Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Malaysia

[MINH HUỆ 28-04-2024] Ngày 21 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã mít-tinh ôn hòa gần Lãnh sự quán Trung Quốc để tưởng niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4, đồng thời kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp và các học viên ở Trung Quốc. Buổi mít-tinh đã thu hút sự chú ý của người dân.

c0fbfdbbdec50e25ca493eaf4e9e2877.jpg 926a7edb61032fb3748d8246b7359f87.jpg 194c0013fa5a3ff5c653b302f3687b11.jpg

Các học viên tổ chức mít-tinh vào ngày 21 tháng 4 năm 2024 để kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

Các học viên trưng bày các biểu ngữ với những thông điệp như “Kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25-4”, “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, “Ủng hộ 4,29 triệu người thoái Đảng Cộng sản”, “Nói KHÔNG với sự xâm nhập của tư tưởng Cộng sản vào Malaysia”, “Trung Cộng không phải là Trung Quốc” v.v. Và đã thu hút sự chú ý của nhiều người qua đường.

Một đại diện học viên đã có bài phát biểu bằng tiếng Trung và tiếng Mã Lai, trong đó chỉ ra: “Thông qua sự kiện này, chúng tôi hy vọng rằng chính phủ, cảnh sát và người dân Malaysia thiện lương có thể minh bạch về cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp hiện vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc.“

“Chúng tôi hy vọng Liên hợp quốc (LHQ), chính phủ Malaysia, các chính quyền, các tổ chức phi chính phủ và tất cả người dân thiện lương trên khắp Malaysia có thể cùng nhau lên án những hành động vô nhân đạo của ĐCSTQ.”

“Mọi người đều có quyền tự do thực hành tín ngưỡng của mình. Những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc không nên bị ĐCSTQ bức hại và tra tấn đến chết chỉ vì kiên định tin vào Chân-Thiện-Nhẫn và Pháp Luân Đại Pháp, vốn đem lại lợi ích cả về tinh thần và thể chất. Vì không chịu từ bỏ tu luyện mà những học viên này đã phải chịu những bức hại vô nhân đạo ở Trung Quốc. Họ đang bị bắt, bị giam giữ phi pháp, bị đưa đến các trại lao động, bị kết án tù và phải chịu đủ loại hình thức tra tấn tàn bạo, thậm chí còn bị thu hoạch nội tạng trong khi vẫn còn sống. Đó là điều thế giới không thể nào chấp nhận.”

Các học viên đại diện đã gửi một lá thư đến Lãnh sự quán Trung Quốc và điều này đã thu hút sự chú ý của nhiều quan chức địa phương.

5d548168608f1145971def1d7a990350.jpg

Đại diện học viên Pháp Luân Đại Pháp gửi thư đến Lãnh sự quán Trung Quốc tại Malaysia

083d7e9ec578c5c025c9c3db334f034f.jpg

Các học viên gửi thư đến Lãnh sự quán Trung Quốc tại Malaysia, thu hút sự chú ý của các quan chức địa phương

Trong cuộc mít-tinh kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 năm nay, các học viên đã kêu gọi người dân từ tất cả các cộng đồng ở Malaysia nhìn rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ, đặc biệt là cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp, để mọi người có thể cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại.

Bối cảnh: Khái quát về Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, và đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên tụ họp bên ngoài trụ sở của một tòa soạn để trao đổi về những sai lệch trong một bài báo mới đăng nhằm công kích Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức về cuộc bắt giữ lan rộng, nhiều học viên hơn nữa đã tới hỏi thăm các cán bộ ở đây và được chỉ dẫn phải đến Bắc Kinh khiếu nại.

Hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự phát tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh theo chỉ dẫn của các quan chức Thiên Tân. Cuộc tụ họp này diễn ra hết sức ôn hòa và trật tự. Một số đại diện của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các cán bộ của ông. Chiều tối cùng ngày, các quan ngại của các học viên đã được giải đáp, những học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả, các học viên liền trở về nhà.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/28/475734.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/30/216808.html

Đăng ngày 04-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share