Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 05-02-2024] Lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mấy thập kỷ qua là một lịch sử đẫm máu với những thủ đoạn tàn bạo. Từ chiếm đoạt khu vực sản xuất tư nhân và tiêu diệt địa chủ trong Cải cách Ruộng đất (thập niên 1950), đàn áp giới trí thức trong Chiến dịch Chống Cánh hữu (cuối thập niên 1950), đến Cách mạng Văn hóa (1966-1976), Thảm sát Thiên An Môn (1989), cuộc Bức hại Pháp Luân Công (từ năm 1999 đến nay), và các đợt phong tỏa vì Covid-19 theo kiểu quân sự, đã gây ra vô vàn bi kịch và nước mắt.

Nhưng vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được thực trạng này, bởi họ đã bị ĐCSTQ tẩy não quá triệt để. Một số thanh niên thậm chí còn bênh vực cho các biện pháp hà khắc của chính quyền này. Những người này được gọi là “tiểu phấn hồng”, họ không biết ĐCSTQ, với bản chất tàn bạo, sớm muộn gì cũng sẽ diệt sạch tất cả mọi người – chỉ là vấn đề thời gian. Đọc những ví dụ về các học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi dưới đây có thể giúp họ hiểu ra sự thật.

Chiều ngày 3 tháng 7 năm 2020, cụ ông Tôn Cúc Như, 88 tuổi, ở thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang đang ở nhà thì có hai người tự xưng là cảnh sát xông vào và nói rằng họ đến để lấy mẫu máu của ông. Khi ông Tôn hỏi lấy máu để làm gì, một viên cảnh sát trơ tráo trả lời: “Để bổ sung dinh dưỡng cho ông.”

Từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, hệ thống hành pháp nước này đã bị lạm dụng để bức hại các học viên vô tội. Dưới đây là một số ví dụ nữa về những hành vi mang tính côn đồ như vậy của các viên chức ĐCSTQ đối với các học viên như ông Tôn, do trang web Minh Huệ tiếng Trung (Minghui.org) thu thập trong 5 năm qua.

(Tiếp theo Phần 1)

5. Cưỡng chế lấy máu và thí nghiệm trên người

Thị trưởng thị trấn: “Đó [lấy mẫu máu] là đặc quyền của bà đấy!”

Ngày 26 tháng 12 năm 2017, bà Cao Thiền Linh, ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, đã bị Tô Yến, thị trưởng thị trấn Tân Cao, quấy nhiễu. Trưởng thôn Lý Ngân và một người đàn ông không rõ danh tính cũng đi cùng Tô.

Tô cho biết họ đến để điều tra xóa đói giảm nghèo và yêu cầu lấy mẫu máu của bà Cao. Mặc dù bà Cao không chịu tuân theo nhưng ông này đã cưỡng chế lấy máu bà mà không qua quy trình khử trùng.

Tháng 1 năm 2018, bà Cao đã gọi điện cho Tô để hỏi về danh tính của người đàn ông đã lấy máu bà. Ban đầu, Tô nói đó là người ở đồn công an, sau đó lại nói rằng anh ta đến từ nơi khác. “Việc đó [cưỡng chế lấy mẫu máu] là đặc quyền dành cho bà”, Tô nói. “Đừng có kể với ai về chuyện này.”

Cán bộ bệnh viện nhà tù: “Đây là thí nghiệm trên người được cấp trên cho phép.”

Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại Nhà tù Vĩnh Xuyên ở thành phố Trùng Khánh đang bị cưỡng chế dùng thuốc. Thậm chí một số tù nhân cũng không được tha. Có tù nhân đã bị lác mắt, trông đờ đẫn; có người không thể trở mình nếu không có người giúp.

Một cán bộ của bệnh viện nhà tù cho biết: “Đây là thí nghiệm trên người được cấp trên cho phép.”

6. Vi phạm trắng trợn thủ tục tố tụng và xâm phạm quyền tự do cá nhân

Cảnh sát: “Tôi muốn vu oan hãm hại ông ấy đấy!”

Ông Hoàng Thịnh Vĩ, ở thành phố Sán Vĩ, tỉnh Quảng Đông, bị bắt tại nhà vào ngày 9 tháng 4 năm 2020. Sau đó ông bị kết án 5 năm tù. Khi vợ ông tìm cách đòi công lý cho ông, ngày 21 tháng 4 năm 2020, Chung Vĩ Thành của Sở Cảnh sát Thành phố Sán Vĩ bảo cô: “Tôi muốn vu oan hãm hại ông ấy đấy.”

Cảnh sát: “Tôi phải lấy số tiền này.”

Ông Cổ Trung Dân, 59 tuổi và vợ là bà Trương Ngọc Bình, 62 tuổi, ở huyện Khởi, tỉnh Hà Nam, bị bắt tại nhà vào ngày 16 tháng 8 năm 2019. Cảnh sát đã lấy đi hơn 40.000 Nhân dân tệ tiền mặt tìm thấy tại nhà của vợ chồng họ, mà đó là tiền bán ngô và tỏi, tiền học phí cho con trai mà vợ chồng họ dành dụm được và tiền tiết kiệm của con gái.

Theo một người hàng xóm chứng kiến việc này, một cảnh sát đã mang theo một chiếc túi đựng tiền. Bà Trương yêu cầu được trả lại số tiền đó, nhưng cảnh sát nói: “Tôi phải lấy số tiền này.”

Cảnh sát: “Xem ti vi là chống lại ĐCSTQ.”

Bà Phan Thiên Bình, 64 tuổi, cư dân ở huyện Hoàng Xuyên, tỉnh Hà Nam, bị Tôn Diên Toàn, Giám đốc Sở Cảnh sát Long Cổ và một cảnh sát khác sách nhiễu tại nhà vào ngày 19 tháng 2 năm 2022. Khi họ phát hiện ra bà đang xem Đài Truyền hình NTD, một đài truyền hình có trụ sở tại New York đưa tin không bị kiểm duyệt về Trung Quốc, họ nói bà xem những chương trình như vậy là chống lại ĐCSTQ. Họ đốt hộp điều khiển và đập nát chảo thu tín hiệu vệ tinh.

Cảnh sát: “Mấy hôm nay đang có hội nghị trung ương ĐCSTQ, ông không được tự tiện đi lại”

Ông Lôi Chính Hạ là giáo viên đã nghỉ hưu ở quận Sa Bình Bá, Trùng Khánh. Vợ chồng ông bị bắt tại ga tàu vào ngày 17 tháng 3 năm 2018, khi đang trên đường đi thăm con gái.

Một cảnh sát ở Đồn Công an Tân Kiều nói: “Mấy hôm nay đang có hội nghị trung ương ĐCSTQ, ông không được tự tiện đi lại.” Sau đó, hai ông bà bị đưa vào một trung tâm tẩy não.

Thẩm phán: “Ủy ban Chính trị và Pháp luật quyết định thế rồi.”

Ông Hàn Kiện Bình ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã bị bắt trong một cuộc truy quét của cảnh sát vào ngày 15 tháng 8 năm 2019. Gia đình ông đã thuê luật sư cho ông, nhưng chính quyền địa phương đã cấm luật sư đại diện cho ông. Khi luật sư nêu lên quan ngại với thẩm phán Thôi Nhân, thẩm phán nói: “Chính Ủy ban Chính trị và Pháp luật [một cơ quan ngoài tư pháp chuyên trách giám sát cuộc bức hại] quyết định thế rồi.” Thôi cũng nói: “Nếu ông cho rằng tôi đã vi phạm pháp luật thì ông thích nộp đơn khiếu nại tôi ở đâu thì nộp.”

Cảnh sát: “Tôi bảo cô là tội phạm thì bà là tội phạm.”

Cô Trần Cẩm Khanh là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Cô bị cảnh sát từ Đồn Công an Thiên Hà và Đồn Công An Hình Hoa bắt giữ vào ngày 24 tháng 2 năm 2023. Trong quá trình thẩm vấn, một cảnh sát đã nói với cô: “Tôi bảo cô là tội phạm thì cô là tội phạm.”

Cảnh sát: “Tôi không có lệnh khám xét đấy. Cô kiện tôi đi!“

Bà Mạnh Khôn Anh và ông Vương Tuấn Đình, ở huyện Bác Dã, tỉnh Hà Bắc, bị cảnh sát mặc thường phục Ngô Soái và những người khác từ Đồn Công an Lưu Sương bắt giữ vào ngày 1 tháng 11 năm 2021, khi họ đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Vì bà Mạnh từ chối làm xét nghiệm COVID-19 hay để cảnh sát lấy dấu vân tay của mình, Ngô rất tức giận và nói: “Cho bà ăn tát bây giờ! Cho bà ăn đá bây giờ!

Khi Ngô đang lục soát nhà bà Mạnh, con dâu của bà hỏi anh ta có lệnh khám xét hợp pháp không. Anh ta nói: “Tôi không có lệnh khám xét đấy. Thì sao? Cô kiện tôi đi!”

Giảng viên chính trị nhà tù: “Tôi là lưu manh, cần gì phải sợ ai!”

Khi ông Tôn Triệu Hải đang thụ án tại Nhà tù Lan Châu ở tỉnh Cam Túc vì tu luyện Pháp Luân Công, thì Trượng, giảng viên chính trị của Đội 1, không cho ông sử dụng nhà vệ sinh. Một ngày cuối tháng 12 năm 2019, Trượng đã quát ông Tôn trước mặt hơn 300 tù nhân: “Tôi là lưu manh, cần gì phải sợ ai!”

Thẩm phán: “Tội phạm giết người có thể biện hộ, còn Pháp Luân Công thì không!”

Ngày 9 tháng 4 năm 2021, 8 học viên Pháp Luân Công phải ra hầu tòa tại Tòa án Đức Huệ ở tỉnh Cát Lâm. Họ là bà Cao Hiểu Kỳ, bà Triệu Tú Lan, bà Tôn Phượng Tiên, bà Thái Ngọc Anh, ông Trương Kính Nguyên, bà Ô Giảo Như, Bà Tôn Tú Anh và ông Thiện Vị Hòa.

Vì tòa án cấm luật sư của họ xuất hiện tại tòa để biện hộ cho họ nên gia đình họ đã tranh luận với thẩm phán Vương Vinh Phú. Vương nói với họ: “Tôi đã hỏi cấp trên rồi, chính là như thế đấy.“

Vương nói tiếp: “Đừng có nói hợp pháp hay bất hợp pháp gì với tôi. Là như thế đấy. Pháp Luân Công là trường hợp đặc biệt. Tội phạm giết người có thể biện hộ, còn Pháp Luân Công thì không!”

7. Dùng ngôn luận lưu manh để thao khống người nhà học viên

Lương Ngọc Phong, Cục trưởng Cục An ninh Nội địa Trác Châu ở thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, đã đến nhà bà Tào Hiểu Mai để quấy rối bà vào ngày 14 tháng 9 năm 2021. Mặc dù không có ai ở nhà nhưng các quan chức vẫn lục soát nhà bà.

Khi họ đang lục soát, con trai và con dâu của bà Tào đã trở về nhà. Cảnh sát bắt họ phải ký các biên bản và đe dọa rằng nếu họ từ chối ký, họ sẽ không bao giờ gặp lại bà Tào. Lương còn ép hai vợ chồng họ đi tìm mẹ và ra lệnh cho họ đến sở cảnh sát để lấy lời khai.

“Chúng tôi sẽ quấy nhiễu mẹ cô hàng ngày. Bà ấy có chết thì cũng là lỗi tại cô.”

Bà Khấu Huệ Bình là nhân viên đã nghỉ hưu của Tổng công ty Vận tải Đường sắt Lan Châu ở tỉnh Cam Túc. Ngày 20 tháng 8 năm 2021, sau khi các viên chức của ĐCSTQ đến quấy nhiễu mẹ cô, họ đã cho cô xem một đoạn video cho thấy mẹ cô vô cùng sợ hãi và đau đớn khi bị quấy nhiễu.

“Chúng tôi sẽ quấy rối mẹ cô hàng ngày”, một người nói. “Bà ấy già rồi. Bà ấy có chết thì cũng là lỗi tại cô.“

“Không tìm thấy cô ta thì chúng tôi sẽ bắt giữ chồng cô ta.”

Ngày 14 tháng 2 năm 2022, các quan chức từ Sở Công an An Quốc và Đồn Công an Tây Phật Lạc ở thành phố An Quốc, tỉnh Hà Bắc đã đến chỗ cô Vương Ái Trân để quấy nhiễu cô. Vì cô Vương không có nhà nên cảnh sát đã đưa chồng cô đến Sở Công an An Quốc. Ngày hôm sau, họ đến nhà bố mẹ cô để tìm cô. Một người nói: “Không tìm thấy cô ta thì chúng tôi sẽ bắt giữ chồng cô ta.”

Cán bộ: “Phải khiến bà ta tan cửa nát nhà!”

Bà Cổ Quỳnh Anh, ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, bị Hồ Học Thành, cán bộ ủy ban khu phố, và bảy cán bộ khác bắt giữ vào sáng ngày 5 tháng 7 năm 2022. Đồ đạc cá nhân của bà bị tịch thu.

Một cán bộ nữ nói: “Phải xử Cổ Quỳnh Anh 5 năm tù, bức tử người nhà bà ta, phạt con gái của bà ta 7.000 Nhân dân tệ, phải khiến bà ta tan cửa nát nhà.”

Đặc vụ Phòng 610: “Không cho con trai thi đại học, có thi đỗ cũng không được đi học”

Một số đặc vụ từ Phòng 610 Quận Ôn Giang ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã sách nhiễu hai học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Hòa Thịnh vào ngày 13 và 14 tháng 10 năm 2021. Các quan chức của Phòng 610 Hòa Thịnh và Bí thư Đảng ủy thôn cũng có mặt.

Trước cuộc sách nhiễu, các cán bộ này đã gọi điện cho con trai và con dâu của hai học viên này, dọa rằng vì cha mẹ họ tu luyện Pháp Luân Công nên con cháu của họ sẽ không được thi đại học, có thi đỗ cũng không được đi học. Họ lừa dối các học viên bằng những tuyên truyền phỉ báng và nắm lấy tay họ để lấy dấu vân tay.

Cảnh sát: “Khi nào con trai cô đủ 18 tuổi, tôi sẽ bắt nó!”

Sau khi anh Đinh Quốc Thần bị bắt ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ngày 10 tháng 9 năm 2019, vợ anh là cô Diêm Thanh Hoa đã đến Sở Công an Tiên Tân để yêu cầu thả anh.

Khi cô Diêm nói rằng các học viên Pháp Luân Công vô tội, một cảnh sát họ Lý đã túm tóc cô và đẩy cô đi. Lý nói: “Cô cứ đến một lần, tôi sẽ ghi cô một lần, khi nào con trai cô đủ 18 tuổi, tôi sẽ bắt nó!” Về đến nhà, cô Diêm phát hiện tóc của cô đã bị viên cảnh sát kia giật ra từng đám từng đám.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/5/471836.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/7/214618.html

Đăng ngày 27-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share