Bài viết của Thanh Liên, đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 19-05-2023] Trong kỳ nghỉ hè, hai cháu ngoại đến ở với tôi một tuần, cháu gái tên Du Du, cháu trai là Cát Cát. Một hôm vào bữa trưa, Cát Cát cứ nằng nặc đòi ngồi trên ghế sô pha ở gần bàn ăn để ăn, tôi sợ cháu làm đổ đồ ăn ra sô pha và sàn nhà nên nhất định bảo cháu phải ngồi trên ghế ăn, cháu vẫn khóc lóc nằng nặc đòi ăn trên sô pha. Không tài nào bảo được cháu, không còn cách nào khác, tôi bèn đi vào phòng ngủ và hướng nội, tự hỏi bản thân có điều gì không phù hợp với Đại Pháp? Sau một hồi, các chữ xuất hiện trong đầu tôi: khăng khăng theo ý mình. Tôi lập tức nói: thanh trừ tâm khăng khăng theo ý bản thân. Vừa dứt lời, Du Du đã gọi to: “Bà ngoại ơi, Cát Cát đang ngồi trên ghế đẩu đợi ăn cơm rồi ạ.” Tôi ra bàn ăn và thấy Cát Cát vừa nãy còn cắm đầu chổng mông trên sô pha mà giờ đã ngồi trên ghế chờ ăn. Hướng nội thật quá thần kỳ, một đứa trẻ vừa rồi còn khó bảo mà trong nháy mắt đã biết nghe lời.

Một hôm cũng vào giờ ăn trưa, tôi bảo hai cháu đi rửa tay, tôi gọi mấy lần thì Du Du mới đi rửa tay và ngồi vào bàn, còn Cát Cát vẫn ngồi dưới sàn thong thả tháo giày, tôi nói: Tại sao cháu không ra rửa tay? Cát Cát ấm ức chạy vào phòng ngủ nằm vật xuống giường và nói: “Bà phải nhận lỗi, bà phải nói xin lỗi con!” Cháu nói câu này đến hai lần. Tôi không biết mình đã gây ra điều gì cho cháu, lúc này tôi chợt nhớ đến lời Sư phụ giảng:

“… lùi một bước biển rộng trời cao, đảm bảo sẽ là một cảnh tượng khác.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Vậy là, tôi nói với Cát Cát: “Bà xin lỗi”, và ngay lập tức cháu đã ra bàn ăn, như thể cháu chỉ chực chờ câu nói này, nhưng tôi thấy lời xin lỗi đó có chút sáo rỗng, chỉ mang tính ứng phó chứ không tình nguyện. Về sau, tôi hỏi Cát Cát: “Bà ngoại đã làm gì sai để phải xin lỗi con?” Cháu nói: “Bà hiểu lầm con. Con đang tháo giày để rửa tay, nhưng bà lại nói con không rửa.”

Tôi tự hỏi: Tại sao mình lại hiểu lầm bọn trẻ? Bởi vì Cát Lát bình thường rất nghịch ngợm, thường làm ra một số việc không ngờ tới, ví như cháu làm hỏng cây bút tôi mới mua với giá 20 nhân dân tệ, bỏ những viên ngọc trai nhỏ vào rãnh cửa trượt khiến cửa không đẩy được. Còn có lần cháu bỏ một vật quan trọng gì đó vào khe cửa trượt. Những việc đó khiến tôi lo lắng và căng thẳng. Việc Cát Cát không nghe lời khiến tôi hao tâm tổn sức. Cát Cát luôn làm tôi lo lắng, trong tư tưởng có ấn tượng không tốt về cháu, tôi gắp thức ăn cho cháu cũng gắp miếng nhỏ, món nào ngon cũng chỉ lấy cho cháu một chút. Khi gọi điện thoại, tôi toàn hỏi Du Du mà không hỏi Cát Cát, tôi đối xử thiên vị, đào sâu hơn thì là tâm trả thù. Tôi vô cùng hổ thẹn, sao tôi lại so đo với một đứa trẻ lên sáu như vậy được. Đó mà được gọi là người tốt sao? Tôi tu tới tu lui mà lại tu đến thế này sao, tôi thực sự có lỗi với Cát Cát.

Lúc này tôi mới nghĩ đến tất cả những điểm tốt của Cát Cát. Một lần, Cát Cát theo tôi đi phát tờ rơi, thấy đã ba giờ chiều, đúng lúc trời rất nóng, tôi có chút sợ nóng không muốn đi, nhưng Cát Cát nhất định muốn đi, vậy là bà cháu tôi cứ đi thôi. Trên đường đi, Cát Cát gần như là vừa đi vừa chạy để phát hết tờ rơi. Còn có một lần khác, Cát Cát cũng chạy từ tầng một đến tầng tám và phát hết các tờ rơi.

Dùng tư duy phụ diện phán xét người khác thực sự là vừa hại mình vừa hại người. Mỗi lần bảo hai cháu đi rửa tay ăn cơm, tôi phải tốn rất nhiều công sức, nói lời nặng nhẹ chúng vẫn không làm theo, nên tôi đành ráng nhẫn. Đến bây giờ tôi mới minh bạch rằng trước đó mình đã có những niệm đầu bất hảo nên điều này mới liên tục tái diễn, tôi còn cho rằng đó là lỗi của bọn trẻ, và hệ quả có thể thấy là, bọn trẻ còn ra sức đùa nghịch hơn, lời tôi nói như nước đổ lá khoai, bọn chúng căn bản không hề để ý. Đó chính là do quan niệm bất thiện của tôi với chúng tạo thành. Sau khi hiểu rõ điều này, tôi bèn thử nghiệm, trước khi bảo bọn trẻ rửa tay, tôi nghĩ: bọn trẻ sẽ nghe lời, chúng là sinh mệnh muốn đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn. Rồi tôi thiện ý bảo bọn trẻ, và kết quả là chỉ cần bảo một lần, hai cháu đều nghe lời và đi rửa tay, chúng còn rửa tay bằng nước rửa tay, bảo là rửa vậy mới sạch, đó là điều chưa từng xảy ra trước đây.

Tôi phát hiện ra rằng những điều không vừa ý trong cuộc sống đều là do tâm bất chính của mình gây ra. Tôi nhớ rằng vào bữa trưa ngày đầu tiên khi hai đứa trẻ mới đến, chuẩn bị ăn cơm thì Du Du lại muốn ăn kem, tôi lập tức nói: “Không nên ăn đồ lạnh trước khi ăn cơm, lạnh nóng xung nhau sẽ sinh bệnh.“ Nhưng Du Du nhất quyết đòi ăn, nên tôi lùi lại một bước và nói: Vậy thế này đi, ăn cơm xong chờ một lát rồi con ăn nhé. Du Du vẫn khóc lóc không chịu. Tôi hết cách đành quay trở lại phòng ngủ, muốn bình tâm lại, tôi liền mở Phát thanh Minh Huệ lên và câu đầu tiên tôi nghe được là “khăng khăng theo ý mình”, đó có phải là điểm hóa cho tôi không? Tôi lại nghĩ, Sư phụ đã giảng:

“Chư vị quản con cái là việc chính đáng.” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Trịnh Châu – Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Tôi quản cháu cũng không sai mà, tôi có trách nhiệm đối với chế độ ăn uống và sinh hoạt của các cháu cũng không sai, chứ các cháu ở nhà tôi mấy ngày mà phát bệnh thì tôi phải làm sao, tôi giữ cho các cháu mạnh khỏe rồi giao lại cho mẹ chúng là việc thường tình mà. Ài, cả một đống suy nghĩ, nghĩ thế nào thì đều là mình đúng, người tu luyện cần nhìn nhận vấn đề từ cơ điểm tu luyện, xem bản thân rốt cuộc có chỗ nào không phù hợp với Đại Pháp hay không.

Sau khi hướng nội tìm, tôi minh bạch được rằng hóa ra những điều tôi khăng khăng không phải là tiêu chuẩn của Đại Pháp, mà là quan niệm hình thành nơi con người, chẳng hạn như “nếu ăn đồ lạnh trước bữa ăn sẽ sinh bệnh”. Kỳ thực, con người có mắc bệnh hay không là do nghiệp lực tạo thành, nếu không có nghiệp lực thì ăn lạnh một chút, ăn nóng một chút đều không thành vấn đề. Người nhặt rác cả ngày không rửa tay, bẩn như thế nhưng sao họ không mắc bệnh, bởi vì người đó không có cái nghiệp lực kia. Còn có người cứ luôn nói phải giữ vệ sinh, chú ý ăn uống dinh dưỡng, nhưng vẫn thường xuyên mắc bệnh nặng, đó là do nghiệp lực gây ra.

Sau khi hiểu ra điều này, tôi đã loại bỏ quan niệm không nên ăn kem trước bữa ăn, hôm đó cho các cháu đã ăn kem trước rồi mới ăn cơm, ăn xong cũng không sao, lập tức lại chạy tới chạy lui trong phòng. Tôi lại hô hào các cháu: “Vừa ăn cơm xong không được chạy quanh như thế, không được vận động mạnh!” Bọn trẻ dường như không nghe thấy, lại tiếp tục chơi đùa đuổi bắt nhau, căn bản chúng không có những quan niệm kia.

Ngoài ra, tôi còn nhận ra rằng tôi sợ các cháu bị ốm, sợ con gái trách, sợ mình không làm tròn nhiệm vụ, đó đều là tâm sợ. Con người sống vì sao lại khổ và mệt, chính là vì không buông được những tâm kia, lo lắng điều này, bận lòng điều kia, dù là đối với bản thân hay người nhà, tâm quá nặng thì là đã mê trong người thường rồi.

Các đệ tử Đại Pháp cần chứng thực Đại Pháp, cứu độ chúng sinh, quyết không thể bị quan niệm người thường và những tư tưởng bất hảo khống chế.

Con xin cảm tạ Sư phụ!

Hợp thập!

(Phụ trách biên tập: Văn Khiêm)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/19/460966.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/3/210614.html

Đăng ngày 12-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share