện công tập thể, các phụ đạo viên chúng tôi cùng nhau học Pháp từ 8 giờ đến 10 giờ sáng. Buổi học Pháp ngày hôm đó, chúng tôi thảo luận về sự phỉ báng của Đài Truyền hình Bắc Kinh. Mọi người đều cho rằng cần phải duy hộ Đại Pháp và sẽ đến Đài Truyền hình Bắc Kinh giảng chân tướng và một, hai ngày tới sẽ triển khai.

Đài Truyền hình Bắc Kinh năm ở phía bắc cầu Hoa Viên, cách điểm luyện công của chúng tôi khoảng hai, ba trạm xe buýt. Vì vậy, đồng tu nào có thể đi xe đạp thì đi xe đạp, không thể đi xe đạp thì đi xe buýt hoặc đi bộ tới đó. Nhóm học Pháp chúng tôi có chín người, ngoại trừ một đồng tu có chồng bị bệnh không thể tham gia, tám người còn lại đều đi cả. Các nhóm nhỏ khác có rất nhiều người không đi. Điều này chứng minh rằng Pháp Luân Công không có tổ chức, chúng tôi chỉ là muốn nói việc này với các đồng tu khác, còn đi hay không hoàn toàn do bản thân mỗi người tự quyết định, không hề có mệnh lệnh bắt buộc và biện pháp cưỡng chế nào cả. Nghe nói rằng cuối cùng chỉ có 700, 800 người đến Đài Truyền hình Bắc Kinh thỉnh nguyện, một con số rất nhỏ so với số lượng học viên ở các điểm luyện công bình thường ở Bắc Kinh (khi ấy chỉ riêng điểm luyện công ở Tử Trúc Viện đã có hơn 8.000 học viên Pháp Luân Công luyện công).

Ngày 31 tháng 5: Đài Truyền hình Bắc Kinh chật kín người thỉnh nguyện

Ngày 31 tháng 5 năm 1998, sau khi luyện công buổi sáng, tôi cùng một đồng tu lớn tuổi đạp xe đến Bắc Kinh. Chưa đến 8 giờ sáng chúng tôi đã tới nơi và có chưa tới 10 người ở đó. Phó trạm trưởng của điểm luyện công Tử Trúc Viện đã dặn các phụ đạo viên chúng tôi: “Cố gắng nói ít nhất có thể, giữ tâm an tịnh và bình hòa”. Ngoài 8 giờ, các nhân viên đài truyền hình đã đến và bắt đầu kê các bàn tròn lớn, khoảng 17, 18 bàn. Thấy họ ít người làm không xuể, nên tôi cùng một số đồng tu liền đến giúp họ kê bàn.

Các đệ tử Đại Pháp từ khắp nơi trên toàn quốc lần lượt đến, các ghế ở phía bắc đã kín chỗ, chốc chốc lại có phóng viên đi tới đi lui chụp hình. Vì tôi đến từ sớm nên ngồi ở bàn đầu phía Tây và ngồi ở đó một mạch cho đến cuối buổi sáng.

Người phụ trách tiếp đón bàn chúng tôi là một thanh niên trẻ tuổi cầm theo một chiếc máy ảnh. Chúng tôi tới chỗ cậu ấy hỏi: “Anh là phóng viên à? Anh xem Pháp Luân Công có chỗ nào không tốt? Rất nhiều người có được sức khỏe tốt nhờ luyện công, đây há chẳng phải đang tạo phúc cho bách tính sao?” Cậu ấy liên tục gật đầu bày tỏ sự đồng tình. Cậu ấy đứng từ đầu tới cuối, ngay cả khi chúng tôi đưa ghế cho cậu ấy thì cậu ấy cũng không ngồi xuống. Hơn mười người chúng tôi đứng thành một vòng tròn, mỗi người đều chia sẻ về sự thần kỳ và vẻ đẹp của Đại Pháp, nói về hành trình đắc Pháp của bản thân, sức khỏe trước và sau khi đắc Pháp, sự thăng hoa và tịnh hóa tâm linh, cho đến làm thế nào để chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt trong xã hội, gia đình và công việc. Cậu phóng viên trẻ đó vẫn luôn im lặng lắng nghe.

Người đầu tiên chia sẻ là một cụ bà, bà nói: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt, trước đây răng của tôi thường bị lung lay, vừa sưng vừa đau nên tôi không ăn được gì. Thế nhưng sau khi luyện công thì răng không còn bị lung lay và cũng không còn bị đau nữa“.

Người thứ hai là đồng tu đi cùng tôi, chị ấy ngồi cạnh tôi. Chị ấy tính tình ngay thẳng, thiện lương và là nghệ sĩ của đoàn văn công quân đội đã về hưu. Chị ấy từng mắc chứng ù tai suốt nhiều năm, nghe không rõ. Nhưng kỳ diệu thay, sau khi học Pháp luyện công, chị ấy đã khỏi một cách thần kỳ. Con cháu trong nhà và hàng xóm cũ đều hỏi chị ấy: “Chao ôi, chuyện gì thế này? Chúng cháu nói chuyện nhỏ như vậy mà bà có thể nghe rất rõ? Thật thần kỳ!” Chị ấy tự hào nói: “Là nhờ tôi luyện tốt Pháp Luân Công đó, hay là mọi người luyện cùng tôi đi!” Bà cụ cùng phòng bệnh với chị ấy bị mắc bệnh thận và đi tiểu thường xuyên, sau khi cùng chị ấy luyện công thì mọi chứng bệnh đều khỏi.

Còn có một bác sĩ họ Kỷ bị mắc sỏi thận nhiều năm. Sau khi tu Đại Pháp thân thể khỏe mạnh, tính tình cởi mở, hoàn toàn không uống dù chỉ một viên thuốc, mỗi ngày đều vui vẻ, đích thân được trải nghiệm được một cuộc sống hạnh phúc và tươi đẹp của toàn thân nhẹ nhàng vô bệnh.

Mỗi người đều chia sẻ câu chuyện của mình. Họ nói về việc bản thân chứng kiến sự mỹ hảo và thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho bản thân, đơn vị công tác và xã hội như thế nào. Người phóng viên kia đã nghe rất lâu, đợi tới khi mọi người trong bàn chia sẻ hết, cậu ấy lại đi sang bàn khác có nhiều người trẻ hơn để nghe tiếp.

Khoảng 11 giờ sáng, tôi và các đồng tu quen biết khác đã đạp xe về nhà để nấu ăn cho gia đình.

Ngày hôm sau, tức là ngày 1 tháng 6 năm 1998, sau khi luyện công buổi sáng, tôi mang đài dùng để nhạc luyện công về nhà rồi đạp xe đến Đài Truyền hình Bắc Kinh. Khoảng 8 giờ hơn, tôi thấy rất nhiều người từ khắp nơi tới đó và đông tới mức không thể vào trong được. Ngoài ra, ở hai bên bắc và nam đường cũng đều như vậy, quả thực là biển người. Lúc đó, giám đốc đài truyền hình cho biết: “Bên trong có quá nhiều người rồi nên không cho thêm ai vào nữa.”

Tôi liền đi qua đi lại để duy trì trật tự. Mọi người đều rất lo lắng muốn biết tình hình bên trong ra sao. Sau rồi các đồng tu bên ngoài đều tĩnh tâm lại, cùng các đồng tu xung quanh dù là quen hay không, chia sẻ học hỏi lẫn nhau. Bên cạnh tôi chốc chốc lại có người nói: “Rốt cuộc là xảy ra chuyện gì, Pháp Luân Công là công pháp tốt, thật sự trị được bệnh và tốt cho sức khỏe, còn dạy người ta làm người tốt, rất tốt mà! Xã hội lại sợ người tốt sao?” Trong dịp đặc biệt này, các đệ tử Đại Pháp ở các địa phương khác nhau đã có duyên tập trung tại một chỗ, giao lưu tâm tắc thể hội tu luyện, chẳng khác gì một lần Pháp hội thần thánh hiếm có. Chỉ có điều các nhân viên tổ chức của Đài Truyền hình Bắc Kinh không minh bạch chân tướng mà thôi.

Trên đường về, mọi người vừa đạp xe vừa cùng nhau thảo luận vì sao người của đài truyền hình không phân biệt đúng sai, đổi trắng thay đen, tạo và tung ra những tin đồn lớn như vậy về Đại Pháp? Phải làm rõ việc này, họ phải cho Đại Pháp và Sư phụ Đại Pháp một câu trả lời. Chúng tôi nhất định phải khiến họ thực sự nhận ra được sai lầm của bản thân, sửa chữa và đính chính lại toàn bộ, trả lại sự trong sạch cho Đại Pháp!

Nói về sự nhận thức của tôi về buổi thỉnh nguyện tại Đài Truyền hình Bắc Kinh khi ấy, vì tôi là một đệ tử lớn tuổi đã tu luyện nhiều năm, từng tham gia lớp giảng của Sư phụ, nên tôi không có chút nào tâm sợ hãi, rất thản nhiên và chỉ nghĩ: “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp, sinh mệnh của tôi là do Đại Pháp ban cho, Sư phụ đang bị oan. Là một đệ tử Đại Pháp thì trong thời khắc quan trọng này, tôi cần phải dũng cảm bước ra chứng thực Đại Pháp, duy hộ Đại Pháp và hồng dương Đại Pháp!”

Tôi là sinh mệnh hạnh phúc nhất trong vũ trụ này

Hơn một tháng sau, Sư phụ công bố hai bài kinh văn ‘Nhổ tận gốc’ và ‘Tồn tại vì ai’. Đọc kinh văn xong tôi càng hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa học Pháp, luyện công, tu luyện cá nhân của mỗi người với việc chứng thực Đại Pháp và duy hộ Đại Pháp.

Sau khi các đồng tu trong nhóm học Pháp của chúng tôi học kinh văn của Sư phụ, chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Khi ấy tôi ngộ rằng nội dung của hai bài kinh văn này là nhắm thẳng vào tình huống chứng thực Đại Pháp tại Đài Truyền hình Bắc Kinh. Tôi nói: “Mỗi đệ tử chân tu chúng ta đều nên suy nghĩ kỹ và đối chiếu cẩn thận với Đại Pháp để tìm ra gốc rễ của những suy nghĩ không phù hợp với Đại Pháp của bản thân. Là một đệ tử Đại Pháp với sứ mệnh trên vai, vậy mà có chuyện lại không dám xuất đầu lộ diện hay vẫn còn sợ hãi, thì hãy nhanh chóng buông bỏ những thứ của người [thường] đi!”

Một đồng tu lớn tuổi trong nhóm lên tiếng: “Đúng vậy đó! Đầu tiên cần phải thực sự vứt bỏ được nỗi sợ hãi trong tâm, nếu còn sợ thì các việc chứng thực Pháp đều không thể làm được”. Các đồng tu khác sôi nổi nói: “Cần phải chứng thực Đại Pháp, sau này có cơ hội như thế nữa thì mọi người chúng ta chắc chắn sẽ lại đi tiếp!”

Sang năm sau xảy ra sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa 25 tháng 4 của một vạn người ở Trung Nam Hải gây chấn động trong và ngoài nước. Khi đó, tất cả đệ tử Đại Pháp tham gia buổi thảo luận đều đi tới đường Phủ Hữu, người nào không có xe đạp thì đi bộ tới. Ai nấy đều buông phần người của mình xuống, bước về phía Thần, theo sát tiến trình Chính Pháp.

Tôi nghĩ là đệ tử Đại Pháp, mỗi đồng tu đều nên đi hồng dương Đại Pháp, chứng thực Đại Pháp và duy hộ Đại Pháp. Quyết định tham gia hay không tham gia sẽ tạo ra sức khác biệt rất lớn. Người nào không đi, chỉ vì lợi ích cá nhân của bản thân chứ không đột phá được sự cản trở mà không tham gia thì không thể thực sự lý giải được nội hàm sâu sắc của sự kiện này. Những người tham gia có Sư phụ luôn bảo hộ và gia trì trên suốt chặng đường, mỗi bước chân đều hết sức thiết thực, đi từng bước vững vàng kiên định tới hôm nay. Con xin cảm tạ Sư phụ đã ban cho con cơ hội được tham gia vào buổi thỉnh nguyện tại Đài Truyền hình Bắc Kinh năm 1998 để con được chứng thực và thấy vẻ đẹp và sự thần thánh của Pháp Luân Đại Pháp!

Tháng 7 năm 1999, sau khi tà ác bức hại Đại Pháp, tôi đã từng cùng đồng tu giăng biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trên quảng trường Thiên An Môn để chứng thực Đại Pháp. Trong làn sóng kiện Giang Trạch Dân hồi tháng 5 năm 2015, tôi và các đồng tu xung quanh nằm trong số những đệ tử Đại Pháp Bắc Kinh đầu tiên đệ đơn kiện. Dưới sự bảo hộ và gia trì của Sư phụ, cuộc bức hại không ảnh ưởng gì tới tôi và tôi một mạch kiên định tu luyện tới ngày hôm nay. Con xin tạ ơn Sư phụ!

Thường xuyên có người hỏi tôi: “Bà ơi, sao chỗ nào bà cũng dám đi thế? Sao mà bà không sợ gì cả vậy?” Tôi nói: “Tôi không sợ gì cả, vì tôi là sinh mệnh hạnh phúc nhất trong vũ trụ này, bởi tôi có Sư phụ và Đại Pháp.”

Bởi vì Sư phụ đã giảng:

“Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/30/478088.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/1/218829.html

Đăng ngày 26-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share