[MINH HUỆ 19-02-2008] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1988, coi mình là đệ tử Đại Pháp là vinh dự lớn nhất của tôi. Ngàn lần cảm ơn Sư Phụ và trang web Minghui.org (phiên bản Hoa ngữ của Minhhue.net) cho tôi cơ hội hôm nay để chia sẻ kinh nghiệm của mình với tất cả các bạn học viên.

Tu luyện vững chắc là tuân theo lời dạy của Sư Phụ

Học Pháp tốt, học ghi tâm, và thực hiện các yêu cầu của Pháp đối với chúng ta chính là tuân theo lời giảng của Sư Phụ. Sư Phụ muốn chúng ta học Pháp cùng nhau, như vậy chúng ta có một môi trường tốt để học Pháp cũng như cùng giúp nhau nâng cao tâm tính học viên. Tôi bắt đầu tổ chức một nhóm học Pháp tại nhà đã bốn năm qua. Tham dự nhóm có khoảng sáu đến mười hai người hoặc đôi khi nhiều hơn.

Sư Phụ yêu cầu chúng ta ghi nhớ Pháp. Tôi đã cố chấp trong vòng một năm và bây giờ, sau khi đã loại bỏ tất cả can nhiễu, tôi đã thu xếp để học thuộc Chuyển Pháp Luân, và tôi đã đọc thuộc được hai lần.

Tôi có sáng kiến điều phối việc phát hành tài liệu giảng sự thật của Đại Pháp cho sáu trung tâm trong ba năm qua. Trong giai đoạn này, tôi liên tục cảm nhận được sự hiện diện của Sư Phụ, sự từ bi và chăm sóc vĩ đại của Người. Tôi cũng chứng kiến nhiều biểu hiện kì diệu. Tôi luôn có một tâm trạng vui vẻ bất kì khi nào ra khỏi nhà làm công việc Đại Pháp và chẳng bận tâm bởi giờ giấc, bởi những khó khăn xung quanh, hoặc bởi cảnh sát tuần tra. Tôi chỉ tập trung vào những việc mình định làm.

Sư Phụ mong muốn có nhiều trung tâm phát hành tài liệu thông tin được thành lập ở khắp mọi nơi. Vậy nên, trong một năm, tôi dành thời gian cho việc học cách sắp xếp phân loại và biên soạn tài liệu Đại Pháp, và chia sẻ trách nhiệm xuất bản của “Minh Huệ tuần báo”.

Từ tất cả các hoạt động này, tôi học được rằng quá trình thực hiện công việc Đại Pháp cũng chính là quá trình tu luyện, một quá trình tôi luyện ý trí, nâng cao tâm tính chúng ta, giúp chúng ta vứt bỏ chấp trước, và cho phép chúng ta trưởng thành. Trên thực tế, chừng nào tôi còn tâm tu luyện, Sư Phụ sẽ thực hiện những an bài tốt nhất cho tôi. Ví dụ, mới đây, ngay khi tôi đang suy ngẫm tính toán về cách thành lập một trung tâm tài liệu tại gia, Minh Huệ Tuần Báo đã đăng một bài viết về cách gây dựng trung tâm. Và khi tôi đang tính toán cách mua sắm, một học viên ở trung tâm tài liệu địa phương phải chuyển đến một địa điểm khác, và không có ai ở địa phương coi sóc, thế là tôi được thừa hưởng một hệ thống đã được tạo dựng sẵn.

Gia trì Chính niệm, loại trừ sự Sợ hãi của chúng ta, và tạo lập Môi trường cho Tu luyện

Một trong năng lực ý niệm của người tu luyện là khả năng đưa ra chỉ lệnh trong không gian của bản thân cũng như tất cả các không gian tương ứng. Nếu chính niệm không đầy đủ, điều đó tương đương với sự thất bại của hệ thống chỉ lệnh. Kết quả là không tưởng tượng được. Cần phải nhớ rằng sức mạnh thần thông chỉ triển hiện qua chính niệm, trong khi “sợ hãi” chính là trở ngại chết người trong chính niệm. Nếu trở ngại này không vượt qua, sức mạnh thần thông của người ta sẽ bị hạn chế. Do vậy việc liên tục giữ vững chính niệm của chúng ta rất là trọng yếu.

Sau 20 Tháng Bảy 1999, chế độ cộng sản Trung Quốc đã lan truyền một chiến dịch đẫm máu triệt hạ các học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi phát một chính niệm mạnh mẽ: “Bất chấp, tôi không thể nào bị khống chế bởi những kẻ tàn ác. Chúng không xứng đáng chạm đến tôi.” Với một niệm này, tôi trải qua rất nhiều cuộc chạm trán gần kề, nhưng đều qua một cách vô sự. Một lần, tôi ra ngoài với một học viên khác để treo bích chương. Khi đang dính bích chương lên tường, một viên chức đột nhiên xuất hiện trước mặt tôi hỏi, “Cô đang treo bích chương gì vậy?” Không chút do dự, tôi bảo, “Bích chương kêu gọi công lí.” Nhân viên này không bắt tôi mà đến đọc bích chương. Tôi đạp xe rời đi.

Sợ hãi là một dạng vật chất tồn tại trong tâm trí con người. Chừng nào vật chất này còn tồn tại, con người còn cảm giác sợ hãi. Khi cuộc bức hại mới bắt đầu, chồng tôi không cho phép tôi học Pháp, và chỉ để tôi tập công. Từ đó, tôi phải đọc sách Pháp một cách bí mật. Tôi nghỉ hưu, còn ông ấy vẫn đi làm. Do vậy, mỗi ngày trước khi ông ấy về nhà, tôi liền dấu sách đi một cách nhanh chóng. Tập tành tu luyện kiểu này rất mệt mỏi. Sợ hãi thường trực trong tôi mỗi khi tôi bắt đầu đọc sách Đại Pháp. Sau đó, tôi học qua lời Sư Phụ giảng là ý niệm của một người tu luyện là rất quan trọng và có thể mang đến những kết quả khác nhau. Một ngày, sau khi chuẩn bị cơm và trong khi chờ chồng về, tôi ngồi xuống và bắt đầu đọc sách Pháp. Ông ấy về nhà và nhìn thấy tôi với quyển sách, “Tôi đã nói cô không được đọc sách này mà cô vẫn còn đọc nó. Tôi sẽ xé nát nó ra.” Tôi bình tĩnh đứng lên, nhìn vào mắt ông ấy và nói, “Nếu ông dám động vào sách của tôi, tôi sẽ chết trước mặt ông.”

Là một học viên Đại Pháp, tôi không nên nói những lời như vậy, nhưng thái độ kiên quyết của tôi đã khiến ông ấy sững sờ. Từ đó trở đi, tôi đọc sách Đại Pháp của mình một cách công khai. Chuyện xảy đến đã chỉ ra một vấn đề quan trọng. Chúng ta tạo nên môi trường tu luyện của mình. Chính niệm đóng một phần quan trọng trong mọi việc làm của tôi, dù đó là ở nhà hoặc cho gia đình. Vì chồng tôi không phải là học viên, mọi điều tôi làm tôi đều phải trải qua một quá trình – từ lúc phản đối đến cuối cùng chấp nhận. Trên thực tế, khi học viên Đại Pháp tinh tấn, các thành viên gia đình họ cũng nâng cao lên.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/19/172725.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/3/11/95236.html

Đăng ngày 19-03-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share